Hun Sen nói gì về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?

20 Tháng Mười 20158:46 CH(Xem: 8211)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 21 OCT 2015

Tại sao Trung Quốc lại mời Hun Sen nói về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?

(GDVN) - Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen cho thấy rõ sự thiếu khách quan và trách nhiệm của một thành viên ASEAN cũng như khu vực. Biển Đông không phải chuyện riêng...

Tờ Tin tức Bình luận Trung Quốc ngày 19/10 đưa tin, tối hôm qua 18/10 Thủ tướng Campuchia Hun Sen được chủ nhà Trung Quốc mời phát biểu tại chiêu đãi quan khách các nước dự Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6.

Ông Hun Sen nói rằng, trong vấn đề Biển Đông các bên nên tăng cường thiết lập sự tin cậy lẫn nhau trong khuôn khổ hiện có giữa Trung Quốc và ASEAN. Nói chung, Biển Đông nên được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, căn cứ theo luật pháp quốc tế mới có thể làm giảm cục diện căng thẳng hiện nay, đảm bảo hòa bình và hợp tác.

image060

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Diễn đàn Hương Sơn, ảnh: Bangkok Post.


Báo Trung Quốc dẫn lời ông Hun Sen cho rằng, tốc độ phát triển nhanh chóng cũng như tiềm lực rất lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy nhu cầu bảo đảm ổn định, hòa bình, an ninh và hài hòa trong khu vực. Không có hòa bình và an ninh, không thể có phát triển và phồn vinh.

Hun Sen ca ngợi vai trò của Trung Quốc đối với khu vực, đặc biệt là việc Bắc Kinh đứng ra thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), đề xướng ý tưởng Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Những nhân tố này sẽ thúc đẩy hội nhập nền kinh tế khu vực, phát triển toàn cầu, ASEN ngày càng ổn định, hòa bình, hài hòa và phồn vinh.

Trên lĩnh vực an ninh, Thủ tướng Campuchia cho rằng những năm gần đây cộng đồng quốc tế đều quan tâm chú ý đến những diễn biến mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là về sự ổn định cũng như hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Quan hệ Trung - Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Washington và Bắc Kinh đều ý thức được quan hệ tương hỗ lẫn nhau và đang thiết lập các cơ chế để quản lý quan hệ song phương.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã và Mỹ đã trở thành siêu cường ở châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại khu vực đã có những biến động mới, đặc biệt là sự trỗi dậy về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc, tạo ra sự "cân bằng chiến lược" mới ở châu A - Thái Bình Dương. Trên phương diện quân sự, Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội về cả phần cứng lẫn phần mềm để "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ", báo Trung Quốc dẫn lời Hun Sen bình luận.

Ngoài Mỹ - Trung, Thủ tướng Campuchia cũng nhắc đến vai trò và đóng góp tích cực cho hòa bình khu vực của Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, đặc biệt là chính sách an ninh mới của Tokyo và chiến lược hướng Đông của New Delhi. Ông Hun Sen cũng cho rằng Nga vẫn đóng vai trò một siêu cường truyền thống ở châu Á -Thái Bình Dương mà khu vực không thể xem thường.

Về vấn đề Biển Đông, Hun Sen cho rằng nên giải quyết một cách hòa bình "trong các khuôn khổ hiện có như Trung Quốc - ASEAN", tuân thủ DOC và luật pháp quốc tế, làm tuần tự dễ trước khó sau, sớm đàm phán ký kết COC, trong đó "đàm phán đối thoại song phương giữa các quốc gia liên quan là nhân tố quyết định".

Theo báo Trung Quốc, Hun Sen nhấn mạnh rằng ASEAN không thể ra quyết sách thay các nước liên quan ở Biển Đông, mà các nước này "phải thông qua đàm phán song phương" với nhau để tự giải quyết vấn đề của mình chứ ASEAN không thể "làm thay" vì như thế chỉ càng làm lớn chuyện, phức tạp vấn đề"?!

Vài lời bình luận: Những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã cho thấy rõ tại sao Bắc Kinh lại mượn lời ông để tuyên truyền, thúc đẩy quan điểm lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và tại sao Lầu Bát Nhất lại "đặt hàng" ông phát biểu trước 500 quan chức, học giả quốc tế mà họ mời tới dự Diễn đàn Hương Sơn trong lúc Biển Đông đang nước sôi lửa bỏng.

Việc cổ súy cho ý tưởng Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 hay Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) của ông Hun Sen cũng không có gì khó hiểu, bởi chi phối các quan hệ quốc tế chính là lợi ích. Campuchia vừa "ẵm" được 150 triệu USD (quy đổi) do Trung Quốc viện trợ trong chuyến thăm này của Hun Sen thì việc ông có vài lời ủng hộ, ngợi ca nước chủ nhà cũng là lẽ thường tình.

Mặc dù thực tế không phải nước nào trong khu vực cũng bị mê hoặc bởi đồng tiền Trung Quốc mà quên mất những nguy cơ an ninh hiện hữu đang rình rập mình từng ngày, từng giờ.

Còn trong vấn đề Biển Đông, phát biểu của Thủ tướng Hun Sen cho thấy rõ sự thiếu khách quan và trách nhiệm của một thành viên ASEAN cũng như khu vực. Biển Đông không phải chuyện riêng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Một khi Trung Quốc biến nó thành thùng thuốc súng thì không phải 4 nước này, mà cả khu vực cũng rơi vào vòng tai vạ, Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cũng khó yên thân chứ đừng nói Campuchia.

Có lẽ do nghĩ rằng tên lửa, máy bay, chiến hạm Trung Quốc rồi đây sẽ kéo ra các pháo đài trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa nhằm vào nước khác chứ không đời nào lại nhằm vào mình nên Campuchia có thể yên tâm kê cao gối nằm?

Thủ tướng Hun Sen ủng hộ ra mặt chủ trương Bắc Kinh muốn gạt 6 thành viên còn lại của ASEAN cùng với Mỹ, Nhật, Ấn, Úc và các nước có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông ra khỏi tiến trình đàm phán để Trung Quốc dễ bề khống chế, bẻ từng chiếc đũa. Điều này không lạ, nó đã xảy ra năm 2012 qua sự thất bại lần đầu tiên trong 45 năm của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

Đàm phán tay đôi mà xong thì đã không có vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng cũng như xu thế căng thẳng, đối đầu ngày nay.

Mặt khác sự mập mờ ẩn ý của Thủ tướng Hun Sen về "luật pháp quốc tế" không nhắc gì đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà lại trông chờ vào DOC vốn đã chứng minh sự vô hiệu của nó bởi các hoạt động leo thang, phá vỡ hiện trạng của Trung Quốc ngoài thực địa cho thấy Campuchia chỉ đang phụ họa theo Trung Quốc, theo đóm ăn tàn mà thôi.

Nhưng kể cả Trung Quốc có mượn lời ông Hun Sen để ca ngợi "chủ trương sáng suốt" của Tập Cận Bình với Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, AIIB hay thủ đoạn bẻ từng chiếc đũa ở Biển Đông, chắc chắn Bắc Kinh chỉ gây thêm phản cảm, ức chế và lo ngại từ các nước láng giềng cũng như dư luận khu vực và quốc tế.

Bởi vài lời lẽ mỹ miều, vài diễn đàn khoa trương kiểu "Hương Sơn luận kiếm" ảo nhiều hơn thực không thể che giấu được 3 đường băng dài hơn 3000 mét và những trận địa tên lửa, radar, máy bay, chiến hạm đang sắp hiện diện lừng lững bất hợp pháp ở Trường Sa, án ngữ tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu của khu vực.

Hồng Thủy 20/10/15

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8538)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7921)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9624)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8408)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9374)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10479)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9358)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10599)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10060)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.