Aung San Suu Kyi đến Mỹ: TT obama dỡ bỏ cấm vận Myanmar

18 Tháng Chín 20166:19 CH(Xem: 7317)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 19 SEP 2016


Khi bà Aung San Suu Kyi thăm Mỹ


18/09/2016


TTO - Tuyên bố của tổng thống Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận Myanmar không chỉ là món quà dành cho cá nhân bà Aung San Suu Kyi, mà còn là sự tưởng thưởng cho những nỗ lực của chính quyền mới ở Myanmar.



image081

Bà Aung San Suu Kyi và ông Obama tại Nhà Trắng ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS


Đất nước chúng tôi còn quá nhiều việc để làm, trong đó quan trọng nhất là hòa bình và hòa hợp dân tộc. (Aung San Suu Kyi)


Chuyến thăm Mỹ giữa tuần này của nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi mở ra cơ hội mới cho đất nước hơn 50 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á. Đây là lần thứ hai bà Suu Kyi tới Mỹ kể từ năm 2012 và là lần đầu tiên trên cương vị lãnh đạo Myanmar.


“Tưởng thưởng”


Trong buổi tiếp người mà mình “ngưỡng mộ từ lâu”, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Washington đã sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Myanmar.


“Đó là điều cần làm. Người Myanmar phải được tưởng thưởng vì đường lối kinh tế mới và chính phủ mới” - ông Obama nói khi gặp cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14-9.


Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những động thái quan trọng nhất của dỡ bỏ cấm vận là việc thôi không áp dụng “tuyên bố khẩn cấp quốc gia” vốn liệt Myanmar vào loại “đe dọa đặc biệt đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”.


Tuyên bố này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1997 và được gia hạn hằng năm. Việc vô hiệu hóa tuyên bố sẽ “giải phóng” 111 tổ chức, cá nhân khỏi danh sách đen mà Mỹ cấm cửa làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Myanmar.


Đồng thời, nó cũng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngọc bích từ Myanmar.


Ngoài ra, ông Obama cũng cho biết Mỹ sẽ dành cho Myanmar một số ưu đãi thương mại, chẳng hạn sẽ đưa Myanmar trở lại danh sách các nước được hưởng Hệ thống ưu đãi phổ quát (GSP), một cơ chế miễn thuế đối với hàng hóa từ các nước nghèo và đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.


Theo Tổng thống Obama, việc dỡ bỏ cấm vận kinh tế và khôi phục quy chế GSP cho Myanmar một mặt sẽ góp phần phát triển giao thương và kinh tế của Myanmar, mặt khác “sẽ khích lệ các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ tăng cường đầu tư vào Myanmar”.


Ông Obama cho biết việc dỡ bỏ cấm vận sẽ được thực hiện sớm nhưng không nói rõ thời điểm cụ thể. Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Obama còn thời gian từ nay đến khi hết nhiệm kỳ vào tháng 1-2017 để biến lời hứa thành hiện thực.


Tuy nhiên, một nguồn tin tiết lộ với Myanmar Times rằng điều này sẽ sớm xảy ra, cùng lắm là “trong vòng một tuần nữa”.


Năm 2012, sau 22 năm gián đoạn, Mỹ đã chính thức bổ nhiệm đại sứ tại Myanmar. Tiếp đó, hàng loạt tổ chức, tập đoàn lớn của Mỹ bắt đầu hiện diện tại quốc gia này, trong đó có USAID, OPIC, Ex-Im Bank...


Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại Mỹ - Myanmar cũng như đầu tư của Mỹ tại Myanmar vẫn còn đang rất khiêm tốn.


Theo báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Myanmar chỉ đạt 227 triệu USD, nhập khẩu 144 triệu USD.


Còn theo số liệu của Chính phủ Myanmar, đầu tư của Mỹ vào quốc gia này hiện mới chỉ là 248 triệu USD, thua xa Trung Quốc đại lục (18 tỉ USD), Singapore (13 tỉ USD) và Hong Kong (7 tỉ USD).


Còn nhiều việc phải làm


Dù đã ghi nhận và tưởng thưởng, Washington vẫn chưa thể “cởi mở” hết thảy với Naypyidaw.


Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sẽ vẫn duy trì một số điều khoản hạn chế đối với Myanmar như từ chối cấp visa cho một số trường hợp, cấm buôn bán vũ khí, “cấm cửa” 21 cá nhân, 10 doanh nghiệp có liên quan tới ma túy và 2 cá nhân có liên hệ với CHDCND Triều Tiên...


Nhiều nhà phân tích của Mỹ cũng cảnh báo chính quyền vẫn còn quá sớm để “hào hứng” với Myanmar khi cá nhân bà Aung San Suu Kyi cũng như chính phủ mới còn quá nhiều việc phải làm để chuyển một nhà nước quân sự có truyền thống lâu năm thành một nhà nước dân sự thực thụ, biến một xã hội tù túng, kiểm soát, đầy hận thù, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo thành một xã hội dân chủ, văn minh.


Chính bà Aung San Suu Kyi, tại cuộc gặp với ông Obama, cũng đã thừa nhận là “còn nhiều việc phải làm”. Bà cũng không ngần ngại đề cập tới “chiếc vòng kim cô” - hiến pháp năm 2008, vốn đang trói tay, trói chân bà cũng như chính phủ mới.


“Chúng tôi chưa thể hoàn toàn dân chủ vì hiến pháp trao quá nhiều quyền lực chính trị đặc biệt cho quân đội” - bà Suu Kyi thừa nhận với tổng thống Mỹ.


“Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để sửa đổi hiến pháp, để đất nước chúng tôi thực sự là một liên bang dân chủ, đúng như mơ ước của ông cha” - bà Suu Kyi nói.


Trăn trở của bà Suu Kyi cũng chính là điều mà chính giới Mỹ lo ngại: “hàm lượng” quân sự trong một chính phủ dân sự vẫn còn quá đậm đặc.


Cụ thể, theo hiến pháp Myanmar năm 2008, quân đội được dành quá nhiều đặc quyền, trong đó đáng kể nhất là: quân đội không chịu sự kiểm soát của tổng thống, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang là thống soái tất cả các lực lượng vũ trang quốc gia, chiếm 6 trong tổng số 11 thành viên của Hội đồng an ninh và quốc phòng Myanmar, chiếm 25% số ghế trong quốc hội liên bang và hội đồng địa phương...


Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế lớn của Myanmar nắm giữ các lĩnh vực quan trọng như khoáng sản, giao thông vận tải, dịch vụ, khách sạn... đều có mối quan hệ mật thiết với quân đội.


Chưa hết, chính quyền Myanmar cũng đang phải vật lộn với nhiều vấn đề gai góc do lịch sử để lại như nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... Đây đều là những “tiêu điểm” mà Washington đang “soi” để đi đến quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Naypyidaw hay chưa.


Nửa năm chính quyền dân sự


Ngày 15-3-2016, với 360 phiếu ủng hộ trong tổng số 652 phiếu, ông Htin Kyaw (69 tuổi, Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ - NLD) được quốc hội bầu làm tổng thống mới, trở thành tổng thống của chính phủ dân sự đầu tiên ở Myanmar sau hơn nửa thế kỷ nước này nằm dưới sự quản lý của chính quyền quân đội.


Trước đó, Đảng NLD do bà Suu Kyi đứng đầu đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11-2015, với gần 80% số ghế ở cả hai viện trong quốc hội.


Sáu tháng qua là khoảng thời gian ngắn ngủi và mới chỉ là giai đoạn chuyển đổi nhưng chính phủ mới cũng đã kịp “ghi” được một số “bàn thắng” ngoạn mục, đặc biệt là trong vấn đề gai góc: hòa hợp, hòa giải dân tộc.


Tháng 5-2016, chính quyền Tổng thống Htin Kyaw đã cải tổ ủy ban chung về đối thoại hòa bình liên bang, chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn trên cả nước do chính phủ trước đưa ra. Tháng 7-2016, cải tổ Trung tâm hòa bình Myanmar và thành lập Trung tâm hòa bình và hòa giải sắc tộc.


Tháng 8-2016, thành lập hội đồng cố vấn do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đứng đầu nhằm tìm ra những giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở bang Rakhine, nơi bị tố cáo ngược đãi người thiểu số Hồi giáo Rohingya...

 


Thực quyền còn cao hơn tổng thống


Ấp ủ tham vọng trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự Myanmar trong hàng chục năm miệt mài đấu tranh cho dân chủ nhưng bà Aung San Suu Kyi không thể bước qua được “vòng kim cô” hiến pháp (vì bà có chồng và con mang quốc tịch nước ngoài).


Để hợp pháp hóa nhân vật quyền lực nhất đất nước, một chức danh “lạ” ra đời: cố vấn nhà nước.


Theo đó, ngày 6-4-2016, Tổng thống Htin Kyaw đã ký ban hành “luật cố vấn nhà nước”. Luật này, trước đó đã được thông qua ở thượng viện (1-4) và hạ viện (5-4), quy định cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi có nhiệm kỳ tương đồng với Tổng thống Htin Kyaw.


Trên thực tế, quyền lực của bà Suu Kyi còn cao hơn tổng thống. Các sắc lệnh và văn kiện quan trọng của Nhà nước Myanmar đều do Văn phòng cố vấn nhà nước ban hành.


Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi còn lấy tư cách bộ trưởng ngoại giao để bảo đảm can dự tất cả các công việc ngoại giao quan trọng của Myanmar.


NHẬT HUY

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8473)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7867)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9562)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8351)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9320)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10415)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9305)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10524)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9990)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.