Cần khởi tố các cá nhân liên quan đến Formosa?

18 Tháng Năm 20178:06 CH(Xem: 6605)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B  THỨ SÁU 19  MAY 2017

Cần khởi tố các cá nhân liên quan đến Formosa?

image033Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP Image caption Sau hôm 15/5, ông Võ Kim Cự (phải) đã chính thức bị rút khỏi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14


Việc kỷ luật ông Võ Kim Cự và các quan chức liên quan đến sự cố môi trường Formosa chưa thoả đáng, theo ý kiến một số người tại Việt Nam.


Hôm 15/5, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, vì lí do sức khoẻ và vì đã bị Đảng Cộng sản kỷ luật liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra, theo báo chí trong nước.


Ông Cự "không bị Quốc hội bãi nhiệm" mà được "cho thôi nhiệm vụ" theo thẩm quyền của Ủy ban, theo báo Tuổi trẻ.


Nhận định về việc này, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói với BBC:


"Việc Quốc hội cho ông Võ Kim Cựu từ chức một cách êm ái gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có tôi."


"Tôi cứ nghĩ Quốc hội sẽ đem những sai phạm của ông Cự ra xem xét mổ xẻ tại diễn đàn Quốc hội, thay vì chỉ thông qua ủy ban thường vụ."


Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, một trong những người từng gửi đơn kiến nghị bãi nhiệm ông Võ Kim Cự, cho rằng đây là "chỉ dấu cho thấy các cơ quan nhà nước, Quốc Hội đã có những phản ứng nhất định với lời kêu gọi, tâm nguyện của người dân."


Luật sư Trần Vũ Hải thì cho rằng ông Cự "một người bản lĩnh, một người muốn làm việc thiện, nhưng lại dính líu đến Formosa" và "việc rút lui của ông ta là cần thiết, chấp nhận được".


Vẫn chưa thoả đáng

Nhiều người cho rằng chỉ việc cho ông Cự từ chức, và kỷ luật các quan chức liên quan là vẫn chưa thoả đáng so với hậu quả của những sai phạm này đem lại.


Ông Thuận nói thêm rằng: "Phải xử lý cao hơn những người có trách nhiệm, những người ký kết cho thuê đất 70 năm, những người theo dõi giám sát phê chuẩn dự án Formosa."


"Cách giải quyết của chính phủ vẫn chưa triệt để, thấu suốt. Phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi để chuyện như [thảm hoạ môi trường Formosa] không xảy ra nữa."


image032

Bản quyền hình ảnh Hoang Dinh Nam Image caption Nhiều cuộc biểu tình chống Formosa đã diễn ra ở Việt Nam từ tháng 5/2016 đến nay


Luật sư Hà Huy Sơn thì nói "Tôi cho rằng những người bị cách chức, kỷ luật như ông Cự thì không có gì là oan cả, nhưng đây là lỗi của cả hệ thống, của cả thể chế. Với một nhà nước không thượng tôn pháp luật, không phải là một nhà nước pháp quyền, thì hậu quả xảy ra do Formosa là tất yếu."


Còn ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra "đã gây ra tổn hại quá lớn về môi trường và gây hại trực tiếp cho nhiều người dân và những người liên quan phải bị khởi tố theo pháp luật."


Cũng đồng tình với nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng "Chính quyền cần phải khởi tố vụ án này, dựa trên các cơ sở điều tra, để thủ phạm chính liên quan đến Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."


Chính quyền cần phải khởi tố vụ án này, dựa trên các cơ sở điều tra, để thủ phạm chính liên quan đến Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Hà Huy Sơn


Luật sư Hà Huy Sơn từng đâm đơn tố giác tối phạm, gửi đến Bộ Công an sau khi Formosa thừa nhận trách nhiệm trong thảm họa môi trường dẫn đến sự hiện tượng cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung.


Nhưng ông cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi về đơn tố giác từ Bộ Công an.


image034

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Thảm họa môi trường do Formosa gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và cuộc sống của người dân ven biển miền Trung


Hôm 14/4, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương đưa ra danh sách các cá nhân có sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra.


Ủy ban Kiểm tra Trung Ương kết luận rằng các sai phạm "gây ra hậu quả nghiêm trọng" và quyết định thi kỷ luật các quan chức sau:


·Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011-2016).


·Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh


·Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường


·Bùi Cách Tuyến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường


·Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT


·Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định, đánh giá tác động môi trường (2008-2016)


·Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường


Trong khi đó, ông Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng và Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh, bị đề nghị "kiểm điểm, xem xét kỷ luật."


BBC đã tìm cách liên lạc với ông Võ Kim Cự nhưng ông không nhấc máy./ (BBC 17/5/2017)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8539)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7922)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9624)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8410)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9374)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10479)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9359)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10600)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10060)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.