Machhapuchhare, đỉnh núi cấm linh thiêng trên dãy Himalaya

15 Tháng Ba 20218:09 SA(Xem: 4726)

VĂN HÓA ONLINE – BỘ ẢNH DU LỊCH - THỨ HAI 15 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Machhapuchhare, đỉnh núi cấm linh thiêng trên dãy Himalaya


  • Neelima Vallangi
  • BBC Travel


14/3/2021


image017Nguồn hình ảnh, Neelima Vallangi


Qua cửa kính xe bus mùa hè, tôi nhớ mình cảm thấy bàng hoàng trước đường viền mờ của khối núi tuyết có hình dạng như tam giác khổng lồ; phủ mờ sau những đợt mây cuộn chỉ trong chừng một phút ngắn ngủi đó là ngọn núi, mái nhà của thung lũng Pokhara nổi tiếng ở Nepal và thành phố cùng tên.


Chứng kiến hình ảnh ngọn núi cao hùng vĩ từ phía đường chân trời xa ngay trên đỉnh thành phố náo nhiệt không giống với ánh nhìn đầu tiên nào của tôi với dãy Himalaya mà tôi từng trải qua trong suốt một thập niên khám phá dãy núi này, dù là khi ở Ấn Độ hay khi ở Nepal.


Tôi khá thích thú vì không phải đi bộ nhiều ngày mới được thấy vẻ đẹp ngoạn mục; tôi chỉ cần ngồi trong xe bus.


Ngọn núi vô tình thâu tóm trí tưởng tôi không phải Everest hay bất cứ đỉnh núi nào cao hơn 8.000m ở quốc gia này, mà lại chỉ là một đỉnh núi khá thấp, có độ cao không tương xứng với vẻ đẹp của nó.


Mà hóa ra tôi không phải người duy nhất bị cuốn hút. Nhiều thập niên trước tôi, một người khác cũng yêu ngọn núi, và để lại một di sản khá kỳ quặc.


Machhapuchhare, tên ngọn núi dịch ra là "đuôi cá" - là ngọn núi cao 6.993m ở dãy Annapurna ở miền trung Nepal, dãy núi có ba trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới.


Nhưng Machhapuchhare tự nhiên là ngọn núi nổi bật nhất, một phần là vì vị trí cách xa những ngọn núi cao hơn nhiều trên dãy Annapurna, nơi nó đứng đơn độc và trông có vẻ rất cao dù chỉ có chiều cao khá khiêm tốn.


image018

Nguồn hình ảnh, Neelima Vallangi. Chụp lại hình ảnh. Với độ dốc và hình tam giác nổi bật, Machhapuchhare là một trong những đỉnh núi đẹp và dễ nhận ra nhất trên dãy Annapurna


Vị trí địa lý của ngọn núi cho phép người ta có thể ngắm nhìn từ những giác độ khác nhau từ nhiều mặt khác nhau, và vẻ đẹp nổi bật của độ cao thẳng đứng không hề giảm đi dù ở khoảng cách hay góc độ nào. Vươn cao như hai tòa tháp hình nón xoắn vào nhau, dãy núi đôi Machhapuchhare nối liền với nhau nhờ phần sườn núi sắc cạnh, đẹp quyến rũ không thua gì đỉnh núi tam giác dốc đứng đối xứng - ở một mặt cắt khác.


Sau lần bắt gặp ban đầu đó, tôi trở lại Nepal nhiều lần và luôn dành thời gian để đến ngắm nhìn ngọn núi yêu thích.


Tôi sẽ dành vài ngày ở Pokhara, ngắm hình ảnh phản chiếu kỳ vĩ của núi Machhapuchhare trên Hồ Phewa.


Những ngày khác sẽ là lúc dành thời gian ngắm buổi sớm tinh mơ và ánh mặt trời lộng lẫy khi chiều muộn phủ lên đỉnh cao chót vót ở phần sườn núi quanh Hồ Begnas.


Và những ngày khác nữa, tôi ngắm nhìn ngọn núi từ sườn núi ở Sarangkot hoặc Astam quanh thung lũng Pokhara.


Vào một mùa đông, cuối cùng tôi cũng đi bộ đến khu trại ở chân núi của ngọn núi nhỏ hơn, Mardi Himal, nằm bên dưới Machhapuchhare.


Được thiết lập từ năm 2012, cung đường đi bộ dài 40km, kéo dài 5 ngày này đi đến độ cao 4.500m và giúp ta có được góc nhìn cận cảnh, hoàn hảo nhất với ngọn núi Machhapuchhare.


Vượt qua đỉnh Mardi Himal khoảng 1.000m độ cao là điểm gần nhất mà người ta từng tiếp cận ngọn núi.


Đó là vì nơi đây cấm leo núi Machhapuchhare, một hiện tượng hiếm hoi ở quốc gia như Nepal vốn khuyến khích du lịch leo núi nồng nhiệt đến mức thậm chí đỉnh núi cao nhất thế giới - đỉnh Everest ở độ cao 8.848m - còn bị tắc đường.


Nhưng lý do khiến Machhapuchhare vẫn còn là đỉnh núi nguyên sơ - cũng như sự bùng nổ của ngành thương mại thám hiểm và leo núi ở Nepal ngày nay - có thể đều là từ một người: Trung tá James Owen Merion Roberts (1916-1997).


image019Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Hồ Phewa ở Pokhara có góc nhìn ấn tượng hướng về đỉnh Machhapuchhare và dãy núi Annapurna


Jimmy Roberts, ông thường được gọi bằng cái tên này, là một sĩ quan nổi tiếng trong Quân đội Anh, với những đóng góp đáng kể trong hành trình thám hiểm dãy núi Himalaya và Nepal.


Roberts được chỉ định làm tùy viên quân sự thứ nhất tại Nepal vào năm 1958. Ông sử dụng chức vụ, niềm đam mê và kiến thức với dãy Himalaya để mở cửa dãy núi xa xôi ở quốc gia này cho ngành thương mại leo núi và thám hiểm, một ngành công nghiệp sau đó tiếp tục đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Nepal và đời sống của cư dân bản địa.


Ông không chỉ là người tiên phong trong kỷ nguyên vàng thám hiểm dãy Himalaya, mà còn khiến thế giới có thể tiếp cận vẻ đẹp của nơi này khi ông sáng lập công ty du lịch lữ hành đầu tiên, hãng Mountain Travel, vào năm 1964.


Ông thậm chí cũng đã đưa từ "trek" [đi bộ đường trường] và làm từ này trở nên phổ biến, đây cũng là từ đồng nghĩa với các chuyến đi bộ đường trường ở dãy Himalaya ngày nay. Nhờ đó, ông vẫn được mọi người ngưỡng mộ nhớ đến với tên gọi "cha đẻ ngành trekking" ở Nepal.


Niềm đam mê của Roberts với Pokhara và đỉnh Machhapuchhare bắt đầu sau khi ông đọc bản báo cáo từ Nepal do một sĩ quan quan đội viết năm 1936 - viết về ngọn núi và một thị trấn kỳ thú bên bờ hồ.


"Việc nhìn ngắm Pokhara và Machhapuchhare và những ngôi làng nơi lính tôi sinh sống ở đó, và đặc biệt là ngắm những người tộc Gurung [một trong những bộ tộc Gurkha chính ở dãy Himalaya) đã sớm trở thành niềm say mê," Roberts viết trong phần đề tựa quyển sách "Leo Ngọn Núi Đuôi Cá" [Climbing the Fish's Tail] của tác giả Willfrid Noyce.


"Nhưng thời đó, phần đất bên trong Nepal là vùng đất linh thiêng, bị canh giữ cẩn mật hơn cả thánh địa Mecca hay Lhasa ở thời thịnh vượng."


image017Nguồn hình ảnh, Neelima Vallangi. Chụp lại hình ảnh. Chính thức hoạt động từ năm 2012, hành trình đi bộ kéo dài 5 ngày đến đỉnh Mardi Himal đem lại góc nhìn hùng vĩ với đỉnh Machhapuchhare


Vào năm 1950, cuối cùng ông cũng được ngắm đỉnh núi yêu quý từ vị trí cận cảnh.


"Tôi là người Anh đầu tiên trong thánh địa Mecca của riêng mình [Pokhara]. Ngọn núi Machhapuchhare tỏa sáng trong ánh trăng, một kim tự tháp trắng khổng lồ lạnh lùng," ông viết trong lần chạm mặt đầy ấn tượng.


"Vì vậy, Machhapuchhare trở thành đỉnh núi lý tưởng trong tôi, như một sở hữu riêng tư ngoài kia trên thế giới, không thể chạm tới nhưng vẫn thuộc về riêng tôi bởi chút quyền phi lý, nghiền ngẫm về một đất nước và con người sẽ định hình phần còn lại đời tôi."


Vào năm 1957, sau hơn 20 năm ngắm nhìn Machhapuchhare, Roberts tổ chức chuyến thám hiểm đầu tiên lên đỉnh núi (do Noyce dẫn đầu và có một số nhà leo núi khác tham dự), đến khi ấy ngọn núi vẫn chưa có ai leo.


Một điều nổi bật khi Noyce nhớ lại về chuyến đi đó là Roberts đã dễ dàng bỏ cuộc ngay ra sau khi vấn đề hậu cần buộc nhóm tiếp cận đỉnh núi giảm xuống chỉ còn hai người.


Roberts tình nguyện đưa nhóm hỗ trợ xuống núi trong khi Noyce và một nhà leo núi khác tiếp tục hành trình tiến về đỉnh núi.


Cuối cùng họ cũng bỏ dở chinh phục đỉnh núi, chỉ 45m ngay bên dưới đỉnh vì thời tiết xấu.


Sau chuyến hành trình, Roberts đưa ra một đề nghị khá khác thường với chính quyền Nepal: đặt lệnh cấm leo lên đỉnh núi và khiến Machhapuchhare là một đỉnh trên dãy Himalaya mãi mãi không có người leo.


Ngạc nhiên thay, họ chấp thuận đề nghị.


image020Nguồn hình ảnh, Neelima Vallangi. Chụp lại hình ảnh. Đỉnh núi đôi Machhapuchhare có hình dạng sắc như dao không có ai leo từ thập niên 1960


Lisa Choegyal, nhà văn và là chuyên gia lâu năm trong ngành du lịch sống ở Nepal từng quen biết Roberts từ năm 1974, cho tôi biết, "Jimmy không phải là nhà leo núi với cái tôi khổng lồ. Dù vậy, trong trường hợp này, có vẻ như là do sự kiêu ngạo, nếu ông không leo được ngọn núi, ông không muốn ai leo được hết. Nhưng điều đó không thực sự phản ánh tính cách lịch thiệp của ông trong đời thực."


Roberts có sự gắn bó ruột thịt với người Gurungs, những người coi Machhapuchhare là đỉnh núi linh thiêng. Và với người ở Chomrong, ngôi làng tộc Gurung gần núi Machhapuchhare nhất, thì quả là không thực sự vui vẻ gì khi thấy những người leo núi nước ngoài cố gắng lên tới đỉnh núi.


Tuy nhiên, nhiều ngọn núi là linh thiêng với nhiều cộng đồng ở Nepal, và điều đó không hề khiến chính phủ Nepal ngừng cấp giấy phép leo núi, cũng như không khiến Roberts ngừng không leo các ngọn núi khác.


Nhưng có lẽ vì tình yêu với người Gurung và sự say mê không suy xuyển của ông với ngọn núi, Roberts đã đưa ra đề nghị khác thường đó.


Chính xác bằng cách nào Roberts có thể thuyết phục chính phủ Nepal đồng ý đến giờ vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, sự cảm thông có vẻ rõ nét, số đông ở Nepal chấp thuận không cho phép leo đỉnh núi nguyên sơ này này.


Trong thực tế, mối liên hệ giữa Roberts với việc cấm leo núi hầu như đã bị quên lãng.


Trong những năm sau này, "Ông ấy thường cười nói, 'Thật tốt là họ vẫn chấp thuận lời khuyên của tôi rằng đỉnh núi nên được gìn giữ trong sự linh thiêng.' Và sau đó nói chung mọi người cơ bản là chấp nhận rằng nơi này linh thiêng," Choegyal cho biết.


image021Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh,


Sĩ quan quân đội Anh Jimmy Roberts, người tiên phong tạo ra kỷ nguyên vàng trong ngành thám hiểm Himalaya, có niềm say mê đặc biệt đối với đỉnh Machhapuchhare


Ngày nay, đa số mọi người cho rằng ngọn núi là nơi linh thiêng, vì vậy là nơi cấm leo.


"Đỉnh Machhapuchhare không phải là nơi để giẫm chân lên; đó là nơi chỉ để ngắm nhìn ngưỡng mộ," Tirtha Shrestha, nhà thơ và là người dân sống lâu năm ở Pokhara, nói với tôi, và giải thích rằng người địa phương đồng tình với việc không nên mở cửa cho leo núi ở Machhapuchhare.


"Bất cứ đối thoại nào, không chỉ riêng về Pokhara, mà về vẻ đẹp của dãy Himalaya, sẽ đều không trọn vẹn nếu thiếu Machhapuchhare. Vẻ đẹp nơi này đã khiến nhiều nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ xúc động. Trong nhiều tác phẩm dân ca, ngọn núi xuất hiện với bao lời tụng ca. Với chúng tôi Machhapuchhare là mẫu mực của cái đẹp," ông nói.


Cả Roberts và tôi đều không phản đối. Cũng không có ai từng đi chuyến trekking đến Mardi Himal hay vùng lân cận thung lũng Pokhara phản đối.


Khi tôi dạo qua những bụi hoa đỗ quyên ở bên dưới đồi thấp, rồi mơ màng trên những đám mây khi lên đến vị trí cao điểm có thể ngắm nhìn trọn vẹn dãy Annapurna, đỉnh Machhapuchhare luôn nổi bật tận chân trời và khiến tôi cảm thấy quy phục trong trạng thái lạ lùng.


Và đỉnh núi cấm, ngay trong tầm với như trêu ngươi, khiến nơi đây càng thêm mời gọi.


Dù người ta không bao giờ biết rõ vì sao Roberts muốn đỉnh núi không bao giờ bị xâm hại, đặc biệt là sau khi tự bản thân ông cố gắng leo tới đỉnh một lần và đã đến rất gần, ta khó mà bắt lỗi Roberts khi ông làm vậy, khi nhìn thấy bao nhiêu nơi đã tan hoang vì du lịch quá độ và ngành leo núi thương mại.


Có lẽ cũng phù hợp khi nhiều ngọn núi khác ở Nepal giúp sinh ra lợi nhuận mà người dân cần đến, thì vẫn còn một ngọn núi hùng vĩ nguyên vẹn, nơi con người không thể chạm tới, lặng yên dõi theo thế giới từ đỉnh cao cô độc và linh thiêng.


image022Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh,


Ngày nay, mọi người thường biết đến ngọn Machhapuchhare là nơi linh thiêng và là đỉnh núi cấm, nhưng không ai biết câu chuyện đầy đủ đằng sau yêu cầu của Roberts)

15 Tháng Chín 2014(Xem: 11343)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21665)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11561)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12787)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11794)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12428)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13119)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12389)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12992)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13665)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12217)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11601)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19397)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10457)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9977)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11447)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12494)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12132)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11229)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.