Khó đoán TT Trump có sẽ dự APEC tại Việt Nam

13 Tháng Hai 20176:25 CH(Xem: 7317)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  BA  14  FEB  2017


Khó đoán TT Trump có sẽ dự APEC tại Việt Nam


13/02/2017


 


image020

Chưa có thông báo từ Tòa Bạch Ốc liệu Tổng thống Trump có nhận lời mời và thực hiện chuyến thăm hay không.


Đại sứ Việt Nam tại Washington mới đây đã nhắc lại lời mời tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và dự hội nghị APEC vào cuối năm nay.


Theo tường thuật trên các báo lớn của Việt Nam, hôm 10/2, Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Mỹ đã tổ chức cuộc tiếp tân dành cho hơn 70 cố vấn, trợ lý thuộc hai viện Quốc hội Mỹ khóa mới. Những vị này đều liên quan đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ với châu Á và Việt Nam.


Tại cuộc tiếp tân, Đại sứ Phạm Quang Vinh thông báo Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Ông nói Việt Nam mong muốn chính quyền, quốc hội và các doanh nghiệp Mỹ tích cực tham gia.


Đại sứ Vinh nhắc lại là lãnh đạo Việt Nam đã mời Tổng thống Donald Trump dự Hội nghị APEC vào tháng 11/2017 và thăm Việt Nam trong dịp này. Cách đây hơn hai tháng, báo chí Việt Nam cho biết vào ngày 4/12/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với ông Donald Trump, khi đó là tổng thống đắc cử, và đã mời vị tổng thống đắc cử thăm Việt Nam, dự hội nghị của 21 nền kinh tế ven Thái Bình Dương.


Chưa có thông báo từ Tòa Bạch Ốc liệu Tổng thống Trump có nhận lời mời và thực hiện chuyến thăm hay không.


Ông Trump lâu nay vẫn đưa ra những tuyên bố xem nhẹ các tổ chức đa phương và muốn các hoạt động của Mỹ “co cụm lại”. Do vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Mỹ, cho rằng khó dự đoán được vị tổng thống Mỹ đương nhiệm sẽ dự APEC ở Việt Nam hay không.


Giáo sư Long nhận định về các tác động trong trường hợp tổng thống Trump không tham dự:


“Ông Trump là người không thích các tổ chức đa phương. APEC là tổ chức cho tất cả Á châu. Nếu ông Trump không đi sang đó để dự thì đó là một cách mà có thể nói là làm nhục các nước trong vùng APEC. Nếu ông Trump không đi được vì lý do gì đó, thì chắc là ngoại trưởng hay là ai khác cũng phải đi bởi vì tất cả vấn đề rất là quan trọng. Nếu mà không theo truyền thống, càng ngày chính phủ của ông Trump sẽ càng bị lẻ loi. Cho nên tôi nghĩ rằng nếu ông Trump không đi ông cũng phải có cử chỉ xin lỗi, hoặc nói bận chuyện gì và phải đưa ít nhất là ngoại trưởng sang bên đó”.


Lần gần đây nhất một tổng thống Mỹ không tham dự APEC là năm 2013. Tổng thống Obama đã hủy việc dự APEC ở Bali, Indonesia do chính phủ Mỹ bị đóng cửa khi những tranh cãi về ngân sách giữa Tòa Bạch Ốc và các đảng viên Cộng hòa tại Quốc hội không ngã ngũ.


Trước đó 7 năm, Việt Nam lần đầu là chủ nhà APEC vào tháng 11/2006 và Tổng thống Mỹ Bush đã dự hội nghị cũng như thăm Việt Nam.


Chính phủ Việt Nam lâu nay vẫn đánh giá sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ và các chuyến thăm của các tổng thống Mỹ như là các động thái giúp “nâng cao vị thế, uy tín và hình ảnh” của Việt Nam.


Trong khi đó, Giáo sư Long đánh giá rằng việc Tổng thống Trump đề ra chính sách “nước Mỹ trên hết” là đi ngược lại những nỗ lực của các tổng thống tiền nhiệm về đa phương hóa các quan hệ, các đối tác trong hàng chục năm qua. Ông cho rằng chính sách đó của ông Trump sẽ làm suy yếu Mỹ:


“Bây giờ Trump muốn Mỹ thành một người cowboy đi một mình thì tôi nghĩ rằng là sẽ làm cho Mỹ yếu thêm chứ không làm cho Mỹ mạnh thêm như ông ta nói. Ông ta không có kinh nghiệm về đối ngoại, cũng không có kinh nghiệm trong vấn đề đối nội. Tôi nghĩ rằng ông sẽ gặp một số bài học rất là cay đắng”.


Trong chưa đầy một tháng nắm quyền, sau những tuyên bố của ông Trump về đi ngược lại đa phương hóa, về bảo hộ mậu dịch, đầu tư vào hạ tầng ở Mỹ, và giảm thuế, thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực với các chỉ số Dow, S&P 500 và Nasdaq tăng trong nhiều ngày.


Tuy nhiên, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cảnh báo cần thận trọng khi đưa ra mối liên hệ giữa các phát biểu của Tổng thống Trump với diễn biến trên thị trường chứng khoán:


“Những tuyên bố của ông này cũng giống như ta chích các liều thuốc tăng sức. Trong một thời gian ngắn, mình cảm thấy mình tăng sức. Nhưng dần dần nó sẽ làm mình suy yếu. Tôi nghĩ là một vài tháng nữa thị trường chứng khoán cũng sẽ xuống chứ không phải là lên đâu. Không thể nhìn thị trường chứng khoán để có thể hiểu được kinh tế của Mỹ trong những năm của Trump sẽ lên hay là xuống. Và tôi nghĩ sẽ xuống chứ không lên vì nhiều việc ông đã hứa không thể làm được”./
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8473)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7866)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9561)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8350)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9320)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10415)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9304)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10524)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9990)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.