Khoa học và Môi trường

19 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 11840)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ HAI 20 0CT 2014

Những hình ảnh khoa học ấn tượng tuần qua

(Dân trí) - Máy bay chiến đấu phá vỡ bức tường âm thanh, khung cảnh tuyệt đẹp của đàn chim hồng hạc tại hồ Nakura (Kenya), núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào... là những hình ảnh ấn tượng trong tuần. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng của làng khoa học và thế giới động vật tuần qua.

image054

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Cánh bướm, nằm cách trái đất 3.800 năm ánh sáng. Tinh vân này được hình thành khi một ngôi sao có kích thước bằng 5 lần mặt trời bị “chết”.

image055

Hình ảnh ngọn núi lửa Sinabung tại ngôi làng Beganding (huyện Karo, Bắc Sumatra, Indonesia) phun trào.

image056

Khung cảnh tuyệt đẹp của đàn chim hồng hạc tại hồ Nakura (Kenya).

image057

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Joe Broyles, 61 tuổi, đã bỏ ra suốt 5 năm qua để cố gắng chụp được khoảnh khắc khi máy bay chiến đấu phá vỡ bức tường âm thanh, và cuối cùng Broyles đã thành công khi chụp được hình ảnh của chiếc máy bay F-18 Super Hornet 2, đã tạo nên một hình nón xung quanh thân máy bay khi đạt được tốc độ âm thanh (342m/s). Hình nóng này chỉ được hình thành và tồn tại trong 1/10 giây.

image058

Một con hươu trong khung cảnh sương mù mở ảo vào thời điểm mặt trời mọc ở khu bảo tồn thiên nhiên Richmond Park (London, Anh).

image059

Sergei Kulagin, một thợ cơ khí chế tạo và thợ hàn người Nga đang chế tạo con robot với tên gọi “Samurai ngoài hành tinh”, bên ngoài xưởng sữa chữa ô tô ở thị trấn Divnogorsk (Siberia, Nga).

image060

Oasis of the Seas, con tàu du lịch lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị cập bến Southampton (Anh).

image061

Các người mẫu đang sử dụng smartphone trong khi chờ đến lượt diễn tại tuần lễ Thời trang diễn ra ở Kiev, Ukraine.

image063

Nhà thiên văn học nghiệp dư Eric Coles, 70 tuổi sống tại Glen Ellyn (bang Illinois, Mỹ) đã sử dụng các bộ lọc khác nhau và kính thiên văn của mình để chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về luồng khí đang hấp thụ năng lượng của các ngôi sao ở gần đó. Hình ảnh này không thấy được bằng mắt thường và chỉ thấy được khi sử dụng các bộ lọc đặc biệt cho kính thiên văn.

image064

Hình ảnh siêu bão Gonzalo được phi hành gia Alexander Gerst chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Cơn bão này đang nhắm vào khu vực “Tam giác quỷ” Bermuda trên Đại Tây Dương.

image065

Một con kền kền khoang cổ đang bị đe dọa đay bay lượn trên bầu trời của khu Di tích quốc gia Vermilion Cliffs (thuộc bang Arizona và Utah, Mỹ). 75 trên tổng số 439 loài kền kền đang sống tại khu vực này.

image066

Một trong những bàn phím điện đầu tiên được phát minh bởi nhà vật lý học người Đức Hermann von Helmholtz. Chiếc bàn phím này được ước tính có giá trị 30.000USD khi mang bán đấu giá.

image067

Loài báo hiện đang phải di chuyển những quãng đường xa để tìm kiếm con mồi, và điều này là do con người đang làm thay đổi môi trường sống tự nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây.

image068

Bệnh than giết chết một con ngựa vằn ở Namibia và các nhà khoa học quan ngại rằng căn bệnh này sẽ lây lan trong thế giới động vật tự nhiên.

image069

Một nghiên cứu mới cho thấy trong 40 năm qua, một nửa số động vật hoang dã của trái đất đã bị biến mất và nguyên nhân gây ra việc này chính là sự thay đổi môi trường sống, mà các hành động của con người là tác động chính.

Phạm Thế Quang Huy

a sao băng Orionids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 21/10

(Dân trí) - Bắt đầu từ ngày 20/10, mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng Orionids, nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít.

Ảnh minh họa

Chọn hướng đông - đông nam để ngắm mưa sao băng

image070

Các sao băng của trận mưa sao băng Orionids này có thể quan sát từ ngày 2/10 tới 7/11 và đạt cực điểm vào khoảng thời gian sau nửa đêm tới rạng sáng ngày 21/10 năm nay với tần suất trong điều kiện tối ưu ZHR khoảng 25 vệt sao băng/h (Theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế IMO). Tuy vậy thời gian tương ứng ngày 20 và 22/10 chúng ta cũng có thể quan sát trận mưa sao này.

 

Theo anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM (HAAC): "Các vệt sao băng có vẻ như cùng xuất phát từ một vùng thuộc phía bắc ngôi sao Betelgeuse (tâm điểm xuất phát của trận mưa sao), ngôi sao sáng thứ 2 với màu đỏ đặc trưng trong chòm sao Orion, chòm sao chìa khoá của mùa đông. Người quan sát nên chọn vùng quan sát trống hướng đông- đông nam, thời điểm quan sát tốt nhất là từ sau nửa đêm tới rạng sáng 21/10 khi tâm điểm dần lên cao.

Nếu điều kiện thời tiết tốt và ở nơi trời thật tối, những người ngắm sao sẽ có thể chiêm ngưỡng khoảng 15-25 vệt sao băng trong một giờ. Tỷ lệ này sẽ giảm đi đáng kể ở các khu vực đô thị hoặc ngoại ô, nơi có ô nhiễm sáng và bụi."

Năm nay, ánh sáng trăng không ảnh hưởng tới khả năng quan sát trận mưa sao này. Ngoài ra, trận mưa sao này dù không phải lớn nhất (thực chất chỉ là một trận mưa sao trung bình) nhưng luôn là một trong những trận mưa sao rất đẹp trong năm. Bởi vì trận mưa sao băng này được tô điểm bởi các chòm sao rất dễ nhận biết (Taurus, Gemini, Auriga và nhất là Orion), các ngôi sao rất sáng và Mộc tinh trên bầu trời trước bình minh. 

Thực tế, tâm điểm xuất phát của các sao băng trong trận mưa này nằm lọt trong lục giác nổi tiếng của mùa đông, gần kề đó là Mộc tinh và ngôi sao Sirius rất sáng dần mọc lên ở chân trời đông từ sau 0h, tạo nên một vùng trời rực rỡ rất dễ nhận biết và quan sát.


Di sản của sao chổi Halley


Trong khi nghiên cứu nhiều vị trí của các trận mưa sao băng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng chúng có quan hệ chặt chẽ với quỹ đạo của các sao chổi hoặc tiểu hành tinh mà ta đã biết. Mưa sao băng Orionids được cho rằng là “di sản” để lại sao chổi Halley. Sao chổi Halley để lại các đám mây bụi của trên quỹ đạo quanh Mặt trời của nó, và đá bụi trong đám bụi này đi vào bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ rất cao khi hành tinh chúng ta di chuyển qua nó trên quỹ đạo quanh Mặt trời của mình, bị bốc cháy và tạo nên trận mưa sao băng này hàng năm.

Có 2 điểm trên quỹ đạo của sao chổi Halley có vị trí khá gần với quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Một điểm là vào khoảng đầu tháng 5, và khi đó nó tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquariids. Điểm còn lại là vào thời gian nửa cuối tháng 10 và tạo ra cơn mưa sao băng với tên gọi Orionids này.


Mưa sao băng Orionids có tốc độ khá lớn: khoảng 66km/giây, chỉ chậm hơn các vệt sao băng trong trận mưa sao băng Leonids vào tháng 11 mà thôi.

Một điều khác biệt nữa của 2 trận mưa sao băng Orionids và Eta Aquariids so với các trận mưa sao băng khác là chúng bắt đầu bốc cháy ở tầng cao của khí quyển. Điều này có thể được giải thích là do chúng được cấu tạo bởi các vật liệu nhẹ, có nghĩa rằng chúng chắc chắn sinh ra từ lớp khuyếch tán bên ngoài của sao chổi Halley chứ không phải từ nhân của nó.

Những lưu ý trước khi ngắm mưa sao băng


Để ngắm trận mưa sao băng năm nay, bạn đọc chỉ cần dùng mắt thường đã có thể quan sát được, nên quan sát sau nửa đêm tới sáng vì khi đó bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn. Bạn hãy nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng. Đối với trận mưa sao băng Orionids này, đó là vùng trời phía đông nam (lúc rạng sáng) lên đến đỉnh đầu (khi quan sát vào rạng sáng) với rất nhiều sao sáng tạo nên lục giác mùa đông chứa tâm điểm của trận mưa sao. Mưa sao băng không có nghĩa là "sao bay như mưa", mà chúng xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút. Đôi khi bầu trời sẽ "lặng thinh" một lúc rất lâu, nhưng có lúc xuất hiện liên tục 2-3 sao băng.

Tránh nhìn ánh sáng trực tiếp ít nhất 20 phút trước khi bắt đầu quan sát để mắt có thời gian thích ứng với bóng tối. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng, bạn có thể thấy được nhiều sao băng hơn ở thành phố. Lưu ý trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng.

Ngoài ra, quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.

 

Quốc Phan

Theo HAAC

15 Tháng Chín 2014(Xem: 11354)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21671)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11569)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12794)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11806)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12436)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13129)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12399)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12993)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13668)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12228)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11607)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19409)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10467)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9984)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11460)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12507)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12140)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11239)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.