Philippines trưng bày bản đồ cổ

16 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 10063)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIF.,” THỨ NĂM 2014

Philippines trưng bày bản đồ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc

Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines chỉ vào một bản đồ cổ được trưng bày tại một Đại học Công giáo ở Manila, 11/9/14

VOA 11.09.2014

Philippines ngày 11/9 chính thức khai trương cuộc triển lãm trưng bày các bản đồ cổ cho thấy bãi cạn Scarborough (còn được gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông là một phần thuộc lãnh thổ Philippines.

Cuộc triển lãm ở đại học De La Salle trưng bày 60 bản đồ cổ minh họa vị trí của bãi cạn vốn là tâm điểm của các xích mích chủ quyền nhiều năm nay giữa Bắc Kinh với Manila.

Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines tuyên bố cuộc triển lãm các tài liệu được ghi chép đầy đủ là một bằng chứng thuyết phục chống lại bản đồ lưỡi bò 9 đoạn của Bắc Kinh ở Biển Đông, vốn là tuyên bố chủ quyền quá đáng và mang tính bành trướng vi phạm luật quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.

Ông nói dựa trên các tấm bản đồ cổ của Tây phương và của chính quyền Philippines phát hành từ năm 1636 đến 1940 thì bãi cạn này chưa bao giờ thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.

60 bản đồ cổ Philippines sưu tầm sẽ được đưa đi triển lãm vòng quanh các đại học trong nước, một phần để nâng cao nhận thức giới trẻ về chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Nguồn:GMA News/ InquirerGMA News/ Inquirer/

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8297)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10071)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 9034)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 8984)
Pháp sẽ trao nhiều bản đồ cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Hun Sen đề nghị để giải quyết tranh cãi về đường biên giới với Việt Nam.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 8677)
Sau Philippines, đến lượt Malaysia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhân hai ngày công du Malaysia khởi sự từ hôm qua, 07/08/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng với đồng nhiệm Malaysia Najib Rajak ký kết văn kiện nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ này đặc biệt quan trọng vì tạo điều kiện cho hai nước tạm gác tranh chấp chủ quyền song phương trên Biển Đông để phối hợp đối phó với các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.