28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh năm 1968

29 Tháng Bảy 201512:37 SA(Xem: 18590)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015

28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh năm 1968

28/07/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại căn cứ Cam Ranh năm 1968, cựu nhân viên quân sự Mỹ Alfred Eisenstaedt đã ghi lại nhiều hình ảnh hiếm có ở căn cứ có vai trò hết sức quan trọng đối với quân đội Mỹ này.
 image125
Ấp Trường Đông, một khu dân cư gần căn cứ Cam Ranh năm 1968.
 image127
Những ngôi nhà ở ấp Trường Tây.
 image129
Một góc căn cứ hải quân Mỹ trên bãi Hòn Lương, Cam Ranh.
 image131
Căn cứ không quân Mỹ ở Cam Ranh.
 image133
Toàn cảnh khu căn cứ không quân.
 image135
Máy bay F-4 Phantoms của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
 image137
Khí tài của máy bay F-4 Phantoms.
 image139
Trực thăng Kaman H-43 Huskie của Mỹ tại căn cứ Cam Ranh.
 image141
Máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Herculeses của Mỹ tại Cam Ranh.
 image143
Tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ ở Cam Ranh.
 image145
Kho bãi của Mỹ ở Cam Ranh.
 image147
Các căn cứ của quân đổi Mỹ nằm trải dài nhiều km dọc bờ vịnh Cam Ranh.
 image149
Các trại lính trong căn cứ.
 image151
Các khu vực của căn cứ Cam Ranh được kết nối bằng hệ thống đường nhựa.
 image153
Tàu vận tải Mỹ neo đậu trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image155
Tàu đổ bộ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image157
Một góc nhìn toàn cảnh khu căn cứ của Mỹ ở bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image159
Khu cảng hàng hóa.
 image161
Cận cảnh một khu vực đóng quân của lính Mỹ ở Cam Ranh.
 image163
Cồn Xứng – một doi đất hẹp đâm ra vịnh Cam Ranh.
 image165
Bãi container của Mỹ ở căn cứ Cam Ranh.
 image167
Cửa Bé ở Cam Ranh.
 image169image171
Hải đăng đổ nát trên mũi Hòn Lương, vịnh Cam Ranh.
 image173
Điểm đóng chốt của quân Mỹ ở Hòn Lương.
 image175
Khu căn cứ Mỹ trên bãi Đỏ, Cam Ranh.
 image177
Sân bay Cam Ranh Tây.
 image178
Toàn cảnh vùng vịnh Cam Ranh.

 “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”

Thứ bảy, 14/03/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tưởng như cảng Cam Ranh. Tạp chí ‘tuần tin tức’ của Trung Quốc từng cho rằng cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và nguy hiểm như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
 image180
Vịnh cam ranh nhìn từ trên cao.

Còn chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có bán đảo Cam Ranh chạy từ bắc xuống nam được bao bọc bởi rất nhiều các đảo to nhỏ khác nhau, lợi thế lớn ấy đã biến Cam Ranh thành một cảng nước sâu tránh gió tuyệt vời.
 image182
Tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh nld)

Quân cảng nơi đây có diện tích 60km2, nước sâu 16 – 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn 30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao 400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả khu vực xung quanh quân cảng. Nước sâu, vịnh rộng nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

Vị trí thuận lợi cho phép cảng Cam Ranh trở thành pháo đài khó công, dễ thủ. Nếu đặt tên lửa đối không trên núi thì toàn bộ vùng trời ở eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm bắn của tên lửa.

Hệ thống radar và giám sát điện tử nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Năm 1966 cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng:

“Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”.

28/07/2015

Quân cảng Cam Ranh – “Con bài tẩy” của Việt Nam ở Biển Đông

Thứ hai, 13/07/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Con bài chiến lược mà Việt Nam dùng để nắm thế chủ động trên phương diện đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Nga là vịnh Cam Ranh – căn cứ quan trọng trên biển hiếm có ở Châu Á.
 image184
Quân cảng Cam Ranh

Một bài báo trên trang BWchinese, đã nhận định trước một Trung Quốc với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gấp 54 lần, thực lực hải quân gấp 10 lần của Việt Nam, Việt Nam muốn chiếm địa vị có lợi trong đàm phán nên buộc phải hợp tác với Mỹ và Nga.

Còn thứ mà Việt Nam có thể dùng để nắm thế chủ động trên phương diện đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Nga là vịnh Cam Ranh – căn cứ quan trọng trên biển hiếm có ở châu Á. Mỹ và Nga đã triển khai tranh giành quyết liệt ở đây. Bằng cớ là vào tháng 3-2015, Reuters đã đưa tin là Chính phủ Mỹ từng yêu cầu mạnh mẽ Việt Nam “không được cho Nga sử dụng căn cứ tại vịnh Cam Ranh”.

Các nhà quan sát quân sự khu vực Đông Nam Á đều chung nhìn nhận là mấy mươi năm qua, xung quanh Biển Đông, có hai quân cảng lớn nổi tiếng mà chưa có ai “soán ngôi”: một là căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines trước đây do quân đội Mỹ sử dụng, hiện tại quân đội Mỹ vẫn sử dụng; hai là căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh của Việt Nam từng lần lượt được quân đội: Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Liên Xô sử dụng.

Hiện tại quân đội Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh với nhiệm vụ bảo dưỡng số tàu ngầm của Nga đóng cho Việt Nam. Ở đây hiện tại tàu chiến chủ lực của hải quân Việt Nam ngoài một vài chiếc tàu dưới 3000 tấn, còn lại hầu hết đều là tàu cỡ nhỏ vài trăm tấn, vì vậy về cơ bản không lấp đầy được cảng biển rộng lớn này.

Do vậy dễ nhận ra lý do của Việt Nam là để một phần của vịnh Cam Ranh cung cấp cho hải quân nước ngoài sử dụng, vừa có thể đổi lấy viện trợ quân sự, vừa có thể khiến cho Trung Quốc e ngại không dám tấn công, còn có thể dùng “đa phương” khi tiến hành đối đầu với Trung Quốc.

Điều có sức hút hơn là xuất phát từ 12 độ vĩ bắc của cảng Cam Ranh, hành trình chưa đến 1 giờ đồng hồ là tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phạm vi bao phủ đương nhiên bao gồm tất cả các đảo, bãi đá ở Biển Đông của Việt Nam. Một số chuyên gia quân sự cho rằng có được vịnh Cam Ranh thì có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, thậm chí còn có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persian thậm chí cả biển Hoa Đông.
 image185
Vịnh Cam Ranh – căn cứ quan trọng trên biển hiếm có ở Châu Á.

Đương nhiên không chỉ có Mỹ nhìn thấy điểm này, Nga cũng không cam lòng vì đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô, vì vậy, sau khi có tin đồn Việt Nam muốn cho thuê, Mỹ và Nga đều muốn thử xem sao, hai bên đều lo sợ cảng này có thể bị đối phương giành được quyền thuê.

Nếu Mỹ có được cảng Cam Ranh thì chẳng khác nào nắm chắc được Biển Đông, bởi vì khả năng kiểm soát của cảng Cam Ranh đối với bất kỳ đảo, đá nào ở Biển Đông đều cao hơn nhiều so với các căn cứ hải quân hiện có của các nước xung quanh, từ đó Mỹ cũng có thể thực hiện khâu phỏng tỏa khép kín hoàn toàn đối với Trung Quốc, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản rồi đến Philippines, cuối cùng đến vịnh Cam Ranh.

Do phía Đông Tây của Biển Đông rộng không quá 900 km, cho dù sử dụng loại máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến nào thì quân đội Mỹ cũng đều có thể dễ dàng đến vùng biển xung đột trong thời gian ngắn, từ đó Biển Đông cũng thực sự trở thành sân sau của quân đội Mỹ.

Tuy nhiên vẫn đang có hơn 90% vũ khí tiên tiến mà quân đội Việt Nam mua hiện nay đều do Nga cung cấp. Quân đội Nga chưa chắc đã dùng ngoại tệ mạnh khiến Việt Nam hài lòng để thanh toán cho Việt Nam, nhưng theo cách làm trước đây của Việt Nam và Nga, quân đội Nga có thể cung cấp vũ khí để trả phí thuê cảng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi tới thăm Hà Nội đã tuyên bố “Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ phòng thủ”, còn cam kết sẽ xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đồng thời viện trợ một số tàu tuần tra cho Việt Nam.

Rõ ràng Mỹ lôi kéo Việt Nam, đồng thời cũng đang tích cực tranh giành để có thể có mặt tại vịnh Cam Ranh. Nếu thực hiện được mong muốn này, không những Mỹ kéo được một đồng minh mới từ trong tay Nga, mà còn có thể đuổi được thế lực Nga ra khỏi Biển Đông, nhưng điều then chốt là có thể phá vỡ hoàn toàn giấc mơ của Trung Quốc muốn thoát ra khỏi sự phong tỏa của chuỗi đảo, để cho chiến lược “Con đường tơ lụa mới trên biển” của Trung Quốc thất bại lúc còn trong giai đoạn manh nha.

Ngoài ra, một nước khác cũng rất muốn có được Biển Đông, đó là Nhật Bản cũng đang tính toán có lợi cho mình. Theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản cũng có kế hoạch chuẩn bị can dự vào Biển Đông, đồng thời vào tháng 5 đã bắt đầu cử hai chiến máy bay tuần tra P-3C tuần tra trên Biển Đông, cuối cùng hai chiếc máy bay tuần tra này hạ cánh xuống Đà Nẵng, phía Bắc của vịnh Cam Ranh.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn các tàu chiến chuẩn bị đến tuần tra ở Biển Đông phải có một căn cứ lâu dài để sử dụng, vì vậy trên thực tế Nhật Bản cũng đang giành quyền thuê vịnh Cam Ranh. Đương nhiên dù là quân đội Mỹ thuê hay Nhật Bản thuê thì về bản chất gần như giống nhau, đều có kế hoạch tiến hành phong tỏa kiềm chế đối với Trung Quốc, hai nước này dù ai giành được thì cũng đều không phải là một tin tốt lành cho Trung Quốc.

Nguyễn Gia Định

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Nga giúp Việt Nam hiện đại hóa quân cảng Cam Ranh

Thứ hai, 06/07/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Ngoài hợp đồng trị giá 2 tỷ USD bán 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, Nga còn ký kết bản hợp đồng phụ giúp hiện đại hóa quân cảng Cam Ranh.
 image186
Thông tin này được TTXVN dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết. Theo đó, bản hợp đồng phụ này có trị giá lên tới 4 tỷ USD. Cụ thể, Nga sẽ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các thiết bị cần thiết cho Việt Nam.
 image187
Được biết, hồi đầu năm 2014, đại diện Nga và Việt Nam đã ký kết văn bản về việc chuyển giao trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Cam Ranh cho Hải quân Việt Nam. Theo tờ Tin tức Quân sự Nga, phía Nga đang tham gia giúp đỡ Việt Nam xây dựng một trung tâm huấn luyện tàu ngầm. Dự án do Công ty Cổ phần Hiệp hội Khoa học và Sản xuất Avrora JSC thực hiện.
 image190
“Dự án được phát triển bởi Trung tâm đào tạo của Công ty Cổ phần Hiệp hội Khoa học và sản xuất Avrora JSC. Công ty này của Nga cùng tham gia chế tạo và cung cấp các thiết bị kỹ thuật huấn luyện và tài liệu cần thiết cho việc tổ chức và thực hiện quá trình đào tạo tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam”, nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho hay.
 image192
Theo nguồn tin này, nhà thầu gần như đã hoàn thành công việc xây dựng, và đang lắp đặt lớp lưới lót cũng như bắt đầu tu bổ và lắp ráp các thiết bị cần thiết. Trong đó, một trong hai tòa nhà sẽ được lắp đặt kết cấu kim loại và các thiết bị cần thiết để phục vụ quá trình giám sát và cứu hộ tàu ngầm trong quá trình huấn luyện lặn.
 image194
Các thiết bị khác sẽ được liên kết với hệ thống mô phỏng tích hợp, trong đó có một số thành phần lần đầu tiên được Nga cung cấp.
 image195
Cũng theo nguồn tin này, khi nào các thiết bị và hệ thống mô phỏng tích hợp được hoàn thành, các chuyên gia Nga sẽ giảng dạy cho các chuyên gia trong nước về việc khai thác trung tâm huấn luyện tàu ngầm này. Sau đó, cùng với các chuyên gia Nga, các chuyên gia Việt Nam sẽ tham gia trực tiếp vào việc vận hành các thiết bị và phần cứng mô phỏng tích hợp.
 image196
“Trung tâm huấn luyện giống như một chiếc tàu ngầm không có phần khung cứng được lắp ráp trên bờ biển”, đại diện Hiệp hội Khoa học – Sản xuất Avrora Vladimir Khoroshev cho biết.
 image198
Chuyên viên Vladimir Khoroshev cho biết: “Ruột của con tàu này do Avrora chế tạo trong sự phối hợp chặt chẽ với gần 100 công ty Nga chuyên cung cấp thiết bị cho tàu ngầm thực sự. Trên con tàu mô phỏng lắp đặt khoảng 30 thiết bị đào tạo – tập luyện, nối kết trong một hệ thống duy nhất.
 image199
Trên những thiết bị này có thể nghiên cứu vận hành tàu ngầm trong điều kiện hoạt động thông thường cũng như huấn luyện cách xử sự của thủy thủ đoàn trong những tình huống bất thường khẩn cấp, cho đến mức báo động cao nhất.
 image201
Hiệp hội Avrora cùng với các trung tâm đào tạo của Liên bang Nga đã hoạch định cả các phương pháp huấn luyện, tiếp thu những kinh nghiệm phong phú và hữu ích của giới khoa học chuyên môn, các công trình sư và thủy thủ tàu ngầm của Nga từ trước tới nay”.
 image203
Trong thành phần của trung tâm đào tạo có sàn chao đảo chuyển động trên ba mặt phẳng và cho phép tái hiện tình hình thực tế trên biển khi gặp cơn bão, tàu rung lắc, nghiêng mạn lúc lặn sâu và nổi lên mặt nước. Nếu thủy thủ thực hiện một động tác sai, ngay lập tức sẽ có cảm nhận thể chất – sàn sẽ nghiêng lệch hay nhô vọt lên trên, mô phỏng chính xác tình hình của một con tàu thật. Trong đó, mọi chuyển động đều sát với hiện thực đến mức tối đa.
 image205
Cũng như với tàu ngầm thực sự, khi cấu tạo trung tâm tập luyện này, nhiều chú ý to lớn được dành cho cuộc đấu tranh vì sự sống còn của tàu ngầm. Tại trung tâm có bể bơi đặc biệt, nơi thủy thủ tàu lặn sẽ học cách hành động trong môi trường giả định có khói ngạt, cần dập lửa bằng những phương tiện khác nhau, thực hiện công tác sửa chữa, và nhanh chóng rời khỏi tàu qua đường ống phóng ngư lôi.
 image207
Ngoài việc xây dựng nơi huấn luyện đào tạo thủy thủ tàu ngầm, Quân chủng Hải quân Việt Nam cũng đầu tư xây dựng khu vực đảm bảo sức khỏe cho cán bộ thủy thủ tàu ngầm.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 24741)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 16320)
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 15670)
12 Tháng Hai 2015(Xem: 12199)
Hoa bàng vuông Trường Sa khoe sắc. Ai đã từng đặt chân đến quần đảo Trường Sa, chắc hẳn khó có thể quên được loài cây biểu tượng của quần đảo này – cây bàng vuông. Hoa bàng vuông khoe sắc kiêu sa dù điều kiện sống có khắc nghiệt như thế nào đi nữa.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 13282)
TTO - “Không có từ ngữ nào có thể tả hết được vẻ đẹp của Sơn Đoòng.” Đó là câu nói mà hầu hết những ai được khám phá nơi này đều thốt ra khi kết thúc chuyến đi khám phá hang động này.