'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức

12 Tháng Hai 201910:32 CH(Xem: 7370)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ TƯ 13 FEB 2019


'Em bé napalm' Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình của Đức


LĐO | 12/02/2019


image045

Bức ảnh "Em bé napalm" nổi tiếng


Bà Kim Phúc được vinh danh sau những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ hoạt động trong công tác nhân quyền và chống bạo lực, hận thù.


“Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc đã nhận được Giải thưởng Dresden trị giá 10.000 euro cho những nỗ lực của bà vì hòa bình.


Giải thưởng Hòa bình Dresden đã được trao hàng năm kể từ năm 2010 tại Semperoper. Giải thưởng lấy tên thành phố Dresden, Đức vì những mất mát mà thành phố xinh đẹp này đã hứng chịu từ những cuộc chiến; đồng thời đưa đến thông điệp: Chiến tranh không phải là phương tiện cuối cùng, đó là phương tiện sai lầm.


Ban tổ chức giải thưởng Dresden cho biết, bà Kim Phúc, 55 tuổi, sống ở Canada, được vinh danh vì những ủng hộ của bà với UNESCO và trẻ em bị thương trong chiến tranh, đồng thời cũng lên tiếng chống lại bạo lực và hận thù.


Những người được vinh danh trước đó bao gồm cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và nhà hoạt động dân quyền người Mỹ Tommie Smith.


Bà Phúc lúc ấy chín tuổi khi một chiếc máy bay thả bom napalm vào làng của bà vào năm 1972 vì cho rằng làng đang che chở quân đội Việt Minh.


Cảnh bà Phúc chạy xuống con đường trong nước mắt, trần trụi và bị bỏng nặng đã được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp lại, người đã giành giải Pulitzer cho bức ảnh vào năm 1973.


Ông Út, lúc đó 21 tuổi, chở Phúc đến bệnh viện, yêu cầu các bác sĩ điều trị. “Tôi đã khóc khi nhìn thấy cô bé chạy”, ông Nick Út chia sẻ vào năm 2012, “Nếu tôi không giúp cô bé và nếu có chuyện gì xảy ra khiến cô bé chết, tôi nghĩ tôi sẽ tự sát sau đó”.


Vài ngày sau khi hình ảnh gây chấn động thế giới, một nhà báo khác phát hiện "em bé napalm" đã qua khỏi cơn nguy kịch.


Christopher Wain, một nhà báo truyền hình người Anh, đã đấu tranh để xin chuyển Phúc đến một đơn vị do Mỹ điều hành, nhằm xử lý những vết thương nghiêm trọng.


“Tôi không biết mình đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với tôi”, bà Phúc nhớ lại, “Tôi tỉnh dậy và nhận ra mình đang trong bệnh viện với rất nhiều đau đớn, và sau đó các y tá vây quanh tôi. Tôi thức dậy với một nỗi sợ hãi khủng khiếp”.


Bà Phúc bị bỏng độ ba ở 30% cơ thể, và đến năm 2015 thì bắt đầu điều trị sẹo. Hoàng Linh./


image046

Bà Phan Thị Kim Phúc nhận giải Dresden Hòa bình. AFP nguồn Thanh Niên.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8539)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7925)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9624)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8410)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9376)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10481)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9360)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10602)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10061)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.