Campuchia: không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự

05 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 6100)
VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B- THỨ SÁU 05 JULY 2019

Hun Sen phủ nhận căn cứ quân sự nước ngoài ở Kampuchia

20/11/2018

TTO - Người đứng đầu Chính phủ Campuchia vừa lên tiếng khẳng định hiện không có và cũng sẽ không có việc một căn cứ quân sự của Trung Quốc được xây dựng trên lãnh thổ Campuchia.
 
Cơ sở cảng nước sâu ở Koh Kong (ảnh chụp tháng 5-2018) - Ảnh: C4ADS
Cơ sở cảng nước sâu ở Koh Kong (ảnh chụp tháng 5-2018) - Ảnh: C4ADS

Tuyên bố của ông Hun Sen được đưa ra trong một cuộc họp nội các chính phủ được phát trực tuyến trên Facebook ngày 19-11. Cùng với người đứng đầu chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Campuchia cũng đã phát thông cáo bác bỏ thông tin này.

Chỉ là "tin giả"

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen đã nhận được lá thư bày tỏ quan ngại của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence về vấn đề này. Đây là tuyên bố bác bỏ chính thức của Chính phủ Campuchia về một sự việc đã ồn ào nhiều ngày qua, cho rằng một căn cứ hải quân của Trung Quốc đã và đang được xây dựng trên vịnh Thái Lan, ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Campuchia, thuộc địa phận tỉnh Koh Kong.

Nêu rõ quan điểm trong cuộc họp nội các, ông Hun Sen khẳng định không có căn cứ quân sự nước ngoài nào đã hoặc sẽ được xây trên lãnh thổ Campuchia. Hãng tin AFP dẫn lời ông Hun Sen: "Tôi đã nhận được thư của ông Mike Pence, phó tổng thống Mỹ, liên quan tới những lo ngại về việc có một căn cứ hải quân Trung Quốc tại Campuchia".

"Hiến pháp Campuchia nghiêm cấm sự hiện diện của binh sĩ cũng như các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình... bất kể đó là hải quân, bộ binh hay không quân" - ông Hun Sen nêu rõ.

Thủ tướng Campuchia cáo buộc những tin tức đưa ra về căn cứ Trung Quốc là "những thông tin chỉ cố tình xuyên tạc sự thật". "Tôi sẽ hồi đáp bức thư của ngài Phó tổng thống Mỹ Mike Pence để ngài hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này" - ông Hun Sen nói.

Trước đó, ngày 17-11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia cũng cáo buộc thông tin nói căn cứ hải quân Trung Quốc đang được xây dựng tại Campuchia là tin giả.

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng cho rằng "tin giả" này do những đối tượng người nước ngoài có ý đồ xấu, cố tình gây hoang mang, kích động dư luận trong nước và quốc tế, đồng thời phá hoại quan điểm độc lập cũng như trung lập lâu nay của Campuchia.

Mỹ lo ngại

Không chỉ Bộ Quốc phòng Campuchia, Bộ Ngoại giao nước này cũng đã phát thông cáo "nói lại cho rõ" về sự việc. Theo đó, bộ này khẳng định không có chuyện Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra vấn đề "căn cứ hải quân Trung Quốc" trong khi tham dự diễn đàn của ASEAN tại Singapore và APEC ở Papua New Guinea vừa qua như trang Asia Times nêu.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Campuchia thừa nhận ông John Sullivan, thứ trưởng ngoại giao Mỹ, đã nêu ra vấn đề này trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 33 ở Singapore tuần qua.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia dẫn lại quan điểm của ông Sullivan, cho rằng vấn đề lo ngại lớn nhất hiện nay của Mỹ liên quan tới thông tin cho rằng có một căn cứ quân sự sẽ được xây dựng tại Campuchia. Theo ông Sullivan, nếu điều này là đúng, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ song phương giữa hai nước.

Đáp lại lo ngại của ông Sullivan, ông Sokhonn khẳng định đó chỉ là tin đồn, xuất phát từ việc Trung Quốc tăng cường đầu tư trong khu vực. Trong nhiều năm qua, nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ nguồn vốn khổng lồ vào mọi hoạt động kinh doanh, phát triển hạ tầng tại Campuchia. Tháng 6 năm nay, Bắc Kinh cũng đã cam kết hỗ trợ 100 triệu USD hiện đại hóa quân đội Campuchia.

Báo Phnompenh Post của Campuchia ngày 18-11 dẫn phát biểu của tỉnh trưởng Koh Kong Mithona Phouthorng một lần nữa khẳng định không có căn cứ hải quân nào đang được xây dựng tại tỉnh của bà. Hiện chỉ có công trình xây dựng một sân bay quốc tế ở đây, dự kiến hoàn thành năm 2020.

Bà Mithona Phouthorng nói: "Họ lấy tin này ở đâu? Chính quyền tỉnh còn chưa bao giờ nghe thấy thông tin về căn cứ hải quân, không hề có. Chỉ có duy nhất hoạt động đầu tư ở đây". Bà tỉnh trưởng Koh Kong cũng nói dù nguồn vốn đầu tư đổ vào Koh Kong có tăng thời gian qua, song vẫn chưa bằng mức đầu tư tại tỉnh Preah Sihanouk.

Ngày 15-11, trang Asia Times (cổng thông tin điện tử có trụ sở tại Hong Kong) xuất bản bài viết "Campuchia ở trung tâm một cuộc chiến tranh lạnh". Trong bài này, Asia Times dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết một căn cứ hải quân Trung Quốc đang được xây dựng tại tỉnh Koh Kong, tuy chưa rõ tiến độ xây dựng công trình này hiện ra sao.

Trang này cũng nói căn cứ hải quân Trung Quốc nằm trên diện tích 45.000ha trên phần nhượng địa thuộc tỉnh Koh Kong. Cũng nói thêm từ năm 2017, Trung Quốc đã vận động Campuchia xây cảng biển ở Koh Kong thuộc vịnh Thái Lan. D.KIM THOA

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8475)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7869)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9562)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8353)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9321)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10417)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9308)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10526)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9993)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.