Aung San Suu Kyi đến Mỹ: TT obama dỡ bỏ cấm vận Myanmar

18 Tháng Chín 20166:19 CH(Xem: 7310)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 19 SEP 2016


Khi bà Aung San Suu Kyi thăm Mỹ


18/09/2016


TTO - Tuyên bố của tổng thống Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận Myanmar không chỉ là món quà dành cho cá nhân bà Aung San Suu Kyi, mà còn là sự tưởng thưởng cho những nỗ lực của chính quyền mới ở Myanmar.



image081

Bà Aung San Suu Kyi và ông Obama tại Nhà Trắng ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS


Đất nước chúng tôi còn quá nhiều việc để làm, trong đó quan trọng nhất là hòa bình và hòa hợp dân tộc. (Aung San Suu Kyi)


Chuyến thăm Mỹ giữa tuần này của nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi mở ra cơ hội mới cho đất nước hơn 50 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á. Đây là lần thứ hai bà Suu Kyi tới Mỹ kể từ năm 2012 và là lần đầu tiên trên cương vị lãnh đạo Myanmar.


“Tưởng thưởng”


Trong buổi tiếp người mà mình “ngưỡng mộ từ lâu”, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Washington đã sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Myanmar.


“Đó là điều cần làm. Người Myanmar phải được tưởng thưởng vì đường lối kinh tế mới và chính phủ mới” - ông Obama nói khi gặp cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14-9.


Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những động thái quan trọng nhất của dỡ bỏ cấm vận là việc thôi không áp dụng “tuyên bố khẩn cấp quốc gia” vốn liệt Myanmar vào loại “đe dọa đặc biệt đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”.


Tuyên bố này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1997 và được gia hạn hằng năm. Việc vô hiệu hóa tuyên bố sẽ “giải phóng” 111 tổ chức, cá nhân khỏi danh sách đen mà Mỹ cấm cửa làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Myanmar.


Đồng thời, nó cũng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngọc bích từ Myanmar.


Ngoài ra, ông Obama cũng cho biết Mỹ sẽ dành cho Myanmar một số ưu đãi thương mại, chẳng hạn sẽ đưa Myanmar trở lại danh sách các nước được hưởng Hệ thống ưu đãi phổ quát (GSP), một cơ chế miễn thuế đối với hàng hóa từ các nước nghèo và đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.


Theo Tổng thống Obama, việc dỡ bỏ cấm vận kinh tế và khôi phục quy chế GSP cho Myanmar một mặt sẽ góp phần phát triển giao thương và kinh tế của Myanmar, mặt khác “sẽ khích lệ các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ tăng cường đầu tư vào Myanmar”.


Ông Obama cho biết việc dỡ bỏ cấm vận sẽ được thực hiện sớm nhưng không nói rõ thời điểm cụ thể. Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Obama còn thời gian từ nay đến khi hết nhiệm kỳ vào tháng 1-2017 để biến lời hứa thành hiện thực.


Tuy nhiên, một nguồn tin tiết lộ với Myanmar Times rằng điều này sẽ sớm xảy ra, cùng lắm là “trong vòng một tuần nữa”.


Năm 2012, sau 22 năm gián đoạn, Mỹ đã chính thức bổ nhiệm đại sứ tại Myanmar. Tiếp đó, hàng loạt tổ chức, tập đoàn lớn của Mỹ bắt đầu hiện diện tại quốc gia này, trong đó có USAID, OPIC, Ex-Im Bank...


Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại Mỹ - Myanmar cũng như đầu tư của Mỹ tại Myanmar vẫn còn đang rất khiêm tốn.


Theo báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Myanmar chỉ đạt 227 triệu USD, nhập khẩu 144 triệu USD.


Còn theo số liệu của Chính phủ Myanmar, đầu tư của Mỹ vào quốc gia này hiện mới chỉ là 248 triệu USD, thua xa Trung Quốc đại lục (18 tỉ USD), Singapore (13 tỉ USD) và Hong Kong (7 tỉ USD).


Còn nhiều việc phải làm


Dù đã ghi nhận và tưởng thưởng, Washington vẫn chưa thể “cởi mở” hết thảy với Naypyidaw.


Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sẽ vẫn duy trì một số điều khoản hạn chế đối với Myanmar như từ chối cấp visa cho một số trường hợp, cấm buôn bán vũ khí, “cấm cửa” 21 cá nhân, 10 doanh nghiệp có liên quan tới ma túy và 2 cá nhân có liên hệ với CHDCND Triều Tiên...


Nhiều nhà phân tích của Mỹ cũng cảnh báo chính quyền vẫn còn quá sớm để “hào hứng” với Myanmar khi cá nhân bà Aung San Suu Kyi cũng như chính phủ mới còn quá nhiều việc phải làm để chuyển một nhà nước quân sự có truyền thống lâu năm thành một nhà nước dân sự thực thụ, biến một xã hội tù túng, kiểm soát, đầy hận thù, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo thành một xã hội dân chủ, văn minh.


Chính bà Aung San Suu Kyi, tại cuộc gặp với ông Obama, cũng đã thừa nhận là “còn nhiều việc phải làm”. Bà cũng không ngần ngại đề cập tới “chiếc vòng kim cô” - hiến pháp năm 2008, vốn đang trói tay, trói chân bà cũng như chính phủ mới.


“Chúng tôi chưa thể hoàn toàn dân chủ vì hiến pháp trao quá nhiều quyền lực chính trị đặc biệt cho quân đội” - bà Suu Kyi thừa nhận với tổng thống Mỹ.


“Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để sửa đổi hiến pháp, để đất nước chúng tôi thực sự là một liên bang dân chủ, đúng như mơ ước của ông cha” - bà Suu Kyi nói.


Trăn trở của bà Suu Kyi cũng chính là điều mà chính giới Mỹ lo ngại: “hàm lượng” quân sự trong một chính phủ dân sự vẫn còn quá đậm đặc.


Cụ thể, theo hiến pháp Myanmar năm 2008, quân đội được dành quá nhiều đặc quyền, trong đó đáng kể nhất là: quân đội không chịu sự kiểm soát của tổng thống, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang là thống soái tất cả các lực lượng vũ trang quốc gia, chiếm 6 trong tổng số 11 thành viên của Hội đồng an ninh và quốc phòng Myanmar, chiếm 25% số ghế trong quốc hội liên bang và hội đồng địa phương...


Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế lớn của Myanmar nắm giữ các lĩnh vực quan trọng như khoáng sản, giao thông vận tải, dịch vụ, khách sạn... đều có mối quan hệ mật thiết với quân đội.


Chưa hết, chính quyền Myanmar cũng đang phải vật lộn với nhiều vấn đề gai góc do lịch sử để lại như nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... Đây đều là những “tiêu điểm” mà Washington đang “soi” để đi đến quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Naypyidaw hay chưa.


Nửa năm chính quyền dân sự


Ngày 15-3-2016, với 360 phiếu ủng hộ trong tổng số 652 phiếu, ông Htin Kyaw (69 tuổi, Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ - NLD) được quốc hội bầu làm tổng thống mới, trở thành tổng thống của chính phủ dân sự đầu tiên ở Myanmar sau hơn nửa thế kỷ nước này nằm dưới sự quản lý của chính quyền quân đội.


Trước đó, Đảng NLD do bà Suu Kyi đứng đầu đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11-2015, với gần 80% số ghế ở cả hai viện trong quốc hội.


Sáu tháng qua là khoảng thời gian ngắn ngủi và mới chỉ là giai đoạn chuyển đổi nhưng chính phủ mới cũng đã kịp “ghi” được một số “bàn thắng” ngoạn mục, đặc biệt là trong vấn đề gai góc: hòa hợp, hòa giải dân tộc.


Tháng 5-2016, chính quyền Tổng thống Htin Kyaw đã cải tổ ủy ban chung về đối thoại hòa bình liên bang, chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn trên cả nước do chính phủ trước đưa ra. Tháng 7-2016, cải tổ Trung tâm hòa bình Myanmar và thành lập Trung tâm hòa bình và hòa giải sắc tộc.


Tháng 8-2016, thành lập hội đồng cố vấn do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đứng đầu nhằm tìm ra những giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở bang Rakhine, nơi bị tố cáo ngược đãi người thiểu số Hồi giáo Rohingya...

 


Thực quyền còn cao hơn tổng thống


Ấp ủ tham vọng trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự Myanmar trong hàng chục năm miệt mài đấu tranh cho dân chủ nhưng bà Aung San Suu Kyi không thể bước qua được “vòng kim cô” hiến pháp (vì bà có chồng và con mang quốc tịch nước ngoài).


Để hợp pháp hóa nhân vật quyền lực nhất đất nước, một chức danh “lạ” ra đời: cố vấn nhà nước.


Theo đó, ngày 6-4-2016, Tổng thống Htin Kyaw đã ký ban hành “luật cố vấn nhà nước”. Luật này, trước đó đã được thông qua ở thượng viện (1-4) và hạ viện (5-4), quy định cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi có nhiệm kỳ tương đồng với Tổng thống Htin Kyaw.


Trên thực tế, quyền lực của bà Suu Kyi còn cao hơn tổng thống. Các sắc lệnh và văn kiện quan trọng của Nhà nước Myanmar đều do Văn phòng cố vấn nhà nước ban hành.


Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi còn lấy tư cách bộ trưởng ngoại giao để bảo đảm can dự tất cả các công việc ngoại giao quan trọng của Myanmar.


NHẬT HUY

07 Tháng Mười 2014(Xem: 10662)
Năm 1623, khi chúa Nguyễn mượn đất Prei Nokor của vua Khmer để đặt trạm thu thuế, thì nơi đây dân cư đã đông đúc. Họ là người Việt từ Quảng Nam vào, người Việt từ Hải Nam, Triều Châu tới.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 10148)
Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15856)
Phe chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã giật sập một bức tượng Lenin ở trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, trong một hành động được chính quyền ủng hộ. Người dân đứng xem đã reo hò và nhảy cẫng ăn mừng khi bức tượng sụp xuống. Bức tượng này từng được người biểu tình thân Nga ở thành phố mà đa số người dân nói tiếng Nga này bảo vệ khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10767)
Vào giữa tháng 9 năm nay, Đại học Corvinus ở Budapest, thủ đô Hungary đã cho dọn đi bức tượng ông tổ chủ nghĩa cộng sản, triết gia Đức Karl Marx.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 9344)
Philippines và Liên minh châu Âu thể hiện lập trường đồng nhất trong việc sử dụng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Hai 15 tháng 9 nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso rằng, Philippines "vẫn quyết tâm thúc đẩy một giải pháp hoà bình, dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông." Ông Aquino nói ông tin giải pháp khả thi và hiệu quả duy nhất là dựa trên luật pháp quốc tế.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10004)
Philippines ngày 11/9 chính thức khai trương cuộc triển lãm trưng bày các bản đồ cổ cho thấy bãi cạn Scarborough (còn được gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông là một phần thuộc lãnh thổ Philippines.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 9592)
Có lẽ lần này những ngòi bút chỉ trích ông Obama từ nhiều năm qua (con số này không nhỏ trong cộng đồng người Việt chúng ta) sẽ rất hả hê vui mừng vì coi như đã nắm chắc được bằng chứng để biện minh cho những bài viết của họ từ bấy lâu nay là đúng như thần khi họ luôn chê bai tài lãnh đạo của vị tổng thống da đen đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 9605)
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
25 Tháng Tám 2014(Xem: 9825)
Một quan chức Quốc hội Campuchia bác bỏ thông tin nói Campuchia hứa với Việt Nam sẽ trừng phạt những người đốt cờ Việt Nam tại Phnom Penh.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 9677)
Chủ tịch QH Samdech Heng Samrin nói phía Campuchia lấy làm tiếc về hành động biểu tình và đốt quốc kỳ VN của một nhóm đối tượng quá khích, mong Chính phủ và nhân
17 Tháng Tám 2014(Xem: 9642)
“Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận hòa bình thỏa hiệp, mọi quốc gia dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm đều sẽ phải trả giá", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng trả lời VnExpress bên lề Hội nghị Đối ngoại đa phương.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9787)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 9208)
Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á- EAS và Diễn đàn Khu vực ASEAN với sự tham gia của 27 quốc gia tại thủ đô Naypyitaw của Miến Điện vừa kết thúc hôm chủ nhật 10 tháng 8.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9903)
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một chi tiết thú vị là tôi lại gặp chính ông Lê Đình Thịnh - điều tra viên mà vào năm 2012 đã tham gia bắt và hỏi cung tôi. Lần này, điều tra viên hỏi khá nhiều về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nội dung xoay quanh mục đích tôn chỉ của Hội và một số vấn đề khác. Có vẻ họ rất quan tâm đến tiêu chí “hoạt động ôn hòa” của Hội và cố gắng dò tìm xem hội này thực sự ôn hòa hay có định xách động dân chúng không.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 15081)
Tôi không nghĩ ông bị xúc phạm vì ai đó ghi sai binh chủng của ông. Tôi nghĩ có thể ông McCain bị xúc phạm vì hai bức hình mà ông PQN tặng cho ông. Có thể vì ông nói tiếng Anh nhanh nên phóng viên nghe không rõ, hay có thể người phiên dịch cố gắng làm “nhẹ” đi vấn đề, nên mới lấy vụ binh chủng ra làm cái cớ. Nếu ông bị xúc phạm vì ghi sai binh chủng, thì chắc ông cũng bị xúc phạm vì ai đó viết sai tên của ông. Do đó, tôi nghĩ chính hai tấm hình làm quà đó mới là thủ phạm làm ông bị xúc phạm.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11238)
Trong lúc Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva công nhận một nước Việt Nam độc lập sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị thực dân, những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiếp tục là đề tài bàn luận của người dân.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10668)
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần hai của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt Nam sẽ 'không là đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào'.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 9684)
Các cuộc biểu tình phản đối bạo động ở Việt Nam đã diễn ra tại Đài Loan và Hong Kong hồi tháng Năm Việt Nam vừa có phản ứng trước bình luận của Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong đó nói Hà Nội "thiếu thành thật" trong việc bồi thường cho doanh nghiệp Đài Loan bị thiệt hại do các vụ bạo động hồi tháng Năm. Nhận định trên được ông Giang đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC tiếng Trung hôm 21/7 tại Đài Bắc
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 12262)
Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12820)
Cuộc gây rối trước cổng sứ quán Việt Nam diễn ra sáng nay thứ Hai 21/7 tại Phnom Penh, Campuchia do một số tổ chức phản động ở Campuchia cầm đầu. Đây là vụ gây rối lần thứ hai sau vụ quấy rối, đe dọa và cản trở hoạt động của cơ quan sứ quán hôm 8.7