Bắc Kinh quyến rũ Myanmar, Aung San Suu Kyi tương kế tựu kế

01 Tháng Chín 20161:05 SA(Xem: 7258)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 02  SEP 2016


Bắc Kinh quyến rũ Myanmar, Aung San Suu Kyi tương kế tựu kế


(GDVN) - Với thời thế hiện nay bà Aung San Suu Kyi phải chọn cho Myanmar nâng tầm chiến lược với Trung Quốc trước Hoa Kỳ, ngược với Singapore.


Trong thời gian từ ngày 17/8 đến 21/8 vừa qua, Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi đã có chuyến thăm tới Trung Quốc.


Bà Aung San Suu Kyi đã được Trung Nam Hải tiếp đón rất trọng thị cùng những hứa hẹn về tiến trình hòa giải dân tộc và phát triển kinh tế đầy hấp dẫn, theo Reuters. [1]


Bắc Kinh đã tặng bà Aung San Suu Kyi món quà ý nghĩa. Đó là bức thư có chữ ký của đại diện ba nhóm sắc tộc nổi dậy ngoan cố, vốn được trang bị đầy đủ vũ khí và có quan hệ với Trung Quốc, tuyên bố ý định tham gia hội nghị hòa bình mà bà Aung San Suu Kyi sẽ tổ chức trong tháng 8/2016. [4]


Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết, trong chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi, hai bên muốn tìm kiếm giải pháp cho dự án thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư tại bắc Myanmar, vốn bị đình lại từ thời Tổng thống Thein Sein.


Hai bên nhất trí việc Trung Quốc xây dựng hai bệnh viện ở hai thành phố lớn nhất của Myanmar, là Yangon và Mandalay. Một cây cầu sẽ được Trung Quốc xây dựng tại Kunlong, nhằm hạn chế hoạt động của những nhóm sắc tộc Trung Quốc, ảnh hưởng tới an ninh biên giới. 


image041

Bà Aung San Suu Kyi được Trung Quốc tiếp đón với nghi thức nhà nước do ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng chủ trì. Ảnh: flipboard.com.


Tuy nhiên theo cá nhân người viết, điều Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là hiện thực hoá tham vọng xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt qua miền bắc Myanmar tới Vịnh Bengal.


Từ đó giúp thúc đẩy thương mại của Trung Quốc từ Trung Đông mà không phải đi qua Biển Đông. [4]


Dự án “4 trong 1” gồm tuyến đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí, đường bộ và đường sắt sẽ làm thay đổi chiến thuật của Trung Nam Hải tại Biển Đông.


Chiến lược “Con đường tơ lụa mới” sẽ được hiện thực hoá dễ dàng hơn với kế sách đi tắt đón đầu mà Bắc Kinh vừa hoàn tất việc khởi phát từ Hy Lạp.

Sự lợi hại của Dự án “4 trong1” 


Có thể thấy rằng việc “bẻ nanh” của Iran đã gây ra nhiều phiền luỵ cho Washington, trong đó nguy hại nhất là việc các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông đã hạ tầm trong quan hệ với cường quốc quân sự này, vốn được xem vừa là bệ đỡ, vừa là rào chắn của họ.


Song điều nguy hiểm hơn là các đối thủ của Hoa Kỳ nhân cơ hội này đã kết nối, nâng tầm quan hệ với các đồng minh cũ của Washington tại Trung Đông.


Cả Nga và Trung Quốc đều có những bước đột phá vào sân sau của Mỹ tại vùng đất khói lửa này.


Bắc Kinh đã quyến rũ Pakistan và Nepal để thực hiện việc khai thác lợi ích từ Trung Đông đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, do người khổng lồ Ấn Độ án ngữ cả hai quốc gia này nên những kết quả đạt được không như Bắc Kinh mong đợi.


Khi kế sách đi tắt đón đầu trong việc hiện thực hoá nhanh chóng chiến lược “Con đường tơ lụa mới” có được trụ móng quan trọng nhất tại Hy Lạp, thì cũng là lúc Bắc Kinh hướng tới việc khai thác lợi ích từ con đường chiến lược này, cho dù nó mới ở giai đoạn thành hình.


Thủ đoạn “mỡ nó rán nó” trong triển khai chiến lược “Con đường tơ lụa mới” có thể được xem là ý tưởng tuyệt vời của Bắc Kinh.


Khi nhánh đường bộ có chí phí quá lớn, nhánh đường thuỷ thì gặp rào cản bởi phán quyết của Toà Trọng tài, khiến Bắc Kinh phải tìm đường đi tắt.


Người viết cho rằng, Trung Nam Hải đã nhận ra con đường đi ngang qua Myanmar là cách đi tắt đón đầu lợi hại nhất.


Bắc Kinh đã khởi phát Dự án “4 trong 1” với ba giai đoạn.


Giai đoạn I là dự án “2 trong 1” – xây dựng 2 đường ống dẫn dầu và khí và đã được Myanmar chấp thuận.


Giai đoạn II là dự án “3 trong 1” – xây dựng tuyến đường sắt song song với 2 đường dẫn dầu, khí đốt.


Giai đoạn III là dự án “4 trong 1” – xây dựng tuyến đường bộ song song với đường dẫn dầu – khí và đường sắt.


Từ Trung Hoa đại lục những chuyến tàu lợi ích sẽ chạy thẳng tới vịnh Bengal.


Trong tương lai, tuyến đường sắt từ Myanmar có thể chia nhánh kết nối với những tuyến đường sắt Trung – Thái hay Trung – Lào mà Bắc Kinh đã và đang xúc tiến.


image043

Hình ảnh cho thấy sự lợi hại của dự án “4 trong 1” mà Bắc Kinh theo đuổi. Ảnh: Reuters.


Đường bộ từ Myanmar có thể rẽ nhánh qua Thái Lan, kết nối với Campuchia, thông tuyến cho Phnom Penh – Bắc Kinh.


Trên biển, từ vịnh Bengal, Trung Quốc có thể hướng mũi nhọn chiến lược về phía nam, qua vịnh Thái Lan, kết nối với Đông Nam Á, thẳng xuống Nam Thái Bình Dương, kết nối với Australia và các quốc gia trong khu vực.


Nếu hướng về phía tây sẽ tới sườn đông của châu Phi.


Đặc biệt, khi mũi nhọn chiến lược của Trung Quốc hướng lên phía bắc, qua Ấn Độ Dương tới Trung Đông và kết nối với móng trụ chiến lược tại Hy Lap.


Như vậy, Bắc Kinh sẽ tham gia kiểm soát cả Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.


Hệ thống đường bộ và đường thuỷ của Dự án “4 trong 1” sẽ giúp Bắc Kinh có thể kiểm soát gần như toàn bộ khu vực vận hành của TPP và kiềm toả Ấn Độ - đối thủ tiềm tàng nguy hiểm nhất.


Con đường tạm qua Myanmar đã làm cho Dự án “4 trong 1” lợi hại vô cùng.


Tính khả thi của Dự án “4 trong 1”


Người viết cho rằng, Dự án “4 trong 1” sẽ được Naypyidaw chấp thuận và cũng sẽ được Washington đồng thuận vì nhiều lẽ. Quan trọng nhất vẫn là lợi ích của các bên được trung hoà và đạt tới mức cao nhất trong dự án này, từ dự án này.


Bắc Kinh sẽ tập trung nguồn lực cho dự án thế kỷ.


Trong thời gian tới, có thể Bắc Kinh sẽ không “phóng lao” theo những dự án khổng lồ kiểu như đường sắt tại Indonesia, hay những dự án thuỷ điện hoặc khai khoáng đang gặp rắc rối tại lục địa đen, hoặc châu Mỹ Latinh xa xôi.


Bắc Kinh sẽ tập trung sức người sức của cho dự án trọng điểm tại Myanmar, ngay khi có sự chấp thuận và đạt được sự đồng thuận của các đối tác.


Hiện nay dự án “2 trong 1” đã được chấp thuận, do vậy Bắc Kinh sẽ nhanh chóng hoàn tất dự án tiền khả thi cho giai đoạn “3 trong 1”.


Việc trải thảm đón tiếp Ngoại trưởng Myanmar cho thấy Trung Nam Hải đã sẵn sàng, thậm chí là nóng lòng chờ đợi dự án quan trọng này.


Vì vậy, chắc chắn phác thảo kỹ thuật cho giai đoạn “4 trong 1” cũng đã được Bắc Kinh gửi tới Naypyidaw sau chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi.  


Với Myanmar thì sao? Người viết cho rằng, đây là cơ hội mà Myanmar muốn từ chối cũng không được.


Có thể nhận diện quan điểm của bà Aung San Suu Kyi trong chiến lược đối ngoại cho Myanmar thời kỳ mới không khác gì cố Thủ tướng Lý Quang Diệu thời Singapore lập quốc. 


Đó là xây dựng chiến lược đối ngoại xoay quanh hai đối tác quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Tuy nhiên, với thời thế hiện nay bà Aung San Suu Kyi phải chọn cho Myanmar nâng tầm chiến lược với Trung Quốc trước Hoa Kỳ, ngược với Singapore.


Bởi lẽ, với Hiến pháp hiện hành, quân đội Myanmar còn đóng vai trò rất lớn trong quản lý và điều hành đất nước, trong đó có việc nắm quyền điều hành những thực thể kinh tế quan trọng.


Điều đó đang bị xem là rào cản cho kết nối và nâng tầm chiến lược với Hoa Kỳ và phương Tây. Thời kỳ quá độ từ chuyên chế bảo thủ sang dân chủ cởi mở tại Myanmar sẽ phải diễn ra trong thời gian cả thập kỷ.


Trong khi yêu cầu phải nhanh chóng chứng minh khả năng quản lý đất nước bằng việc khai thác lợi ích cho Myanmar đã trở thành sức ép với chính quyền của NLD.


Không thể lãng phí thời gian chờ đợi cơ hội từ Hoa Kỳ, do đó việc lựa chọn nâng tầm quan hệ với Trung Quốc là hợp lý với Myanmar. Song quan trọng nhất là quyết định của Naypyidaw sẽ nhận được sự bảo đảm của Washington.

Còn với Hoa Kỳ thì việc nhường Trung Quốc đi trước trong kết nối quan hệ chiến lược với Myanmar là lựa chọn “thả con săn sắt bắt con cá rô”. 


Trong lúc này, chính quyền của Tổng thống Barak Obama rất cần sự “ủng hộ” từ Bắc Kinh để đảm bảo cho ứng cử viên Hillary thắng cử.


Bên cạnh đó là làm sao để giảm căng thẳng tại Biển Đông, vì đây là khu vực quan trọng nhất của TPP cũng như trục chiến lược đối ngoại mới của Hoa Kỳ.


Khi Bắc Kinh chọn dự án “4 trong 1” để thực hiện kế sách đi tắt đón đầu thì đây là cơ hội để Washington làm giá với Bắc Kinh.


Như vậy, dù có thể nhận diện sự lợi hại của Dự án “4 trong 1” nhưng Washington sẽ đồng thuận với Naypyidaw và Bắc Kinh để đổi lấy sự an toàn cho chiến lược quan hệ đối ngoại mới của mình


Bởi thế tính khả thi của Dự án “4 trong 1” là rất cao.


Dự án “4 trong 1” sẽ chỉ tạo ra khoảng lặng nhất thời tại Biển Đông 


Có thể thấy rằng, kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Cố vấn An ninh Mỹ Susan Rice ngay sau phán quyết của Toà Trọng tài, đã thể hiện ngày càng rõ nét trong các quyết sách và hành động gần đây của Bắc Kinh và Washington.


Mục đích tối quan trọng là đảm bảo cho đảng Dân chủ tiếp tục làm chủ Toà Bạch Ốc.


Tuy nhiên, việc ngầm “ủng hộ” Obama để giúp Hillary thắng cử, sẽ khiến cho Bắc Kinh đối mặt với hiểm nguy. Bởi lẽ với Bắc Kinh, nước Mỹ của Trump dễ đối phó hơn với nước Mỹ của Hillary.


Khi Bắc Kinh được Washington nhẹ nhàng trong thể hiện quan điểm về phán quyết của Toà Trọng tài, cũng như làm ngơ trước nhiều hành động “chướng tai gai mắt” của Bắc Kinh và đặc biệt là đồng thuận với Dự án “4 trong 1”, đổi lại Bắc Kinh sẽ phải làm dịu tình hình xung đột tại Biển Đông. 


Song theo người viết thì Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến thuật độc chiếm Biển Đông, nhằm không vi phạm luật chơi với Washington, chứ không từ bỏ mục tiêu này.


Bắc Kinh sẽ làm giảm bước sóng nổi, nhưng gia tăng bước sóng ngầm, chờ thay đổi chủ nhân tại Toà Bạch Ốc.


Chắc chắn Bắc Kinh sẽ có những hành động khó lường tại Biển Đông. Mục đích của Trung Nam Hải là tạo ra những công cụ hữu hiệu nhất để chỉ phải đánh đổi ít nhất lợi ích với Washington, khi chính quyền mới của nước Mỹ công bố chính sách và kế hoạch hành động.


Có thể thấy rằng, dù rất lợi hại nhưng Dự án “4 trong 1” chỉ là đường tắt, đường tạm chứ không phải là con đường chiến lược thay thế nhánh đường thuỷ trong chiến lược “Con đường tơ lụa mới” của Tập Cận Bình, mà sẽ phải đi qua Biển Đông. 


Việc Trung Nam Hải cho mũi nhọn chiến lược từ cảng biển trên vịnh Bengal hướng về phía nam, thọc hậu vào Biển Đông để phá băng là hoàn toàn có thể nhận diện được.


Hai mũi nhọn từ nam lên, từ bắc xuống sẽ đưa Biển Đông vào tầm kiểm soát hoàn toàn của Bắc Kinh.


Khi tiến độ khai thác lợi ích của “Con đường tơ lụa mới” được đẩy nhanh nhờ Dự án “4 trong 1” tại Myanmar, Bắc Kinh sẽ thực hiện quyết liệt hơn ý đồ của mình tại Biển Đông.


Bởi lẽ, lúc đó Trung Nam Hải không còn bị áp lực thời gian cho khai thác lợi ích tại đây.  


Bình luận viên Jane Perlez của The News York Times nhận định, Bắc Kinh không vô tư với món quà dành cho Ngoại trưởng Myanmar.


Còn chuyên gia Yun Sun thuộc Trung tâm Nghiên cứu Centre Stimson tại Washington nhận xét: "Bắc Kinh duy trì quan hệ tốt với Myanmar là chiến thuật thủ thế trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt bởi Washington”. [4]


Tóm lại, chuyến thăm của Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi tới Trung Quốc trong tháng 8/2016 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với các đối tác tay ba: Bắc Kinh - Naypyidaw - Washington.


Song kết quả chuyến thăm này của bà Aung San Suu Kyi còn ảnh hưởng rất lớn tới cả ba phía có lợi ích chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương là Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN.


Nó có thể đưa tình hình xung đột tại Biển Đông – trung tâm lợi ích chiến lược của các bên – vào một bước ngoặt mới đầy nguy hiểm và khó lường.   


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.reuters.com/article/us-china-myanmar-idUSKCN10T0LK


[2]http://www.nytimes.com/2016/08/21/world/asia/aung-san-suu-kyi-myanmar-china.html?_r=0


[3]http://www.globaltimes.cn/daily-specials/Suu-Kyi-visits-China/Suu-Kyi-visits-China.html


[4]http://www.globaltimes.cn/content/1000525.shtml


Ngọc Việt  29/08/16

16 Tháng Giêng 2015(Xem: 11194)
Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này. Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11138)
(VNTB) - Lần thứ hai liên tiếp, blog đình đám có tên Chân dung quyền lực lại tỏ ra rất nhạy cảm tin tức khi thông báo chính xác ngày về Đà Nẵng 9/1 của bệnh nhân kiêm Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 62276)
Tất cả đều quy về Bắc Kinh sau cái chết của Phạm Quý Ngọ và cái (sắp) chết của Nguyễn Bá Thanh. Nhìn lại những dữ kiện, chúng ta có thể thấy rằng sự nghiệp lẫn cuộc đời của Nguyễn Bá Thanh có nhiều "thay đổi âm thầm" sau chuyến đi Bắc Kinh vào cuối năm 2013 và cái (sắp) chết của ông so với cái chết của Phạm Quý Ngọ xem ra không khác nhau lắm.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 10593)
Các tội ác và nguy cơ từ phía tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) là có thật. Không chỉ Mỹ và đồng minh thân cận (Anh, Pháp) mà cả Nga và Trung Quốc đều thừa nhận như vậy. Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ…
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10049)
"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10308)
Trong bài phân tích của cây viết Murray Hiebert đăng vào dịp cuối năm 2014, CSIS đánh giá cuộc bầu cử tại Miến Điện, phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, các xáo trộn dân chủ tại Thái Lan, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương (TPP), và tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là những sự kiện định hình cho hướng đi của khu vực.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9533)
Tiến sỹ Trần Công Trục : Việt Nam đã 'biết trước' về kế hoạch thiết lập 'vùng nhận dạng phòng không' (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Quốc và tùy vào thái độ của Trung Quốc mà 'chắc chắn' sẽ có các biện pháp đưa tranh chấp chủ quyền với TQ ra các cơ quan tài phán quốc tế.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10308)
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10531)
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này. Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9681)
(NTD.ORG Quốc tế) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tổ chức họp báo nói về Biển Đông, Hoa Đông, Diễn đàn Hương Sơn, diễn tập Trung-Nga, Trung-Ấn, chống tham nhũng, quan hệ Trung-Mỹ…
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9848)
"Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù mưa bão chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng... Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một các thực chất phương châm 16 chữ, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước”. Ông đề ra sáu chữ cho quan hệ song phương, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10334)
Từ ngày 20/10/2014 nước Cộng hòa Indonesia có tổng thống mới, ông Joko Widodo. Với diện tích 2 triệu km vuông và dân số 240 triệu người, Indonesia là nước lớn nhất trong tổ chức ASEAN, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có quan hệ nhiều mặt, gần gũi với Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10727)
Cũng theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan, trong số vũ khí tham gia tập trận có pháo cao xạ 40mm, pháo cối 120mm. Cả hai loại vũ khí này đã được đưa lên đảo Ba Bình vào năm ngoái, trong động thái tăng cường sự hiện diện quân sự trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng của Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32078)
Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới./
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9455)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
27 Tháng Mười 2014(Xem: 11192)
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 9138)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10165)
Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9880)
Cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Quyên (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) tranh thủ ngày nghỉ ở nhà cải thiện đồ ăn dặm cho con. Sau khi lòng vòng chọn lựa gà, bò, chị quyết định mua cá quả. Để đảm bảo đồ tươi ngon nhất, chị chọn con cá quả gần 1 kg vẫn còn đang quẫy rất mạnh trong chiếc thau lớn gồm nhiều loại cá khác. Chị Quyên được người bán hàng tiếp thị với rất nhiều lời ngon ngọt “cá dọn ao, cá đồng, ăn vào mê ngay”. Tuy nhiên, khi người bán hàng tiến hành làm cá, chị Quyên thấy bụng cá nhiều ruột và nhiều mỡ hơn cá lần trước chị mua.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 10574)
Theo các chuyên gia Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á ReCAAP, cướp biển Đông Nam Á không hề giống với hải tặc Somalia, những kẻ chuyên săn đuổi, đánh cướp tàu và bắt cóc thủy thủ để đòi tiền chuộc.