Kẻ nào gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945?

27 Tháng Năm 20188:42 CH(Xem: 17680)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH NHÂN VĂN - THỨ HAI 28 MAY 2018


Kẻ nào gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945?


Nhiếp ảnh gia Võ An Ninh và những hình ảnh thảm khốc nạn đói 1945


27/5/2108


Những thân hình tiều tụy, những nạn nhân khắc khoải, mỏi mòn chờ chết, những thảm cảnh thây người chất đống trong nạn đói 1945 được nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Võ An Ninh để lại lịch sử.


image024


Không có gì để ăn khiến người già trẻ em, thậm chí thanh niên trai tráng cũng trở nên tiều tụy. Trong ảnh trái, là một thiếu phụ với thân hình da bọc xương trong hàng ngàn thiếu phụ hiện ra khắp nơi năm 1945. Ảnh phải được nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp tại Thái Bình, khi ông tới thì cả cha mẹ của ba anh em đã chết đói.


image025


Trên vỉa hè Nhà thờ Tin Lành phố Hà Trung, Hà Nội, một xác thiếu phụ đêm trước còn thoi thóp.


image026


Quá đói, quá mệt, không đứng nổi... Ngồi chờ tiếp tế.


image027


Những em nhỏ đói, không biết cha mẹ còn hay đã chết.


image028


Đoàn người đói, còn chút sức lực, còn đi được thì nối nhau đổ về trại Giáp Bát và nhà tế bần Sinh Từ.


image029


Những nạn nhân đói gặp gì ăn nấy. Sự khủng khiếp của cái đói nằm ở sự dày vò dai dẳng, đày đọa con người ngày này qua ngày khác. Hình ảnh được chụp tại Nam Định năm 1945.


image030


Khi xin được ít cháo, hai em bé đổ cháo vào miệng bố, nhưng cháo chảy ra ngoài, vì hàm răng đã cứng lại. Ảnh chụp tại Phủ Lý, Hà Nam.


image031


Khi nạn đói lên đến đỉnh điểm vào đầu mùa hè năm 1945, người chết la liệt, không phân biệt được nam nữ, già trẻ, các tình nguyện viên nhặt xác đến một chỗ để chờ xe mang đi chôn.


image032


Xác chết được chất lên xe bò chở đi chôn.


image033


Quá đói, đồng bào cướp xe gạo do Nhật áp tải.


image034


Trong lúc nạn đói hoành hành, với tinh thần tương thân tương ái, nhiều người tham gia từ thiện. Người có gia sản thì tổ chức những điểm cứu đói, nhiều người tham gia đi thu gom xác đưa đi chôn cất. Trong ảnh là một người làm từ thiện đang rửa xương của những nạn nhân chết đói.


image035


Xương của các nạn nhân chết đói.


image036


Những người chết đói ở trại Giáp Bát, tới năm 1950 được cải táng đem về nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội. Các loại xương được phân loại sắp xếp trong bể chứa.


image037


Nhiếp ảnh gia Võ An Ninh bên đài tưởng niệm các nạn nhân chết đói năm 1945.


Loạt ảnh này từng ra mắt độc giả trong nhiều cuộc triển lãm, trên sách báo, truyền hình. Trong cuốn Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - những chứng tích lịch sử (GS Văn Tạo - GS Furuta Moto chủ biên) đưa lại một phần những bức ảnh này, như tư liệu bổ sung cho các nghiên cứu trong sách. 


Ảnh tư liệu của Võ An Ninh
06 Tháng Tám 2015(Xem: 24736)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 16315)
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 15666)
12 Tháng Hai 2015(Xem: 12197)
Hoa bàng vuông Trường Sa khoe sắc. Ai đã từng đặt chân đến quần đảo Trường Sa, chắc hẳn khó có thể quên được loài cây biểu tượng của quần đảo này – cây bàng vuông. Hoa bàng vuông khoe sắc kiêu sa dù điều kiện sống có khắc nghiệt như thế nào đi nữa.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 13280)
TTO - “Không có từ ngữ nào có thể tả hết được vẻ đẹp của Sơn Đoòng.” Đó là câu nói mà hầu hết những ai được khám phá nơi này đều thốt ra khi kết thúc chuyến đi khám phá hang động này.