Vụ sát hại anh trai Kim Jong-un

21 Tháng Hai 20176:07 CH(Xem: 8117)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  FEB  2017


Thứ sáu, 17/2/2017 | 20:16 GMT+7


Những câu hỏi về vụ sát hại anh trai Kim Jong-un


Đã có nhiều chi tiết dần được sáng tỏ trong vụ án Kim Jong-nam bị sát hại, tuy nhiên, báo cáo khám nghiệm tử thi vẫn chưa được công bố.

Kim Jong-nam bị tấn công như thế nào?


Kim Jong-nam được cho là đến Malaysia vào ngày 6/2. Ngày 13/2, Jong-nam bị tấn công khi đang đi về phía quầy làm thủ tục để lên chuyến bay về Macau, nơi ông sống phần lớn thời gian. Ít nhất hai người phụ nữ, một người mặc áo có in chữ LOL, đã tiếp cận Kim. Một người đứng trước để đánh lạc hướng. Người còn lại tiếp cận Kim từ phía sau, bịt mặt ông và tấn công ông này bằng chất độc. Cuộc tấn công kết thúc trong vài giây, những người phụ nữ rút khỏi hiện trường.


Giây phút cuối đời của Kim Jong-nam


Kim cảm thấy choáng váng gần như ngay lập tức và cố gắng đi về phía nhà vệ sinh sân bay trước khi quay trở lại để xin giúp đỡ tại bàn thông tin. Nhân viên đưa ông đến phòng y tế của sân bay và gọi xe cứu thương. CCTV cho thấy ông này nằm trên một chiếc ghế bành và dường như nhăn nhó đau đớn khi chờ đợi.


Kim đã kể lại một số chi tiết ngắn gọn về cuộc tấn công nhưng ngay sau đó hôn mê và chết trên đường đến bệnh viện. 36 giờ sau khi ông chết, cơ quan chức năng xác nhận danh tính nạn nhân.


Kim Jong-nam bị sát hại bằng chất độc gì?


Cảnh sát Malaysia nghi ngờ Kim Jong-nam có thể bị trúng độc ricin hoặc tetrodotoxin. Ricin là chất độc được tìm thấy trong hạt thầu dầu và tetrodotoxin được tìm thấy trong cá nóc. Ricin là chất độc cho phản ứng chậm trong khi tetrodotoxin được biết đến là làm tê liệt và giết nạn nhân nhanh chóng.


Nghi phạm bị bắt như thế nào?


CCTV ghi hình một nghi phạm xuống một cầu thang cuốn để đến khu bắt taxi của sân bay bên ngoài sảnh đến. Khi đến lối ra, cô ta dường như vứt đi một chiếc găng tay màu đen mà cô đã đeo - có thể nhằm bảo vệ bản thân trước chất độc.


Cảnh sát đã thu thập biển số và các điểm đến có thể của taxi và bắt giữ ba nghi phạm. Người phụ nữ mặc áo LOL, sử dụng hộ chiếu nước ngoài, xuất hiện tại sân bay vào ngày 15/2 và bị bắt giữ.


Hai người bị bắt còn lại là một nữ nghi phạm mang hộ chiếu Indonesia và một người đàn ông được cho là bạn trai của cô. Cảnh sát đang tìm kiếm 4 người đàn ông được cho là đồng phạm.


Nữ nghi phạm thứ hai rời đồn cảnh sát


Các nghi phạm khai gì?


Người phụ nữ mặc áo LOL nói rằng cô và người bạn nữ đi cùng 4 người đàn ông. 4 người đàn ông nói rằng họ muốn chơi khăm một trong những hành khách và họ chỉ đạo cô phun chất lỏng vào mặt Kim Jong-nam. Cô này biết nói tiếng Anh và tiếng Malaysia đơn giản.


Nữ nghi phạm mang hộ chiếu Indonesia có tên Siti Aishah. Cô này khai đang làm tiếp viên trong một hộp đêm và nói rằng được người đàn ông lạ mặt trả 100 USD tiền thù lao để đóng một cảnh hành hung trong phim. Aishah thực hiện mà không nghi ngờ vì từng nhiều lần nhận lời đóng những cảnh tương tự.


Tuy nhiên, hình ảnh từ camera giám sát tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur cho thấy một ngày trước khi xảy ra vụ tấn công nhằm vào ông Jong-nam, Aishah đã cùng 5 đồng phạm đi quanh nhà ga, thậm chí trêu đùa, xịt chất lỏng vào mặt nhau. Cảnh sát tin rằng những kẻ này đã thám thính an ninh sân bay và chuẩn bị kế hoạch ra tay kỹ lưỡng.


Triều Tiên phản ứng như thế nào?


Các nhà ngoại giao Triều Tiên được cho là đã phản đối việc khám nghiệm tử thi và yêu cầu Malaysia bàn giao thi thể Kim Jong-nam cho Bình Nhưỡng. Cảnh sát Malaysia cho biết họ đã hoàn thành việc khám nghiệm tử thi nhưng chưa công bố chi tiết.


Phương Vũ 


20/2/2017


Việt Nam xác minh nghi phạm Đoàn Thị Hương bị bắt trong vụ giết người ở Malaysia


Quá trình xác minh thông tin Malaysia bắt nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có tên Đoàn Thị Hương chưa có tiến triển do Việt Nam chưa được tiếp xúc lãnh sự với nghi phạm.

"Ngay sau khi có thông tin liên quan đến việc Malaysia bắt giữ một nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam dưới tên Đoàn Thị Hương, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại làm rõ các thông tin liên quan", đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cho biết.


"Tuy nhiên, phía Malaysia cho biết do đây là vụ án nghiêm trọng nên trong vòng 7 ngày chưa cho tiếp xúc lãnh sự đối với các nghi phạm bị bắt giữ. Do đó quá trình xác minh chưa có tiến triển", đại diện Cục Lãnh sự cho hay. 


Thông tin trên được đại diện Cục Lãnh sự đưa ra khi trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin liên quan đến nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có tên Đoàn Thị Hương bị bắt tại Malaysia trong vụ sát hại một công dân Triều Tiên ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2. 


Các cơ quan chức năng trong nước đang phối hợp chặt chẽ để xác minh thông tin và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đang tiếp tục theo dõi sát vụ việc.


Ngày 13/2, công dân Triều Tiên mang hộ chiếu có tên Kim Chol bị hai phụ nữ tấn công tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. 


Hai nữ nghi phạm, trong đó có một người được cho là mang hộ chiếu Việt Nam, đã bị cảnh sát Malaysia bắt giữ. Indonesia xác nhận một nữ nghi phạm là công dân nước này và cho biết đang yêu cầu được tiếp cận lãnh sự để hỗ trợ pháp lý. (theo VNEXPRESS)


Trọng Giáp


Đoàn Thị Hương 'gọi điện về nhà hôm 14/2'

image027

Gia đình Đoàn Thị Hương 'bất ngờ khi nghe tin'


Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói.


Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP:


Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt.


Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia.


Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm.


"Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?" ông nói. "Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được."


Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này.


"Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người," Quyên nói. "Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này."


image028

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Anh trai của Đoàn Thị Hương nói nghi phạm bị bắt ở Malaysia là em gái ông


Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông.


Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô.


Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê.


Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày.


Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa.


Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được.


Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này.


Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương.


Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói.


Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP:


Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt.


Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia.


Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm.


"Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?" ông nói. "Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được."


Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này.


"Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người," Quyên nói. "Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này."


image028

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Anh trai của Đoàn Thị Hương nói nghi phạm bị bắt ở Malaysia là em gái ông


Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông.


Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô.


Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê.


Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày.


Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa.


Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được.


Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này.


Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương./ (BBC 21/2/17)