Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói gì về Biển Đông trong cuộc họp báo 27/11/14?

30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 9653)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 01 DEC 2014

Biển Đông – Việt Nam: Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói gì tại cuộc họp báo 27/11?

Thứ sáu, 28/11/2014

(NTD.ORG Quốc tế) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tổ chức họp báo nói về Biển Đông, Hoa Đông, Diễn đàn Hương Sơn, diễn tập Trung-Nga, Trung-Ấn, chống tham nhũng, quan hệ Trung-Mỹ…

image102
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh trả lời phỏng vấn ngày 27 tháng 11 năm 2014.

Trang mạng Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 27 tháng 11 đã đăng toàn bộ nội dung cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, có nhiều nội dung liên quan khu vực và Việt Nam gây chú ý. (đặc biệt về Biển Đông, Hoa Đông và Ấn Độ dương).

trích:

Biển Hoa Đông

Về đề nghị nhanh chóng ký kết xây dựng cơ chế liên lạc trên biển giữa Trung-Nhật do nhiều học giả Nhật Bản kiến nghị tại Diễn đàn Hương Sơn vừa qua, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, xây dựng cơ chế liên lạc trên biển giữa cơ quan quốc phòng Trung-Nhật và đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo quốc phòng hai nước có lợi cho tránh phán đoán ngầm gây ra các sự cố trên biển, trên không ngoài ý muốn, tăng cường lòng tin an ninh, quốc phòng giữa hai nước.

Trước đó, trải qua 3 vòng tham vấn nhóm chuyên gia, hai bên đã đạt được nhất trí về những nội dung cơ bản của cơ chế liên lạc, đồng thời đã có điều kiện khởi động vận hành. Do nguyên nhân được dư luận biết tới, công việc này bị đình trệ. Cách đây không lâu, hai bên Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm” về xử lý và cải thiện quan hệ Trung-Nhật. Hiện nay, cơ quan quốc phòng hai nước đang tiến hành đàm phán về thúc đẩy cơ chế liên lạc trên biển.

Về vấn đề đảo Senkaku, trong đó có tình hình va chạm sau khi hai bên đạt được “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm”, Cảnh Nhạn Sinh lại tuyên bố cho là, nhóm đảo Senkaku “từ cổ đã là lãnh thổ của Trung Quốc”, rằng “Chính phủ và Quân đội Trung Quốc có quyết tâm và ý chí kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia”.

image103
Nội dung của “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm” rất rõ ràng. Trung Quốc thúc giục Nhật Bản tuân thủ cam kết, lấy hành động thực tế để bảo vệ và thực hiện “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm”, xử lý ổn thỏa vấn đề nhạy cảm, nỗ lực cho thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ song phương.

Về thái độ của Quân đội Trung Quốc đối với “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm” trong quan hệ Trung-Nhật và kế hoạch liên quan của Quân đội Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh tái khẳng định “quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”, cho rằng, đồng thuận này là điều kiện quan trọng thúc đẩy cải thiện quan hệ Trung-Nhật, điều quan trọng hiện nay là phải thiết thực tuân thủ. Trung Quốc muốn Nhật có biện pháp hiệu quả, không ngừng tích lũy nhân tố tích cực cho cải thiện, phát triển quan hệ hai nước.

Về việc Trung Quốc đơn phương lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, việc này đã tròn 1 năm, Quân đội Trung Quốc tăng cường trinh sát, cảnh giới hướng biển Hoa Đông, nắm chắc tình hình trên không, kịp thời điều tra, xử trí các loại tình huống như máy bay quân sự nước ngoài đến gần do thám, tổ chức cho lực lượng trên biển, trên không đến vùng biển, vùng trời liên quan tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở trạng thái thường xuyên. Một năm qua, đã duy trì “an ninh, ổn định” trên không hướng biển Hoa Đông, đã “bảo vệ trật tự bay bình thường”.

image104
Ngày 10 tháng 11 năm 2014, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ấn Độ Dương

Về việc báo chí Ấn Độ đầu tháng 11 cho biết, vào đầu tháng 9 năm 2014, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc đã đậu ở cảng của Sri Lanka, gần đây chiếc thứ hai cũng đã đậu ở đây, Cảnh Nhạn Sinh cho biết: Tình hình dư luận không đúng hoàn toàn.

Cách đây không lâu, 1 tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc đến vịnh Aden, vùng biển Somalia, cùng biên đội tàu chiến hộ tống thực hiện nhiệm vụ hộ tống. Trên đường trở về, chiếc tàu ngầm này đã 2 lần tiến hành neo đậu kỹ thuật ở Sri Lanka. Tàu ngầm vào cảng tiếp tế và nghỉ ngơi là “cách làm thông thường” của hải quân các nước.

Về khả năng vịnh Walvis của Namibia sẽ trở thành một trong 18 căn cứ ở nước ngoài có kế hoạch xây dựng của Quân đội Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, thông tin về việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài trên mạng Internet là những thông tin không chính thức, hơn nữa còn thổi phồng và bóp méo. Vì vậy, quan điểm của những bài báo đó hoàn toàn không có căn cứ thực tế nào. “Hiện nay, Trung Quốc không xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài”.

Về hoạt động huấn luyện liên hợp chống khủng bố đang tiến hành giữa Trung Quốc và Ấn Độ và vấn đề Pakistan có ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình mới phát triển của Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh cho biết: Vào giữa và cuối tháng 11, Lục quân Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức huấn luyện liên hợp chống khủng bố “Hand-in-Hand – 2014″.

Lực lượng tham diễn của hai bên đã triển khai huấn luyện mang tính thích ứng, huấn luyện nền tảng và diễn tập thực binh tổng hợp, học hỏi lẫn nhau, đã nâng cao năng lực hợp tác ứng phó mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố, đã tăng cường tình hữu nghị. Việc tổ chức thành công huấn luyện liên hợp chống khủng bố lần này đã có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với phát triển quan hệ quân sự hai nước Trung-Ấn.

image105
Binh sĩ Ấn Độ tham gia huấn luyện chống khủng bố liên hợp "Hand-in-Hand 2014" giữa Lục quân hai nước Trung-Ấn.

Huấn luyện diễn tập liên hợp giữa Trung Quốc với nước ngoài là một nội dung quan trọng của giao lưu, hợp tác giữa Quân đội Trung Quốc với nước ngoài, trong năm 2014, Quân đội Trung Quốc và quân đội nước ngoài đã tổ chức hơn 30 cuộc diễn tập, huấn luyện liên hợp.

Về vấn đề thứ hai, tại Triển lãm hàng không Chu Hải tổ chức cách đây không lâu, có nhiều loại máy bay đã tiến hành trưng bày ở trạng thái tĩnh và bay biểu diễn. Tuy nhiên, ông Cảnh Nhạn Sinh không nói gì thêm về tình hình cụ thể của những máy bay này.

Biển Đông

Về tình hình Trung Quốc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và mục tiêu, tác động của hoạt động xây dựng trong tương lai, Cảnh Nhạn Sinh ngang nhiên cho rằng: “Việc xây dựng và bảo vệ công trình trên các đảo đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đều là ‘chính đáng’ (bất hợp pháp), là quyền lợi của một nước có chủ quyền (Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược thì không có chủ quyền). Chúng tôi nghe được một số ‘tiếng nói tạp nham’, các nước khác không có quyền nói ra nói vào đối với vấn đề này. Về xây dựng công trình đảo đá ở Biển Đông, chúng tôi không có thông tin nhiều hơn có thể cung cấp”.

Về khả năng Quân đội Trung Quốc thiết lập cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”, Cảnh Nhạn Sinh cho biết: Trung Quốc nhiều lần cho biết, có lập ra vùng nhận dạng phòng không hay không, cần căn cứ vào môi trường an ninh của quốc gia, nhiều loại nhân tố như mối đe dọa trên không để xác định. Trung Quốc “có lòng tin” vào quan hệ giữa Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông cũng như sự “ổn định tổng thể” của tình hình khu vực Biển Đông.
image038 
Trung Quốc đang biến đá Chữ Thập của Việt Nam thành căn cứ quân sự (nguồn mạng Đa chiều).

Kế hoạch tập trận chung Trung-Nga

Ngày 18 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, vào năm 2015, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập quân sự ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương… Phóng viên còn so sánh quan hệ Trung-Nga với quan hệ Mỹ-Nhật. Về vấn đề này, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng: Tập trận chung là một nội dung quan trọng trong hợp tác thiết thực của quân đội hai nước Trung-Nga.

Những năm gần đây, diễn tập liên hợp trong khuôn khổ song phương và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SOC) của quân đội hai nước Trung-Nga đã tiến hành cơ chế hóa và thường xuyên, đã phát huy vai trò tích cực đối với tăng cường năng lực cùng ứng phó thách thức mới, mối đe dọa mới cho quân đội hai nước.

Về việc sắp xếp kế hoạch tập trận chung vào năm 2015, Trung Quốc và Nga đang đàm phán, trao đổi. Điều cần nhấn mạnh ở đây là, hợp tác quân sự Trung-Nga kiên trì nguyên tắc “không liên minh, không đối đầu, không nhằm vào bên thứ ba”, sẽ không tạo ra mối đe dọa đối với bất cứ nước nào. Lấy “hợp tác quân sự bình thường” giữa hai nước Trung-Nga đánh đồng với “quan hệ đồng minh quân sự” giữa Mỹ-Nhật là không thỏa đáng.
image106 
Biên đội tàu chiến Trung-Nga trong cuộc tập trận Sứ mệnh hòa bình-2005.

(Theo Giáo Dục)