Cần khởi tố các cá nhân liên quan đến Formosa?

18 Tháng Năm 20178:06 CH(Xem: 6536)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B  THỨ SÁU 19  MAY 2017

Cần khởi tố các cá nhân liên quan đến Formosa?

image033Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP Image caption Sau hôm 15/5, ông Võ Kim Cự (phải) đã chính thức bị rút khỏi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14


Việc kỷ luật ông Võ Kim Cự và các quan chức liên quan đến sự cố môi trường Formosa chưa thoả đáng, theo ý kiến một số người tại Việt Nam.


Hôm 15/5, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, vì lí do sức khoẻ và vì đã bị Đảng Cộng sản kỷ luật liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra, theo báo chí trong nước.


Ông Cự "không bị Quốc hội bãi nhiệm" mà được "cho thôi nhiệm vụ" theo thẩm quyền của Ủy ban, theo báo Tuổi trẻ.


Nhận định về việc này, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói với BBC:


"Việc Quốc hội cho ông Võ Kim Cựu từ chức một cách êm ái gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có tôi."


"Tôi cứ nghĩ Quốc hội sẽ đem những sai phạm của ông Cự ra xem xét mổ xẻ tại diễn đàn Quốc hội, thay vì chỉ thông qua ủy ban thường vụ."


Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, một trong những người từng gửi đơn kiến nghị bãi nhiệm ông Võ Kim Cự, cho rằng đây là "chỉ dấu cho thấy các cơ quan nhà nước, Quốc Hội đã có những phản ứng nhất định với lời kêu gọi, tâm nguyện của người dân."


Luật sư Trần Vũ Hải thì cho rằng ông Cự "một người bản lĩnh, một người muốn làm việc thiện, nhưng lại dính líu đến Formosa" và "việc rút lui của ông ta là cần thiết, chấp nhận được".


Vẫn chưa thoả đáng

Nhiều người cho rằng chỉ việc cho ông Cự từ chức, và kỷ luật các quan chức liên quan là vẫn chưa thoả đáng so với hậu quả của những sai phạm này đem lại.


Ông Thuận nói thêm rằng: "Phải xử lý cao hơn những người có trách nhiệm, những người ký kết cho thuê đất 70 năm, những người theo dõi giám sát phê chuẩn dự án Formosa."


"Cách giải quyết của chính phủ vẫn chưa triệt để, thấu suốt. Phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi để chuyện như [thảm hoạ môi trường Formosa] không xảy ra nữa."


image032

Bản quyền hình ảnh Hoang Dinh Nam Image caption Nhiều cuộc biểu tình chống Formosa đã diễn ra ở Việt Nam từ tháng 5/2016 đến nay


Luật sư Hà Huy Sơn thì nói "Tôi cho rằng những người bị cách chức, kỷ luật như ông Cự thì không có gì là oan cả, nhưng đây là lỗi của cả hệ thống, của cả thể chế. Với một nhà nước không thượng tôn pháp luật, không phải là một nhà nước pháp quyền, thì hậu quả xảy ra do Formosa là tất yếu."


Còn ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra "đã gây ra tổn hại quá lớn về môi trường và gây hại trực tiếp cho nhiều người dân và những người liên quan phải bị khởi tố theo pháp luật."


Cũng đồng tình với nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng "Chính quyền cần phải khởi tố vụ án này, dựa trên các cơ sở điều tra, để thủ phạm chính liên quan đến Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."


Chính quyền cần phải khởi tố vụ án này, dựa trên các cơ sở điều tra, để thủ phạm chính liên quan đến Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Hà Huy Sơn


Luật sư Hà Huy Sơn từng đâm đơn tố giác tối phạm, gửi đến Bộ Công an sau khi Formosa thừa nhận trách nhiệm trong thảm họa môi trường dẫn đến sự hiện tượng cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung.


Nhưng ông cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi về đơn tố giác từ Bộ Công an.


image034

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Thảm họa môi trường do Formosa gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và cuộc sống của người dân ven biển miền Trung


Hôm 14/4, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương đưa ra danh sách các cá nhân có sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra.


Ủy ban Kiểm tra Trung Ương kết luận rằng các sai phạm "gây ra hậu quả nghiêm trọng" và quyết định thi kỷ luật các quan chức sau:


·Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011-2016).


·Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh


·Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường


·Bùi Cách Tuyến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường


·Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT


·Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định, đánh giá tác động môi trường (2008-2016)


·Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường


Trong khi đó, ông Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng và Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh, bị đề nghị "kiểm điểm, xem xét kỷ luật."


BBC đã tìm cách liên lạc với ông Võ Kim Cự nhưng ông không nhấc máy./ (BBC 17/5/2017)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8227)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10012)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 8955)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 8916)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 8560)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.