Tòa án Quốc tế : Vùng quanh đền Preah Vihear thuộc chủ quyền Cam Bốt

17 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 10972)

image167

Các nhà sư tới thăm đền Préah Vihear, nằm ở vùng biên giới chung giữa Cam Bốt và Thái Lan, 10/11/2013

REUTERS

Phạm Phan / Thanh Hà

Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.

Quyết định của Tòa Án Quốc Tế mang tính chất ràng buộc và các bên không thể kháng nghị. Với phán quyết sáng nay của Tòa Án Quốc Tế, Thái Lan phải rút toàn bộ các lực lượng quân sự, cảnh sát và nhân viên an ninh đang hiện diện tại vùng đất có tranh chấp chủ quyền. Phía Cam Bốt rất hài lòng với phán quyết của Tòa Án Quốc Tế. Trên thực tế, Thái Lan không phản đối chủ quyền của Cam Bốt đối với ngôi đền cổ Preah Vihear, nhưng cả Phnom Penh lẫn Bangkok cùng khẳng định chủ quyền trên vùng đất có diễn tích hơn 4 km vuông chung quanh ngôi đền đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XI này. Đền Preah Vihear được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới.

Trong những ngày qua, Cam Bốt và Thái Lan đã tăng cường an ninh tại khu vực. Dân cư trong vùng sống trong cảnh đề cao cảnh giác. Năm 2011, xung đột giữa Thái Lan và Cam Bốt chung quanh đền cổ Preah Vihear đã làm ít nhất 28 người chết và hàng chục ngàn người phải di tản.

Từ thủ đô Phnom Penh, thông tín viên Phạm Phan cho biết thêm về phản ứng của người dân Cam Bốt sau quyết định của Tòa án Quốc tế :

Như mong đợi của người dân Cam Bốt, vào chiều tối nay theo giờ Cam Bốt, Tòa Án Quốc Tế đặt tại The Hague-Hà Lan đã đưa ra phán quyết sau cùng với số phiếu tất cả đồng thuận mà đã được công luận theo dõi sát.

Phán quyết tuyên bố : Vùng đất rộng 4,6 km vuông nằm cạnh kề ngôi đền cổ Preah Vihear thuộc về chủ quyền của quốc gia Cam Bốt. Điều đó có nghĩa là chính quyền Thái phải tuân thủ phán quyết và rút ra khỏi khu vực này các đơn vị quân đội, hay cảnh sát hoặc những lực lượng có võ trang đã đồn trú tại nơi đây.

Hiện thời, những ghi nhận mới nhất cho thấy người dân Cam Bốt vui mừng đón nhận phán quyết chung cuộc của Tòa Án Quốc Tế. Nhưng điều này có thể sẽ gây những phản ứng ngược lại trên đất Thái. Tình hình tại vùng đất này có thể sẽ căng thẳng thêm.

Sau những vui mừng của người dân Cam Bốt thì điều gì sẽ xảy ra trong quan hệ bang giao hai quốc gia ? Đó là câu hỏi chưa được trả lời ngay lúc này và cần có thời gian.

Dù sao thì thời điểm này đánh dấu một mốc quan trọng cho đất nước Cam Bốt và cũng đặt ra cho quốc gia này những công việc sẽ làm trên một lãnh thổ nhỏ mà trước đây in đậm dấu chân người Thái nhất là quân đội Thái.

Nhìn lại quá khứ lịch sử để hiểu về hiện tại

Sự tranh chấp biên giới, lấn chiếm lãnh thổ, xung đột vũ trang và sự hòa bình giữa hai nước láng giềng Cam Bốt và Thái đã diễn ra luân phiên trong 7 thế kỷ qua, sau thời kỳ cực thịnh của đế quốc Khmer với nhiều đền đài lộng lẫy được xây dựng ở khu vực sát biên giới Thái ngày nay.

Phán quyết ngày 11/11 do Tòa Án Quốc Tế đưa ra nhằm minh định cho phán quyết năm 1962. Trong phán quyết năm 1962, Tòa Án đã công nhận Cam Bốt có chủ quyền đối với ngôi đền cổ Preah Vihear. Tuy nhiên theo hồ sơ khiếu nại của chính quyền Cam Bốt gởi đến Tòa Án vào tháng 4/2011 thì Tòa nên giải thích rõ phán quyết năm 1962 để giải quyết dứt khoát vụ tranh chấp bùng ra từ năm 2008, khi UNESCO công nhận ngôi đền Preah Vihear là di sản văn hóa nhân loại.

Cũng cần nêu lên chi tiết là khu vực tranh chấp vùng đất gần đền dựa vào tấm bản đồ do nhà nước Pháp để lại từ đầu những năm 1900 khi người Pháp hiện diện tại Đông Dương. Sau khi Pháp rời khỏi Cam Bốt, thì các chính quyền do người Cam Bốt cai quản tiếp theo sau đó đã sử dụng tấm bản đồ của Pháp để khẳng định đường biên giới với Thái và ngay cả với Việt Nam. Có nguồn tin nói rằng đường biên giới của tấm bản đồ này thiếu chính xác.

Cách nhìn biên giới của mỗi bên

Quan hệ bang giao giữa hai quốc gia Thái – Cam Bốt lúc lạnh lúc nóng, lúc hòa bình lúc căng thẳng chỉ chờ nổ ra xung đột.

Tình hình hòa dịu tạm thời hiện nay có dấu hiệu sẽ lung lay cũng bắt nguồn từ sự tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là vùng đất ở sát cạnh ngôi đền.

Theo cách giải thích của Thái thì họ không tranh giành ngôi đền, trái lại cho rằng vùng đất nhỏ ở gần đền thuộc chủ quyền Thái.

Nếu theo cách khẳng định này thì một tuyến biên giới khá dài ở sát cạnh đền là của Thái.

Còn phía Cam Bốt nói rằng vùng đất nhỏ, rộng 4,6 km vuông là của họ. Theo cách giải thích này thì tuyến biên giới bao bọc quanh đền tính về hướng Tây và Bắc là của Cam Bốt. Như thế ngôi đền sẽ nằm lọt trong vị thế đất đai rộng rãi, xứng tầm là một phần của đế đô xưa kia của dân tộc Khmer.

Trong quan hệ bang giao, ngoài những từ ngữ ngoại giao lịch sự thì quyền lợi quốc gia là trên hết.

Sự tranh chấp lãnh thỗ giữa Thái – Cam Bốt luôn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần quốc gia cực đoan của một số người, một vài tập thể ở mỗi bên.

Tranh chấp gần đây giữa Thái Lan và Cam Bốt

Chỉ mỗi một sự kiện vào năm 2008 khi UNESCO quyết định đưa ngôi đền cổ Preah Vihear vào danh sách các di sản văn hóa nhân loại là đã làm bùng lên sự căng thẳng, đặc biệt từ phía Thái, tình cảm quốc gia có cơ hội trổi dậy mạnh.

Trong các xung đột giữa hai lực lượng quân sự sát biên giới của hai quân đội Thái - Cam Bốt đã làm cho 28 người chết năm 2011. Về phía dân thường hai bên cũng bị ảnh hưởng, trên 10.000 người dân phải di tản tạm thời để tránh đạn pháo.

Trước thời điểm Tòa Án Quốc Tế đưa ra phán quyết, các hoạt động có thể gây cho tình hình nóng lên đã được nhận diện.

Giữa tuần vừa qua, bên Thái lên tiếng trước là quân đội Cam Bốt có hoạt động chuyển quân, tăng cường trú phòng, tiếp liệu đạn dược, lương thực, ở vùng sát ngôi đền cổ.

Còn phía Thái thì cũng có sự chuyển động, ít nhất đã có hai máy bay quân sự xuất hiện ở vùng trời sát biên giới Cam Bốt.

Phía dân chúng cũng nghe ngóng và chuẩn bị cho riêng họ. Các hầm hố tránh đạn pháo đã được đào xới, che chắn, để sẳn sàng có nơi trú ẩn một khi xung đột quân sự nổ ra.

Bốn mươi trường tiểu học Thái ở gần khu vực biên giới vào thời điểm 11/11 đã tạm đóng cửa vì lo sợ nổ ra xung đột võ trang khi có phán quyết của Tòa Án.

Trước đó một thời gian ngắn, Thủ tướng hai nước đưa ra tuyên bố sẽ giữ nguyên tình trạng hòa dịu dù phán quyết đưa ra có lợi cho bên Cam Bốt hay bên Thái.

Nhưng ghi nhận mới đây cho thấy, chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck sẽ bị các nhóm quốc gia cực đoan ở Thái chống đối. Tình hình chính trị ở Thái, không chỉ đơn thuần là quyền lợi quốc gia, trái lại nó còn đi kèm theo quyền lợi đảng phái. Hiện tại chính quyền do bà Yingluck lãnh đạo có chủ trương thân cận với chính quyền Cam Bốt, do vì ông anh ruột của bà Yingluck là cựu Thủ tướng Thaksin có quan hệ bạn bè và kinh doanh với thủ tướng Hun Sen. Thế nhưng vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước không ngắn hạn như nhiệm kỳ cầm quyền của bà Yingluck.

Viết trên Facebook của bà vào tối Chủ Nhật 10/11, Thủ tướng Yingluck nói rằng sau khi có phán quyết, chính quyền Thái sẽ tuyên bố lập trường về vấn đề chủ quyền.

Cả người dân Cam Bốt và Thái được theo dõi trực tiếp diễn biến đưa ra phán quyết qua hệ thống truyền hình và truyền thanh. Đây cũng là lúc những người chống đối chính quyền Hun Sen, phát biểu mạnh về vấn đề biên giới, họ cho rằng chính quyền nhân nhượng lân bang nhưng mạnh tay với dân trong nước.

Khu đền tranh chấp 'thuộc Campuchia'

BBC- thứ hai, 11 tháng 11, 2013

image168

Lính Campuchia canh gác đền Preah Vihear

Tòa án cao nhất của Liên Hiệp Quốc nói Campuchia có chủ quyền với vùng đất quanh đền Preah Vihear ở biên giới với Thái Lan.

Tòa Công lý Quốc tế ở Hague nói Thái Lan phải cho rút ngay quân lính ở khu vực này.

Tranh chấp kéo dài khiến xảy ra đụng độ giữa hai quốc gia, do cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất.

Một phán quyết của tòa năm 1962 đã tuyên bố ngôi đền thuộc phía Campuchia, nhưng không nói rõ về khu vực xung quanh đó.

Hai năm trước, Campuchia tìm tới tòa để làm rõ sự việc, sau khi xảy ra đụng độ quân sự.

Đọc lời phán quyết, ông Peter Tomka, Chánh án tòa Công lý Quốc tế, nói tòa đã quyết định “Campuchia có chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ vùng mũi đất của Preah Vihear”.

“Theo đó, Thái Lan buộc phải rút toàn bộ lực lượng quân sự cũng như cảnh sát hay đội gác, đội canh giữ đã đặt trạm ở đó,” ông nói.

Lo sợ bạo lực

image169

Quân đội Campuchia trên đường vào đền Preah Vihear gần biên giới Thái Lan hồi tháng 02/2011

Cả hai phía cùng đồng ý rút quân khỏi khu vực tranh chấp từ tháng 12/2011.

Hôm thứ Bảy, lãnh đạo lực lượng quân đội Campuchia phụ trách vùng biên giới với Thái Lan yêu cầu có cuộc họp khẩn sau khi một máy bay Thái bay thấp ở vùng tranh chấp gần ngôi đền.

Tuy nhiên, chỉ huy trưởng khu vực của Campuchia, tướng Srey Deuk nói với BBC rằng ông mong không xảy ra vấn đề gì với quân đội Thái Lan sau phán quyết hôm thứ Hai.

Ông nói không có tăng cường lực lượng ở khu đền.

Nhưng lo sợ vẫn còn đó, trước khả năng xảy ra bạo lực ở các làng vùng biên giới, có thể bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa khuấy động.

Một trong số đó có Tổ chức Mạng lưới Yêu nước Thái, tuyên bố phủ nhận mọi phán quyết từ tòa Tối cao, theo tờ The Nation đưa tin.

Nhóm này từng làm đơn kiến nghị tới tòa để bãi bỏ vụ xử.

Vấn đề lãnh thổ vốn vẫn gây bất hòa từ hơn một thế kỷ nay.

Quyết định trao ngôi đền vào tay Campuchia từ năm 1962 khiến Thái Lan không bằng lòng, nhưng vấn đề này từ nhiều năm được để yên do cuộc nội chiến Campuchia chỉ mới kết thúc vào những năm 90.

Chuyện mới được khơi lại khi Campuchia đăng ký Di sản Thế giới của Unesco cho khu vực năm 2008, và đã thắng – khiến các nhóm dân tộc chủ nghĩa của Thái giận dữ. Cả hai sau đó cùng cho quân tới khu vực.

Quyết định của tòa Công lý dựa trên cách hiểu phán quyết năm 1962 và không thể kháng án.

Preah Vihear là ngôi đền Hindu cổ thờ thần Shiva xây từ thời đế quốc Khmer, được đặt trên đỉnh núi Dângrêk.

John Burgess, tác giả một cuốn sách về lịch sử Campuchia từ Hoa Kỳ trả lời cho truyền hình BBC News trưa nay 11/11/2013 giờ London rằng “đây rõ ràng là một chiến thắng cho Campuchia”.

Nhưng theo ông, Thái Lan cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận phán quyết này về ngôi đền Preah Vihear, vì họ cũng nói họ có “600 năm nắm quyền kiểm soát vùng quanh ngôi đền này”.

Nhắc lại lịch sử, ông Burgess, một chuyên gia châu Á và tác giả cuốn “Stories in Stone” về các triều đại Campuchia nói nước này từng là một cường quốc khu vực, kiểm soát một phần lãnh thổ mà ngày nay thuộc về Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Tranh chấp lãnh thổ quanh đền có vấn đề nằm trong lịch sử khu vực, theo nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ.

29 Tháng Sáu 2014(Xem: 12028)
Thái Lan đã lập đường dây nóng để giám sát các nhà sư Tòa Thái Lan vừa tuyên án 5 năm 6 tháng tù đối với một nhà sư vì tội hãm hiếp và giam giữ trái phép một thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên, hãng thông tấn AFP đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 11051)
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014 TUYÊN BỐ LÊN ÁN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC LÃNH THỔ VIỆT NAM & YÊU CẦU NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 10374)
Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa) Tin cho hay người gốc Việt ở bang Florida, Hoa Kỳ, tự thiêu hôm 20/6 với thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc, đã qua đời. Người đàn ông 71 tuổi được nói đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu./
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10888)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 12395)
Kết quả bầu cử sơ bộ ngày 3/6 ở California đã đem đến những buồn vui cho ứng viên gốc Việt tại tiểu bang có đông đồng hương nhất ở Mỹ. Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 11501)
Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10821)
Tháng 6/2012, Tàu khựa CNOOC đã gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Trung Việt với hãng Crestone Mỹ Đích nhắm nào của TQ sau giàn khoan 981?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 11026)
(PLO) - Ngày 22-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á, tổ chức tại Philippines. Trong tư cách khách mời của WEF, Thủ tướng đã có bài phát biểu, liên hệ nhiều yêu cầu nền tảng là phải bảo đảm và duy trì hòa bình thì Đông Á mới có thể phát triển vững chắc.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 10500)
Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Đại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 10328)
Kính gửi quý báo, kính nhờ quý báo chuyển đăng đôi dòng tâm sự của tôi, một người Việt gốc Hoa đến đồng bào người Việt gốc Việt và người Việt gốc Hoa khác.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 10688)
Dân Biểu Dana Rohrabacher: Thế giới đang đối diện với sự phô trương sức mạnh một cách cao ngạo của một nhà cầm quyền độc tài. Tuy sự tấn công lần này nhắm thẳng vào Việt Nam, chúng ta phải nhớ là Trung Quốc không chỉ hà hiếp Việt Nam, mà cả Đài Loan, cả Philippines. Trung Quốc từ trước đã đưa ra những khẳng định chủ quyền hết sức phi lý và thái quá, đụng chạm đến chủ quyền biển của nhiều nước.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 10924)
TTO - Phát biểu với báo giới quốc tế ngày 2-5, Cục trưởng Cục hàng không Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng Việt Nam đã chậm trễ trong việc nhận bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 nên đến giờ vẫn không biết máy bay này đang ở đâu.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 11262)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ là khách của Lầu Năm Góc cùng các bộ trưởng khác của Asean trong sự kiện đặc biệt tại Hawaii.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10308)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai ngày 24/3 rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, hãng tin Anh Reuter đưa tin.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 13033)
Santa Ana (Bình Sa)- - Tổ Đình Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 3010 W. Harvard St, Santa Ana CA 92704, điện thoại (714) 437-9511, (714) 759-0752 đã long trọng tổ chức Pháp Hội Đại Từ Đại Bi vào lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật 16 tháng 3 năm 2014.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11631)
1. Mỗi người chui vào một bao nilon, ngồi lọt thỏm trong đó cho miệng bao trùm kín quá đầu. Rồi những thanh niên biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo chiếc bao “đựng” người bơi vượt qua con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết. Một cảnh tượng có thể nói là thót tim.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 10517)
Philippines đạt đồng thuận về cơ sở quân sự tạm thời của Mỹ Thương thuyết gia của Mỹ và Philippines họp tại Bộ Quốc phòng Philippines.
13 Tháng Ba 2014(Xem: 10613)
Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 13368)
AFP dẫn nguồn tin của một nghị sĩ Crimée cho biết, hôm nay 06/03/2014, Quốc hội nước Cộng hoà tự trị này với thành phần đa số thân Nga, đã đề nghị Tổng thống Vladimir Putin cho sáp nhập nước cộng hoà tự trị của Ukraina này về với Nga. Đồng thời Quốc hội cũng thông báo tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới để có quyết định cuối cùng.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 11093)
Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN, hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc Kinh.