Hợp tác Việt-Nga: Vũ khí, dầu khí và tiền tệ

11 Tháng Chín 20187:56 CH(Xem: 7542)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ TƯ 12 SEP 2018


Hợp tác Việt-Nga: Vũ khí, dầu khí và tiền tệ

image021

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption TBT Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức tới Moscow 5-8/9/2018


Việt Nam đặt mua vũ khí và dịch vụ quân sự từ Nga với tổng trị giá hơn một tỷ đô la, hãng thông tấn Nga TASS tường thuật.


Các đơn hàng được thực hiện trong chuyến đi của Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng tới Moscow, TASS nói, nhưng không cho biết nội dung chi tiết thỏa thuận mới nhất.


Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, và là nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Việt Nam.


Hà Nội là khách hàng lớn thứ ba của Moscow trong các thương vụ mua bán vũ khí, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ra hồi đầu năm nay.


Trước các đơn hàng mới nhất này, quân đội Việt Nam đã mua sáu chiếc tàu ngầm tấn công tối tân Kilo cùng một số tàu chiến, chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự khác của Nga.


"Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh," Nga và Việt Nam hôm thứ Sáu 7/09 ra tuyên bố chung về kết quả chuyến đi.


image022

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thứ trưởng Quốc phòng VN, Thượng tướng Bế Xuân Trường, và Thứ trưởng Khoa học, Giáo dục Nga, Grigory Trubnikov, trong lễ ký kết các văn kiện chung với sự chứng kiến của TBT Trọng và Tổng thống Putin hôm 6/9 tại Sochi, Nga


Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong các nhà nhập khẩu vũ khí tích cực nhất thế giới, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng quyết liệt trong việc xác quyết chủ quyền ở vùng Biển Đông có tranh chấp.


Theo báo cáo của SIPRI, Việt Nam còn có những đơn đặt hàng lớn đối với vũ khí của Israel, Belarus và Cộng hòa Czech, là các nước nằm trong danh sách 25 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới


Hà Nội gần đây cũng mua vũ khí của Mỹ, nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng với các đơn hàng nhỏ với tổng trị giá chưa tới 100 triệu đô la, theo một nguồn tin ngoại giao Hoa Kỳ được VOA Tiếng Việt trích dẫn.


Đối tác chiến lược toàn diện song phương


Tổng Bí thư Trọng có chuyến thăm chính thức Nga từ 5-8/9/2018, và đã có cuộc họp với Tổng thống Putin và tiếp xúc các quan chức hàng đầu khác của Nga.


Ngoài vấn đề hợp tác quân sự và mua vũ khí, nhiều chủ đề quan trọng khác cũng được bàn tới trong chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam.


Hai bên cam kết tiếp tục mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương và "tiếp tục các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực", bản tuyên bố chung nói.


image023

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu


Trong lĩnh vực dầu khí, Moscow và Hà Nội đồng ý phát triển các khu vực thăm dò và khai thác ở ngoài khơi Việt Nam, TASS dẫn nguồn từ văn phòng báo chí Điện Kremlin hôm thứ Bảy.


Đây là nội dung tái khẳng định những gì hai bên đã nêu trong tuyên bố chung, theo đó nói lãnh đạo hai nước "nhất trí hợp tác" trong các hoạt động dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam "phù hợp với luật pháp quốc tế".


Một số dự án đã được nhắc tới trong bản tuyên bố chung là kế hoạch của tập đoàn Gazprom tham gia dự nhà máy điện khí tại Quảng Trị, và kế hoạch của hãng Novatech tham gia dự án xây cảng khí thiên nhiên hóa lỏng và nhà máy điện khí ở Bình Thuận.


Tuy nhiên, nội dung tuyên bố không nhắc tới dự án thuộc hãng dầu khí quốc gia Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu, khu vực thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ, là dự án trở thành tâm điểm chú ý hồi tháng Năm trong cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Trong vấn đề tài chính, tiền tệ, Hà Nội và Moscow đồng ý "tạo điều kiện mở rộng sử dụng đồng nội tệ của hai nước trong thanh toán song phương" và thúc đẩy vai trò của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga "nhằm phục vụ các dự án hợp tác lớn giữa hai nước", nội dung tuyên bố viết./( BBC 9/9/2018)
23 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6863)