'Một chuyến thăm gây áp lực chính trị'

28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 10050)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 29 DEC2014

'Một chuyến thăm gây áp lực chính trị'

image088
Ủy viên Bộ chính trị TQ và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm 'áp lực chính trị' vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.

Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta nhận định:

"Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam."

Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.

Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: "Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam... là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt - Trung đi đúng hướng."

'Xu thế áp đặt'

Bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt NamPhó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao

Bình luận về phát biểu này của ông Thanh, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đặt câu hỏi:

"Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.

"Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.

"Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam.

"Để Việt Nam luôn luôn giữ ở trong quỹ đạo quan hệ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, không để Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo mà Trung Quốc muốn kiểm soát.

Về khả năng Trung Quốc muốn tác động vào nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi của ông Du Chính Thanh, Phó Giáo sư Giao bình luận:

"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."

Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, nhà phân tích tình hình Việt Nam và quan hệ Việt - Trung, cũng nêu quan điểm về việc liệu chuyến thăm của Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc có liên quan gì tới cuộc 'tranh ghế quyền lực' giữa điều được cho là 'các phe nhóm nội bộ' trong Đảng, đặc biệt liên quan tới phe muốn liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc một cách toàn diện, đặc biệt về mặt ý thức hệ và quyền lợi, lợi ích liên Đảng./

(theo BBC 27/12/14)

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8511)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7896)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9607)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8383)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9352)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10449)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9332)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10556)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?