Núi lửa Bali-Indonesia nhả khói cao 4 km, 100.000 người phải di tản

28 Tháng Mười Một 20175:56 CH(Xem: 7615)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH DU LỊCH  - THỨ  TƯ  29  NOV  2017


Núi lửa Bali nhả khói cao 4 km, 100.000 người phải di tản


27/11/2017


Chính quyền Bali, Indonesia, đã ban hành cảnh báo cao nhất, mở rộng phạm vi sơ tán khiến 100.000 cư dân có thể phải rời bỏ nhà cửa và hàng trăm chuyến bay bị hủy vì núi lửa Agung.


Núi lửa ở Bali phun cột khói cao 4.000 m Núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào những cột khói cao tới 4.000 m, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và khiến hàng loạt chuyến bay bị hủy.


image026image027


Khoảng 40.000 người đã phải sơ tán sau khi núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào cuối tuần qua. Tuy nhiên, chính quyền Bali ngày 27/11 cho biết số người sơ tán có thể lên đến 100.000 sau khi cảnh báo thảm họa được nâng lên mức cao nhất.


image025


Cột khói dày màu xám trên miệng ngọn núi lửa giờ đã cao 3-4 km, khiến nhiều chuyến bay đi và đến Bali bị hủy. Theo Reuters, sân bay I Gusti Ngurah Rai  ở Bali đóng cửa trong 24 giờ bắt đầu từ sáng 27/11, ảnh hưởng đến 445 chuyến bay và khoảng 59.000 hành khách.


image028


Đây là lần thứ hai núi lửa Agung "bừng tỉnh" trong vòng một tuần. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng phun trào nước ngầm, gây ra bởi sự nóng lên và giãn nở của mạch nước ngầm.


Đến sáng 27/11, những dòng dung nham (lava) lạnh xuất hiện, giống như dòng bùn. Đây thường là dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện của dòng dung nham màu cam đỏ thường thấy trong các đợt phun trào núi lửa.


image029


"Tôi rất lo lắng vì bỏ lại ngôi nhà mà đi, tôi cũng lo cho gia đình mình", anh Putu Suyasa, một nông dân 36 tuổi, nói với AFP. "Ngọn núi lửa phun khói dày hơn trước kia".


image030


Những trại sơ tán dã chiến cũng được dựng lên từ hôm 24/11 giữa nỗi lo sợ núi lửa Agung phun trào lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua.


image031


Chính quyền đã mở rộng phạm vi sơ tán lên mức 10 km xung quanh núi lửa Agung và yêu cầu người dân sống bán kính này di dời ngay lập tức. Trong hình là khung cảnh tại một trung tâm sơ tán trên đảo Bali. 


image032image033


Hàng chục người dân theo đạo Hindu ở làng Muting trên đảo Bali đã tổ chức cầu nguyện vào hôm 26/11, hy vọng núi lửa không phun trào.


image034


Indonesia là khu vực núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái đất. Đảo quốc với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xuyên va vào nhau gây ra các hoạt động địa chấn và núi lửa.


Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa Agung diễn ra vào năm 1963, khiến khoảng 1.600 người thiệt mạng. Các chuyên gia dự báo nguy cơ lần này nhỏ hơn vì "năng lượng ở khối magma của núi Agung không lớn" và cột tro chỉ cao gần bằng 1/4 so với mức 20 km năm 1963.


image035


Hồi năm ngoái, 7 người thiệt mạng sau khi núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra phun trào. Năm 2014, núi lửa này cũng từng phun trào làm 16 người thiệt mạng.


Sức tàn phá thảm khốc của núi lửa ở 'thiên đường du lịch' Bali Là núi lửa dạng tầng với các lớp đá, nham thạch và khí ga chồng lên nhau, núi lửa Agung ở đảo Bali của Indonesia có thể gây ra thảm họa kinh hoàng.


Bali:


image036


Bali là tên một hòn đảo và một tỉnh của Indonesia. Tỉnh này bao gồm đảo chính Bali và một vài đảo nhỏ lân cận. Bali toạ lạc tại cực tây của quần đảo Sunda nhỏ, nằm giữa Java phía tây và Lombok ở phía đông. Thủ phủ Bali là Denpasar, nằm ở miền nam đảo Bali.


Bạn có biết: Bali là một điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới. Kinh doanh liên quan đến du lịch chiếm 80% nền kinh tế nơi đây. TripAdvisor đánh giá hòn đảo này là điểm đến hàng đầu thế giới trong hạng mục giải thưởng Traveler.


  • Quốc gia: Indonesia
  • Diện tích: 5,780 km2
  • Dân số: 4,225,384

Đông Phong


Ảnh: AFP/Getty
11 Tháng Mười 2019(Xem: 5635)
09 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7189)