1. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế

14 Tháng Tám 201712:55 SA(Xem: 6924)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  HAI 14 AUGUST  2017


1. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế


11/08/2017


Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước lựa chọn sinh tử


Thứ bảy, 12/08/2017


“Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng”.


Thế là sau gần một năm trốn chạy ra nước ngoài, ông Trịnh Xuân Thanh đã phải về đầu thú.


Thực tình trong thâm tâm, tôi rất không muốn nhắc đến con người này, bởi chúng ta cũng đã bàn quá nhiều rồi. Nhưng xung quanh ông ta lại có những chuyện không thể không bàn tiếp. Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình.


image049

Trịnh Xuân Thanh chỉ là kẻ tham nhũng.


Việc còn lại của ông là sự thành khẩn trung thực trong việc khai báo những kẻ đồng phạm với ông. Bởi ông chỉ là một mắt xích trong đường dây tham nhũng, một con ễnh ương trong cả một bầy đàn toàn những hổ với voi. Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và “rất lấy làm tiếc”.


Đây chỉ là chuyện nội bộ của Việt Nam. Trịnh Xuân Thanh đang là công dân Việt Nam. Ông ta không đấu tranh cho dân chủ, cũng không bất đồng chính kiến. Nếu bất đồng chính kiến, làm sao ông ta được tặng thưởng huân chương, lại được đề bạt nhiều chức vụ, còn được luân chuyển để còn lên cao nữa, trong khi trình độ năng lực dường như không có gì, nếu không nói là thấp kém?


Thôi chẳng bàn đến những chuyện cao siêu, như điều hành, lãnh đạo. Chỉ riêng việc viết lá đơn, là việc đơn giản nhất, chỉ có một dúm chữ mà cũng còn sai chính tả be bét. Đấy là lỗi của học sinh ở bậc tiểu học. Ta không ngạc nhiên khi ông làm thất thoát đến trên 3.000 tỷ. Chỉ ngạc nhiên một con người như thế lại được đề bạt hết chức nọ chức kia, rồi được bầu vào Quốc hội với số phiếu rất cao.


Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, khiến nền kinh tế của chúng ta thêm kiệt quệ và con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ không biết đến đời nào mới hết. Tất nhiên không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh. Đằng sau ông ta còn nhiều thế lực tham nhũng khác nữa.


Nước Đức vốn trọng dân chủ và sự minh bạch. Họ không bao giờ bao che cho trộm cắp. Vậy có tác động nào từ phía các nhóm thế lực người Việt để làm nóng chuyện lên không? Tôi nghĩ chúng ta cũng cần làm rõ để bạn hiểu. Và tôi tin họ không phá vỡ quan hệ tốt đẹp và tình hữu nghị giữa hai nước để đổi lấy một tội phạm đang bị truy nã quốc tế.


Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước sự lựa chọn sinh tử. Để tự cứu mình, chắc chắn ông ta sẽ khai hết mọi sự thật. Người dân cần biết những thế lực nào đã giúp ông ta trốn ra nước ngoài. Là người dân lương thiện, được cơ quan cử đi công tác nước ngoài, chúng ta làm các thủ tục cũng còn chật vật, vất vả, phải qua bao công đoạn, mà sao Trịnh Xuân Thanh và những kẻ tham nhũng dù đang bị điều tra lại xuất cảnh nhanh thế? Dễ dàng đến như thế? Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cứ mang ra kiểm điểm, kỷ luật là lại trốn hết ra nước ngoài. Bây giờ những kẻ bảo kê, đồng loã với Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ phải trả giá.


Điều cuối cùng người dân mong đợi vẫn là việc thu hồi lại những số tiền khổng lồ của nhà nước đã bị thất thoát. Làm sao một mình Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát được hơn 3000 tỷ đồng? Đường dây tham nhũng ấy có những ai? Dù họ ở bất cứ chức vụ gì thì cũng phải xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng, với thể chế này. Và xử lý cũng chỉ để thu lại những tài sản đã bị thất thoát. Đó là mồ hôi nước mắt của dân. Điều này dường như chúng ta làm chưa được bao nhiêu.


Bênh vực hay tìm cách cản trở việc xử lý Trịnh Xuân Thanh là đồng loã với tội ác. Chúng ta cần ủng hộ triệt để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này./


Chống giặc nội xâm là cứu nước!/.


Nhà thơ Trần Đăng Khoa.


(Theo VOV)

29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10449)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10295)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13218)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12321)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18998)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10730)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11729)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11838)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11685)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11451)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10891)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.