Campuchia: nhà hoạt động bị bắn chết

11 Tháng Bảy 20161:40 SA(Xem: 7688)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  11  JULY 2016

image277

Image copyright TANG CHHIN SOTHY AFP Getty Images Image caption Người dân Campuchia tụ tập bên ngoài nơi xảy ra vụ sát hại ông Kem Ley

Ông Kem Ley, nhà bình luận chính trị và chỉ trích chính quyền Campuchia bị bắn chết, theo truyền thông nước này.

Báo chí dẫn lời cảnh sát nói ông bị sát hại tại một trạm xăng ở thủ đô Phnom Penh và vẫn chưa rõ động cơ vụ tấn công.

Một nghi phạm bị bắt giữ sau đó, vẫn theo truyền thông.

Ông Kem Ley tham gia các nhóm hoạt động ở cấp cơ sở, thường lên tiếng chỉ trích chính quyền Thủ tướng Hun Sen.


image278

Image copyright TANG CHHIN SOTHY AFP Getty Images Image caption Một phụ nữ có mặt tại hiện trường

Hơn hai thập niên

Campuchia trở thành quốc gia dân chủ đa đảng từ năm 1993 nhưng các nhóm đối lập cáo buộc thủ tướng điều hành hệ thống độc đoán và bạo lực.

Ông Hun Sen, lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đã dẫn dắt đất nước này trong hơn hai thập niên.

CPP thắng trong cuộc tổng tuyển cử gây tranh cãi năm 2013, với 68 ghế so với 55 ghế của phe đối lập là Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).

CNRP ban đầu tẩy chay các vị trí ở quốc hội nhưng sau đó đã đạt được thỏa thuận với CPP.

Hồi tháng 7/2014, biểu tình nổ ra sau khi chính quyền quyết định đóng Công viên Tự do, dẫn tới xung đột bạo lực.


image279

Hiện trường vụ việc. (BBC 10 tháng 7 2016)

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8267)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10044)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 9005)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 8950)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 8634)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.