Người phiên dịch thứ hai cho Kim Jong Un là ai?

03 Tháng Ba 201910:10 CH(Xem: 8398)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ A - THỨ HAI 04 MAR 2019


Người phiên dịch thứ hai cho Kim Jong Un là ai?


01/03/2019


TTO - Người phiên dịch cho Chủ tịch Kim Jong Un ngay tại cửa tàu đón phái đoàn Triều Tiên ở ga Đồng Đăng cũng như khi trở về khách sạn Melia là cựu sinh viên Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.


image040

Ông Ri Ho Jun (bìa phải) là thông dịch viên thứ hai của Kim Jong Un tại lễ đón ở Phủ Chủ tịch chiều 1-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Nhiều thầy cô tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã nhận ra người bên cạnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khi đặt chân đến Việt Nam là sinh viên cũ của mình.


Ông Ri Ho Jun từng là sinh viên khoa tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội hơn 30 năm trước (nay là khoa Việt Nam học và tiếng Việt Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). 


Ông là người phiên dịch cho Chủ tịch Kim Jong Un ngay tại cửa tàu đón phái đoàn Triều Tiên ở ga Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) cũng như khi trở về khách sạn Melia (Hà Nội).


Người học tại khoa rồi đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở cơ quan ngoại giao các nước không ít, nhưng hình ảnh chủ tịch Triều Tiên đến Việt Nam với phiên dịch là một cựu sinh viên của khoa vẫn khiến tôi thật sự xúc động. Tiếng Việt đã trở thành cầu nối ngoại giao như thế...


Thầy TRẦN NHẬT CHÍNH


Nhờ trò, thầy có vé máy bay... đứng


Chia sẻ với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam - trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt - cho biết ông Ri Ho Jun là một trong bốn sinh viên Triều Tiên cùng theo học cử nhân tiếng Việt tại khoa giữa những năm 1980. Trong bốn cựu sinh viên ngày ấy, ông Ri Ho Jun được thầy Nam đánh giá là "một người mạnh dạn hơn cả".


Năm 1987, thầy Nam đưa bốn sinh viên Triều Tiên đi thực tế tại TP.HCM. Thầy trò cùng giao lưu với khoa ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Khi đó, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM cũng đang chuẩn bị mở khoa tiếng Việt cho người nước ngoài. Sau đó, đoàn còn đi tham quan một số cơ sở, danh lam thắng cảnh như Lái Thiêu, Vũng Tàu, các điểm du lịch của TP.HCM...


"Nhưng đến ngày trở lại miền Bắc mới là vấn đề. Hồi đó, vé máy bay ra Hà Nội rất khó. Tôi không tài nào đặt vé được cho mình, còn bốn anh sinh viên là người nước ngoài nên được đi. Mấy thầy trò đang chưa biết làm thế nào vì có khi thầy phải chờ mấy ngày nữa thì anh Ri nói: "Thầy đi với em, chắc em nói thì tốt hơn".


Vậy là anh Ri cùng tôi vào gặp cán bộ của hàng không. Anh nói đại ý: thầy đưa chúng tôi đi mà giờ thầy không về được thì ra Hà Nội chúng tôi không biết làm thế nào tổng kết chuyến đi... Cuối cùng ông sếp hàng không đã đồng ý cho tôi... một vé đứng cho chuyến bay của hôm sau. 


Và hôm sau, khi lên máy bay, cô tiếp viên đã bảo tôi: Anh cứ vào trong một phòng vệ sinh khóa lại và ngồi trong đó suốt cả chuyến bay ra Hà Nội. Đó là một ngày của tháng 6-1987" - thầy Nam nhớ lại.


image041

Thầy Trần Nhật Chính giở lại tấm ảnh chụp chung với sinh viên Ri Ho Jun 35 năm trước - Ảnh: NGỌC HÀ


Cha, con cùng học tiếng Việt


Còn thầy Trần Nhật Chính - người được mệnh danh là thầy giáo "ruột" của những sinh viên Triều Tiên này - nhớ như in hình ảnh những sinh viên Triều Tiên vô cùng chăm chỉ theo học ngành tiếng Việt, hệ cử nhân bốn năm, khoảng từ những năm 1984 - 1988.


Trong kho tư liệu của gia đình, vẫn còn nguyên những tấm ảnh vợ chồng thầy Chính và cô con gái đầu lòng chụp chung với bốn sinh viên người Triều Tiên tại công viên Thủ Lệ vào năm 1984. Trên những bức ảnh khổ nhỏ, đã cũ, bốn sinh viên Triều Tiên trẻ măng, dáng gầy nhỏ, không có đặc điểm gì nổi bật là "sinh viên ngoại". Ông Ri Ho Jun là trưởng nhóm sinh viên này, "cứng" tuổi nhất, nhưng cũng chỉ tầm trên dưới 20.


Thầy không biết tiếng Triều Tiên, trò không biết tiếng Việt, nên trong một số trường hợp, để giải nghĩa tiếng Việt, đôi khi phải "mượn" tiếng Anh làm cầu nối. Theo thầy Chính, riêng sinh viên Ri Ho Jun còn biết cả tiếng Pháp.


"Khi đó, sinh viên của khoa chủ yếu đến từ "các nước anh em" như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên, Romania... Sinh viên quốc tế ở nội trú hoàn toàn trong trường, được học tập, sinh hoạt theo chính sách ngoại giao với các nước khi đó. 


Nhà tôi gần trường, nên bốn sinh viên Triều Tiên thường qua chơi. Bốn sinh viên luôn đeo huy hiệu nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành một cách trang nghiêm trên áo. Khác với sinh viên quốc tế thường kể về đất nước mình, bốn sinh viên này rất hiếm khi kể chuyện về đất nước Triều Tiên" - thầy Chính nhớ lại.


Sau khi tốt nghiệp, ông Ri về nước và nhiều lần trở lại Việt Nam, đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam. 


"Ri Ho Jun cũng có một số lần trở lại trường tìm gặp các thầy cô đã từng dạy mình. Có lần, khi đảm nhiệm vị trí bí thư thứ ba Đại sứ quán Triều Tiên, anh Ri có mời cả gia đình tôi đi ăn tại một nhà hàng nổi tiếng trên phố Tràng Thi, Hà Nội. Khi đó, con gái của Ri Ho Jun cũng sang Việt Nam và học tiếng Việt tại khoa. Tôi lại dạy tiếng Việt cho cô con gái của anh" - thầy Chính chia sẻ.


Chính vì sự gần gũi này mà khi người phiên dịch cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trên truyền hình, lập tức con trai thầy Chính đã nhận ra "đó là sinh viên cũ của ba mình".


image042

Ông Ri Ho Jun (trái) và thầy Trần Nhật Chính tại Công viên Thủ Lệ khoảng năm 1984 (ảnh chụp lại)


image043

Ông Ri Ho Jun (đeo kính) khi còn là sinh viên khoa Tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (ảnh chụp lại)

image044
Sinh viên Triều Tiên học tại khoa Tiếng Việt Trường ĐH Tổng hợp chụp cùng gia đình thầy Trần Nhật Chính khoảng năm 1984 (ảnh chụp lại)
17 Tháng Tám 2014(Xem: 10953)
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11616)
TNS McCain tham gia cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống giàn khoan HĐ-981 ở Phoenix Arizona hôm 17/5/2014. Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014 Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10835)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông. AFP
07 Tháng Tám 2014(Xem: 10322)
Dân trí) - Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Quốc gia, cho rằng Trung Quốc âm mưu dùng Biển Đông là bàn đạp, là cửa ngõ để vươn lên thành một cường quốc biển và băng cháy chính là nguồn năng lượng mà nước này nhắm tới trong tương lai nhằm thỏa mãn “cơn khát” của mình.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10583)
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có mặt tại Mỹ trong chuyến đi thăm khởi sự từ ngày 21 tháng 7, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11514)
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 11522)
Hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 11515)
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong cuộc phỏng vấn với BBC Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014. Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11717)
Sinh Viên Đại Học Xá Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư Ngày Chia Đôi Đất Nước
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 11794)
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy từ nước ngoài trở về tiếp sau những căng thẳng chính trị lên cao và việc bắt giữ 8 đảng viên của đảng ông. Đối thủ lâu năm của Thủ tướng Hun Sen được hàng ngàn người ủng hộ đón chào tại Phnom Penh ngày thứ Bảy, kêu gọi một giải pháp cho bế tắc chính trị tại Campuchia.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 11523)
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa có chuyến thăm đến Việt Nam vào ngày hôm nay. Mục đích của chuyến đi lần này tới Việt Nam của Tổng thống Clinton là để thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình ông sáng lập, giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên toàn thế giới.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 10980)
Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo về sớm hơn một tháng so với dự định Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói trong tuyên bố ngày 16/7.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 10396)
Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10871)
Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới nói rằng thành phần giàu có đã tăng gấp ba ở Việt Nam trong thập niên qua. Tin của VNN hôm nay trích lời kinh tế gia lão thành Gabriel Demonbynes của Ngân hàng Thế giới phát biểu như vừa kể hôm 8 tháng 7, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 11290)
Dự án 'Samsung Display', với chức năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất màn hình cho điện thoại thông minh, sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh và nằm dưới sự quản lý của Công ty TNHH Samsung Display.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11059)
Tối 30/6/2014, Chi bộ 4A, thuộc Phường 8, Quận 3, Tp HCM họp chi bộ định kỳ hàng tháng. Cuộc họp có trên 30 đảng viên. Trong cuộc họp, chúng tôi được nghe văn bản giải thích của lãnh đạo Đảng cấp trên về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11450)
Washington, DC - Chỉ còn đúng 3 ngày nữa là hàng ngàn người Việt yêu nước từ khắp mọi nơi sẽ tụ về Washington DC để tham dự chương trình “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" vào ngày 6 tháng 7, 2014. Chương trình bao gồm một đại nhạc hội ngoài trời cùng biểu tình và tuần hành phản đối giàn khoan Hải Dương 981 nói riêng và hiểm họa Bắc thuộc nói chung, cũng như chính sách hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền CSVN.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 11729)
Cập nhật: 1243 Nhân sĩ, Trí Thức, Học giả trong ngoài nước ký yêu cầu chính phủ VN kiện Trung Quốc
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11503)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 12026)
Thái Lan đã lập đường dây nóng để giám sát các nhà sư Tòa Thái Lan vừa tuyên án 5 năm 6 tháng tù đối với một nhà sư vì tội hãm hiếp và giam giữ trái phép một thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên, hãng thông tấn AFP đưa tin.