Cây gậy và củ cà rốt TQ nhắm vào Myanmar

18 Tháng Chín 20166:09 CH(Xem: 9188)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 19 SEP 2016


Cây gậy và củ cà rốt Trung Quốc nhằm vào Myanmar, Mỹ không bao giờ có


(GDVN) - Mặt khác bên cạnh củ cà rốt, Bắc Kinh luôn cầm một cây gậy. Cây gậy đó là lực lượng vũ trang ly khai Kachin (UWSA) mạnh nhất trong các nhóm ly khai.


South China Morning Post ngày 17/9 bình luận, chiến lược của Hoa Kỳ "vỗ lưng nói chuyện về tình bạn và dân chủ" với bà Aung San Suu Kyi không thể cạnh tranh với Bắc Kinh ở Myanmar.


Bởi lẽ Trung Quốc có ưu thế về vị trí địa lý, bảo trợ kinh tế và công cụ thúc đẩy lực lượng vũ trang ly khai lớn nhất quốc gia Đông Nam Á này.


Thành công của chuyến công du đầu tiên đến Hoa Kỳ trên cương vị Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar của bà Aung San Suu Kyi có thể đánh dấu một chương mới trong quan hệ Myanmar - Mỹ.


Nhưng cuộc nội chiến đang diễn ra cho phép Trung Quốc kiểm soát đòn bẩy quan trọng gây áp lực lên quốc gia láng giềng, mà các siêu cường ở  xa không có được.


Bà Aung San Suu Kyi được chào đón nồng nhiệt ở Washington phản ánh nhận thức của chính quyền Mỹ về Myanmar trong chính sách đối ngoại của mình.


image075

Tổng thống Barack Obama nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Ngoại trưởng Myanmar, ảnh: The Straits Times.


Khi ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ năm 2009, Myanmar vẫn là một nước lạc hậu, quân phiệt và bị phương Tây xa lánh, bị Mỹ và EU trừng phạt.


Thời điểm đó chỉ có Trung Quốc thực sự là đồng minh gần gũi của Myanmar.


Tuy nhiên một sự thay đổi đáng chú ý đã xảy ra khi chính quyền bán dân sự do quân đội hậu thuẫn lên cầm quyền tháng 3/2011.


Myanmar bắt đầu tái lập quan hệ với phương Tây, xem lại lập trường quan hệ với Trung Quốc.


Sự thay đổi được đánh dấu bởi quyết định của Tổng thống Thein Sein tháng 9 cùng năm, đình chỉ dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc làm chủ đầu tư. 


Đồng thời Tổng thống Thein Sein khi đó cũng nới lỏng dần những biện pháp kiểm soát chính trị và dẫn đến chiến thắng "long trời lở đất" cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.


Nhưng Myanmar vẫn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế đối với Trung Quốc. Đây là cửa ngõ để Trung Quốc tới được bờ biển Ấn Độ Dương, với đường ống dẫn dầu và khí đốt xây dựng từ bở biển Myanmar đến Vân Nam.


Ngoài Myitsone, Trung Quốc cũng có hàng loạt dự án thủy điện khác tại Myanmar. Kết quả là Bắc Kinh phải chơi một loạt trò ngoại giao phức tạp ở quốc gia láng giềng Đông Nam Á này.


Một mặt Trung Quốc tung ra đòn tấn công quyến rũ với hứa hẹn giúp Myanmar xây dựng bệnh viện, cải thiện cơ sở hạ tầng đổ nát của quốc gia này, đón tiếp bà Aung San Suu Kyi một cách trọng thị vào tháng trước.


Mặt khác bên cạnh củ cà rốt, Bắc Kinh luôn cầm một cây gậy. Cây gậy đó là lực lượng vũ trang ly khai Kachin (UWSA) mạnh nhất trong các nhóm ly khai, hoạt động ở biên giới Đông Bắc Myanmar, giáp Vân Nam, Trung Quốc.


image077

Phiến quân Kachin (UWSA) do Trung Quốc hậu thuẫn, ảnh: SCMP


UWSA được Trung Quốc nuôi dưỡng hỗ trợ từ thập kỷ 1968 - 1978. Trung Quốc cung cấp cho UWSA một loạt vũ khí mà những tổ chức khác không có.


Nhà nghiên cứu Anthony Davis nói với IHS Jane, việc cung cấp một loạt hệ thống vũ khí mới và có vẻ có hiệu quả cho UWSA, đã biến lực lượng này thành cánh tay mở rộng của quân đội Trung Quốc.


Những vũ khí này bao gồm tên lửa đất đối không, xe bọc thép, phá và thậm chí cả trực thăng. Mặc dù Trung Quốc hỗ trợ quân sự quy mô lớn cho đảng Cộng sản Miến Điện - tiền thân của nhóm UWSA, cuối thập niên 1960 và những năm 1970, nhưng những gì xảy ra trong vài năm qua là chưa từng có.


Trang thiết bị quân sự UWSA nhận được từ Trung Quốc không phải loại vũ khí thông thường có thể mua được ở thị trường chợ đen.


Năm 2014 UWSA sở hữu một số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc FN-6 với tầm bắn hiệu quả 3,5 km, và cũng được nhìn thấy sử dụng hiệu quả bởi phiến quân Syria.


Tuy nhiên rất ít nhà quan sát tin rằng, Trung Quốc muốn UWSA thực sự tham gia cuộc chiến chống lại chính phủ Myanmar, vũ khí cung cấp cho UWSA chỉ nhằm tạo vật cản để quân đội Myanmar ngần ngại tấn công chống lại họ.


Nắm UWSA cũng là một lời nhắc nhở Myanmar về một thực tế, Trung Quốc không giống như Hoa Kỳ, là hàng xóm liền giậu liền sân với Myanmar. 


Bắc Kinh có đủ công cụ can thiệp vào cuộc xung đột nội bộ của láng giềng và có thể dùng nó gây sức ép với Myanmar một khi thấy quốc gia này "di chuyển quá gần Hoa Kỳ".


Năm 2013 nổ ra biểu tình của dân địa phương chống lại dự án khai thác mỏ đồng ở Letpadaung mà Trung Quốc đầu tư, Aung Min, một Bộ trưởng trong nội các nói với dân chúng ở đây rằng:


"Chúng tôi không dám chống lại Trung Quốc! Nếu họ khó chịu với việc đóng cửa dự án này và họ tiếp tục ủng hộ phiến quân, kinh tế khu vực biên giới phải chịu số phận tồi tệ. Vì vậy tốt hơn bạn hãy suy nghĩ nghiêm túc."


Đồng thời Trung Quốc chứ không phải phương Tây, là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình của đất nước Myanmar.


Trung Quốc đã phái đại diện đặc biệt về các vấn đề châu Á Tôn Quốc Tường tiếp xúc với tất cả các bên ở Myanmar.


Ông cũng tham dự các cuộc đàm phán chính thức và không chính thức nhiều hơn bất kỳ thành phần ngoại quốc nào khác.


Cuộc đàm phán hòa bình mà bà Aung San Suu Kyi tổ chức tháng trước không thành công. UWSA cử một phái đoàn đến dự, nhưng họ ra về và cho biết, UWSA được phân loại là "quan sát viên".


Hiện chưa rõ UWSA rời bàn đàm phán hòa bình do bà Aung San Suu Kyi triệu tập là theo chỉ thị của Trung Quốc hay quyết định độc lập của nhóm này.


Những lời lẽ tốt đẹp về tình hữu nghị lâu dài và sự tiến bộ về dân chủ, tôn trọng nhân quyền có thể được ông Obama nhắc nhiều khi tiếp bà Aung San Suu Kyi tại Washington, nhưng thực tế trên mặt đất sẽ không thay đổi.


Nguồn:


http://www.scmp.com/week-asia/article/2020076/why-us-no-match-chinas-carrot-and-stick-myanmar


Hồng Thủy 18/09/16

29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10502)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10350)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13295)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12384)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19093)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10819)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11802)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11894)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11743)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11551)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10959)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.