Viếng lăng Tháp Chàm Pô Klông Garai Phan Rang

11 Tháng Chín 201611:57 CH(Xem: 11769)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM 15 SEP 2016


image101


Viếng lăng Tháp Chàm Pô Klông Garai Phan Rang


Theo wikipedia: Po Klong Garai[1] (1151 - 1205) là lãnh tụ của tiểu quốc Panduranga trong hơn 50 năm. Ông đã lãnh đạo người Chăm đương cự thành công ách đô hộ của triều đình Angkor, bình định xứ sở và phát triển nông nghiệp, được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.


Vua Klong Garai được thờ tự tại Tháp Po Klong Garai (1151-1250.


Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật dân tộc Chăm.


Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 5 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.


Là công trình kiến trúc tâm linh tôn giáo chính trị cổ xưa nhất của người Chăm, tháp được xây dựng bằng gạch Chăm một loại gạch xây không cần đến xi măng, khi thắm nước áp sát vào nhau để một thời gian sẽ tự kết dính đến giờ loại gạch này vẫn là một điều huyền bí của người Chăm, bên cạnh đó có nhiều họa tiết điêu khắc vô cùng độc đáo mang nhiều ý nghĩa tượng hình khác nhau.


Thế nhưng Tháp Chàm không chỉ dừng lại ở góc độ nghệ thuật hay kiến trúc, mà nó còn phảng phất hồn lịch sử sống - chết, chiến đấu và ngoại giao của dân tộc Chăm với Vương quốc Đại Việt.


Giới nghiên cứu cho rằng hệ thống tháp Chàm kéo dài từ Mỹ Sơn Quảng Ngãi đến tận Phan Thiết là thủ đô cuối cùng của Vương quốc Chăm, là chuỗi pháo đài dựng trên các ngọn đồi có vị trí chiến lược nhằm quan sát bốn phương.


(Xem thêm: Thánh địa Mỹ Sơn tác giả Thùy Lê  ở mục Tác Gỉa & Tác Phẩm)


image102

Mão vàng của vua Klong Garai.


Theo wikipedia: Chế Mân (chữ Hán: 制旻), hay Jaya Simhavarman III, là vị vua thứ 34 của vương quốc Chiêm Thành (tức là vua thứ 12 của Triều đại thứ 11) vào thế kỷ 14. Trị vì từ năm 1288 đến năm 1307.


Trước đó, ông là thái tử với hiệu Bổ Đích tức Sri Harijit Po Devada Svor, là con của vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi. Ông vốn có tài thao lược, vào năm 1282, khi Hốt Tất Liệt với hơn 500 ngàn quân Mông Cổ tấn công Chiêm Thành, ông được cử ra chỉ huy quân đội kháng chiến. Điều khiển 20 ngàn quân Chiêm, được Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên, ông chống cự lại được quân xâm lăng trong nhiều năm liền và sau đó quân Nguyên bỏ mộng xâm lược Chiêm Thành và Đại Việt.


Thái tử trở thành anh hùng dân tộc và năm 1288 lên ngôi nối nghiệp cha, lấy hiệu Sinhavarman III, người Việt gọi là Chế Mân là một vị vua anh minh, lại thương dân và hiếu hòa, nên được nhân dân rất tôn trọng.


Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông của Đại Việt nhận lời mời du ngoạn vào Chiêm Thành, được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Năm 1306, Jaya Sinhavarman III dâng hai châu Ôchâu Lý (khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam) cho nhà Trần của Đại Việt làm của hồi môn để được kết hôn với Huyền Trân công chúa.


Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân qua đời. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân đem về. Công Chúa Huyền Trân là em gái Vua Trần Anh Tông.


Chiêm Thành coi sự việc này là quốc nhục và các vị vua Chiêm kế tiếp đã từng dùng vũ lực, vào các năm 1311, 1312,1317-1318, 1326 và 1353, nhằm yêu cầu Đại Việt trao trả cho vương quốc này hai châu Ô Lý nhưng không thành công [3].


Đến thăm tháp Chàm Phan Rang, nghe người dân bản địa kể lại, Hoàng Hậu Huyền Trân khôgn được thờ chung trên tháp mà phải dời điện thờ của bà ra một ngọn núi xa gần 20km ở ngoài bờ biển. (Chua rõ là biển Ninh Chữ hay biển Vĩnh Hy).


Chế Bồng Nga


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Po Binasuor

Vua Chiêm Thành

Vua thứ ba của Vương triều thứ 12

Trị vì

13601390

Tiền nhiệm

Maha Sawa

Kế nhiệm

Jaya Simhavarman VI

Thông tin chung

Tên gọi

Jaya Bunga

Hoàng tộc

Vương triều thứ 12

Sinh

?
Chiêm Thành

Mất

23 tháng 1 năm 1390 Âl
Sông Luộc, Đại Việt

Tôn giáo

Ấn Độ giáo


Po Binasuor
hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi Chế Bồng Nga[Ghi chú 1] (Hán-Việt: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 ÂL[1]), theo cách gọi của Người Ê ĐêGiarai tại vùng Tây NguyênR'čăm B'nga (Anak Orang Cham Bunga, nghĩa là "Bông hoa ánh sáng của người Champa") Bhinethuor, Che Bunga hay A Đáp A Giả (chữ Hán: 阿荅阿者, Ngo-ta Ngo-che) trong các tài liệu Trung Hoa, là tên hiệu của vị vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước Chiêm Thành. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.


Trong giai đoạn 1367-1389, ông từng 12 lần xua quân Bắc phạt Đại Việt nhằm tái chiếm các vùng đất Châu Ôchâu Lý vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua Chế Mân.


Năm 1377, khi thành Đồ Bàn bị quân đội nhà Trần tấn công, Chế Bồng Nga đã lãnh đạo quân đội tiêu diệt quân địch, khiến vua Trần Duệ Tông phải bỏ mạng trong trận này.


Thắng lợi này khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là cùng Lê Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long. Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa.


Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.


(theo wikipedia)


image104

Tháp Chàm ngự trị trên ngọn núi Trầu, bậc thang leo lên tới tháp khoảng trăm mét. Ảnh VH 5/9/2016


image106

Qua cổng bước lên lăng tháp.


image108

Bia đá dưới chân lăng tháp nằm nghiêng ngả.


image110

Một trong những cửa bên trong tháp Chàm  nhìn xuống -  quan sát toàn cảnh thành phố Phan Rang. Người dân làng cho rằng Tháp Chàm xưa kia là chuỗi căn cứ quân sự của Vua Chàm kéo dài từ Quảng Ngãi (Mỹ Sơn) cho đến Phan Thiết. 



image112image114image116image118image120

Nơi thờ Vua Chàm sâu kín trong tháp lớn.


image122

Chân dung Vua Chàm Po Klong Garai nằm sâu trong lăng tháp (1151-1205).


image124

Tranh một người già dân tộc Chăm treo trong phòng bảo tàng khu tháp Chàm.


image126

Cảnh sinh hoạt tế lễ của người Chăm trong bức tranh treo trong phòng bảo tàng khu tháp Chàm.


image128
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10380)
Về xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hỏi nhà ông Võ Văn Hoan ai cũng biết. Ông vốn là người nổi tiếng hàng chục năm qua, đi sưu tầm vũ khí, đồ quân dụng thời chiến tranh để làm “bảo tàng” giảng dạy cho thế hệ con cháu.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 8074)
26 Tháng Ba 2017(Xem: 8966)
- Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII.