Người phiên dịch thứ hai cho Kim Jong Un là ai?

03 Tháng Ba 201910:10 CH(Xem: 8401)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ A - THỨ HAI 04 MAR 2019


Người phiên dịch thứ hai cho Kim Jong Un là ai?


01/03/2019


TTO - Người phiên dịch cho Chủ tịch Kim Jong Un ngay tại cửa tàu đón phái đoàn Triều Tiên ở ga Đồng Đăng cũng như khi trở về khách sạn Melia là cựu sinh viên Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.


image040

Ông Ri Ho Jun (bìa phải) là thông dịch viên thứ hai của Kim Jong Un tại lễ đón ở Phủ Chủ tịch chiều 1-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Nhiều thầy cô tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã nhận ra người bên cạnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khi đặt chân đến Việt Nam là sinh viên cũ của mình.


Ông Ri Ho Jun từng là sinh viên khoa tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội hơn 30 năm trước (nay là khoa Việt Nam học và tiếng Việt Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). 


Ông là người phiên dịch cho Chủ tịch Kim Jong Un ngay tại cửa tàu đón phái đoàn Triều Tiên ở ga Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) cũng như khi trở về khách sạn Melia (Hà Nội).


Người học tại khoa rồi đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở cơ quan ngoại giao các nước không ít, nhưng hình ảnh chủ tịch Triều Tiên đến Việt Nam với phiên dịch là một cựu sinh viên của khoa vẫn khiến tôi thật sự xúc động. Tiếng Việt đã trở thành cầu nối ngoại giao như thế...


Thầy TRẦN NHẬT CHÍNH


Nhờ trò, thầy có vé máy bay... đứng


Chia sẻ với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam - trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt - cho biết ông Ri Ho Jun là một trong bốn sinh viên Triều Tiên cùng theo học cử nhân tiếng Việt tại khoa giữa những năm 1980. Trong bốn cựu sinh viên ngày ấy, ông Ri Ho Jun được thầy Nam đánh giá là "một người mạnh dạn hơn cả".


Năm 1987, thầy Nam đưa bốn sinh viên Triều Tiên đi thực tế tại TP.HCM. Thầy trò cùng giao lưu với khoa ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Khi đó, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM cũng đang chuẩn bị mở khoa tiếng Việt cho người nước ngoài. Sau đó, đoàn còn đi tham quan một số cơ sở, danh lam thắng cảnh như Lái Thiêu, Vũng Tàu, các điểm du lịch của TP.HCM...


"Nhưng đến ngày trở lại miền Bắc mới là vấn đề. Hồi đó, vé máy bay ra Hà Nội rất khó. Tôi không tài nào đặt vé được cho mình, còn bốn anh sinh viên là người nước ngoài nên được đi. Mấy thầy trò đang chưa biết làm thế nào vì có khi thầy phải chờ mấy ngày nữa thì anh Ri nói: "Thầy đi với em, chắc em nói thì tốt hơn".


Vậy là anh Ri cùng tôi vào gặp cán bộ của hàng không. Anh nói đại ý: thầy đưa chúng tôi đi mà giờ thầy không về được thì ra Hà Nội chúng tôi không biết làm thế nào tổng kết chuyến đi... Cuối cùng ông sếp hàng không đã đồng ý cho tôi... một vé đứng cho chuyến bay của hôm sau. 


Và hôm sau, khi lên máy bay, cô tiếp viên đã bảo tôi: Anh cứ vào trong một phòng vệ sinh khóa lại và ngồi trong đó suốt cả chuyến bay ra Hà Nội. Đó là một ngày của tháng 6-1987" - thầy Nam nhớ lại.


image041

Thầy Trần Nhật Chính giở lại tấm ảnh chụp chung với sinh viên Ri Ho Jun 35 năm trước - Ảnh: NGỌC HÀ


Cha, con cùng học tiếng Việt


Còn thầy Trần Nhật Chính - người được mệnh danh là thầy giáo "ruột" của những sinh viên Triều Tiên này - nhớ như in hình ảnh những sinh viên Triều Tiên vô cùng chăm chỉ theo học ngành tiếng Việt, hệ cử nhân bốn năm, khoảng từ những năm 1984 - 1988.


Trong kho tư liệu của gia đình, vẫn còn nguyên những tấm ảnh vợ chồng thầy Chính và cô con gái đầu lòng chụp chung với bốn sinh viên người Triều Tiên tại công viên Thủ Lệ vào năm 1984. Trên những bức ảnh khổ nhỏ, đã cũ, bốn sinh viên Triều Tiên trẻ măng, dáng gầy nhỏ, không có đặc điểm gì nổi bật là "sinh viên ngoại". Ông Ri Ho Jun là trưởng nhóm sinh viên này, "cứng" tuổi nhất, nhưng cũng chỉ tầm trên dưới 20.


Thầy không biết tiếng Triều Tiên, trò không biết tiếng Việt, nên trong một số trường hợp, để giải nghĩa tiếng Việt, đôi khi phải "mượn" tiếng Anh làm cầu nối. Theo thầy Chính, riêng sinh viên Ri Ho Jun còn biết cả tiếng Pháp.


"Khi đó, sinh viên của khoa chủ yếu đến từ "các nước anh em" như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên, Romania... Sinh viên quốc tế ở nội trú hoàn toàn trong trường, được học tập, sinh hoạt theo chính sách ngoại giao với các nước khi đó. 


Nhà tôi gần trường, nên bốn sinh viên Triều Tiên thường qua chơi. Bốn sinh viên luôn đeo huy hiệu nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành một cách trang nghiêm trên áo. Khác với sinh viên quốc tế thường kể về đất nước mình, bốn sinh viên này rất hiếm khi kể chuyện về đất nước Triều Tiên" - thầy Chính nhớ lại.


Sau khi tốt nghiệp, ông Ri về nước và nhiều lần trở lại Việt Nam, đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam. 


"Ri Ho Jun cũng có một số lần trở lại trường tìm gặp các thầy cô đã từng dạy mình. Có lần, khi đảm nhiệm vị trí bí thư thứ ba Đại sứ quán Triều Tiên, anh Ri có mời cả gia đình tôi đi ăn tại một nhà hàng nổi tiếng trên phố Tràng Thi, Hà Nội. Khi đó, con gái của Ri Ho Jun cũng sang Việt Nam và học tiếng Việt tại khoa. Tôi lại dạy tiếng Việt cho cô con gái của anh" - thầy Chính chia sẻ.


Chính vì sự gần gũi này mà khi người phiên dịch cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trên truyền hình, lập tức con trai thầy Chính đã nhận ra "đó là sinh viên cũ của ba mình".


image042

Ông Ri Ho Jun (trái) và thầy Trần Nhật Chính tại Công viên Thủ Lệ khoảng năm 1984 (ảnh chụp lại)


image043

Ông Ri Ho Jun (đeo kính) khi còn là sinh viên khoa Tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (ảnh chụp lại)

image044
Sinh viên Triều Tiên học tại khoa Tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp chụp cùng gia đình thầy Trần Nhật Chính khoảng năm 1984 (ảnh chụp lại)
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10523)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10368)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13305)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12391)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19122)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10836)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11810)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11915)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11757)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11562)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10972)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.