Vì sao Nga động binh chiếm bán đảo Crimea, Ukraine?

17 Tháng Tám 201512:01 SA(Xem: 13349)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 17 AUG 2015

Vì sao Nga động binh chiếm bán đảo Crimea, Ukraine?
image094

Thứ Hai, ngày 03 tháng 3 năm 2014

theo: Bình luận án blog

image095
Chủ blog: luật sư Trần Hồng Phong.

Liên hệ: ecolaw3@gmail.com

image096

Đỗ Minh Tú 

Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine. Trong khi đó, Mỹ và các nước châu Âu đã phản đối quyết liệt và đe dọa Nga sẽ lãnh "hậu quả nặng nề". Vì sao Nga quyết tâm không để mất Crimea?

Ukraine – lịch sử giao tranh và thuộc địa

Ukraine là cửa ngõ mở về phía Tây, Tây Nam ra châu Âu - tính từ lãnh thổ Nga hiện tại. Vùng đất này đã từng có thời kỳ hoàng kim, là một đế chế hùng mạnh, nhưng xuyên suốt quá khứ, người ta thường nghĩ đến sự giao tranh, chia cắt, lệ thuộc nhiều hơn.

Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỉ 9 sau công nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Nga Kiev hùng mạnh tồn tại đến thế kỉ 12. Sau đó, quốc gia này bị đế quốc Mông Cổ đánh bại và trở thành một miền đất nô lệ.

Mông cổ suy yếu, Ukraine bị xâu xé bởi Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga. Thế kỉ 19, Đế quốc Nga trỗi dậy và thâu tóm toàn bộ Ukraine.

image097
Bán đảo Crimea (màu vàng) là có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng đối với Nga. Tại đây Nga có căn cứ Hạm đội Biển Đen tại cảng Sevastopol đang có hợp đồng thuê của Ukraine đến năm 2042

Năm 1922, Ukraine trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô.

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành một quốc gia độc lập cho đến thời điểm này.

Trong lịch sử hiện đại từ thế kỷ 20 đến nay, Ukraine được coi như một mảnh đất có giá trị địa chính trị quan trọng và thường xuyên chịu sự tác động, giằng xé của hai luồng ý thức hệ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau thế chiến hai, Ukraine nằm trong sự bao bọc che chở của Liên Xô, nhưng ngay sau khi Liên Xô tan rã, sự độc lập của đất nước này lại chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản với các nền kinh tế phương Tây.

Cho tới thế kỷ 21, sự trở lại của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội đã một lần nữa đẩy quốc gia này quay trở lại với sư giằng xé Đông – Tây. Một mặt liên minh châu Âu quyến rũ Ukraine gia nhập vào đội ngũ của mình, tiến tới gia nhập WTO với sự chi phối kinh tế của Mỹ, EU. Trong khi đó, Nga nỗ lực lấy lại địa vị cường quốc như thời Liên Xô hoàng kim.

Khi những cuộc cách mạng màu sắc trở thành chiêu bài ưa thích của phương Tây, việc Ukraine rơi vào tình trạng bất ổn như hiện nay là điều dễ hiểu, nhưng tương lai sẽ đi đến đâu, còn tùy thuộc vào quyết tâm của hai cường quốc Nga – Mỹ.

Nga sẽ mất "tấm áo giáp" nếu Ukraine theo phương Tây

Trong bối cảnh cuộc biểu tình Ukraine nằm ngoài tầm kiểm soát của nước Nga, khi chính phủ thân Nga đã bị lật đổ, Tổng thống Viktor Yanukovych buộc phải bỏ trốn khỏi đất nước, chính phủ lâm thời của Ukraine được cho là thân phương Tây, điều này đồng nghĩa với việc Nga đang mất dần tầm ảnh hưởng tại vùng đất này.

Để mất Ukraine, Nga sẽ mất những gì? Trước hết là mất tấm áo giáp ở ngay cửa ngõ nước Nga. Từ Ukraine, sẽ không quá xa để bộ binh kẻ thù tiến thẳng vào Moscow. Sư yên ổn và thần phục của Ukraine có tầm ảnh hưởng quan trọng với an ninh nước Nga.

1

Người dân tại bán đảo Crimea biểu tình ủng hộ xác nhập vào Nga

Không phải tự nhiên Nga bỏ công sức để chi phối và kiểm soát nền kinh tế Ukraine. Nga cung cấp đến 80 % khí đốt cho nước này. 25 % xuất khẩu của Ukraine đổ vào thị trường Nga và Ukraine cũng nhập vào hơn 30 % hàng hóa của Nga. Bên cạnh đó, tư bản Nga kiểm soát tới gần 1/3 nền kinh tế quốc gia này. Ukraine nhỏ bé, nhưng là miếng bánh béo bở, dễ ăn và dễ giữ.

Còn phương Tây, vì sao họ muốn lôi kéo Ukraine? Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ và không hề che giấu mục tiêu lấy lại vị trí cường quốc như thời Liên Xô. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng nói: “Để mất đi giá trị cường quốc của Liên Xô là tổn thất lớn nhất trong lịch sử nước Nga”. Còn phương Tây, họ nhận xét về Putin như “nỗ lực thi đua với sự hùng vĩ của Liên Xô cũ”.

Việc Vladimir Putin theo đuổi một giấc mơ thế giới hai cực, thậm chí đơn cực với vai trò nước Nga không khác gì mục tiêu mà ngày trước Liên Xô đã nỗ lực thực hiện, chỉ khác về ý thức hệ. Nếu Liên Xô đã mong muốn làm cuộc đại cách mạng, toàn cầu đi lên chủ nghĩa xã hội, thì Putin chỉ muốn đem về quyền lợi theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Giấc mơ Putin không khác gì với giấc mơ Trung Hoa mà Tập Cận Bình đã đề ra. Và cách mà phương Tây (Mỹ, NATO) đang triển khai cũng không khác gì cách mà họ làm với Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói, họ dùng chiêu bài của Trung Quốc để áp dụng với Nga, hoặc hiểu ngược lại cũng được. Tựu chung cũng nhằm mục đích phong tỏa, cô lập, kìm chế và chờ đợi lật đổ bằng cách mạng màu sắc.

 2

Hạm đội Biển Đen của Nga có căn cứ tại bán đảo Crimea (Ukraine)


Nếu như Mỹ làm được ở châu Á – Thái Bình Dương một “chuỗi ngọc trai” để buộc vào cổ Trung Quốc, thì việc của EU là phải làm được chuỗi ngọc ấy trên đất liền, áp sát ngay vào cửa ngõ nước Nga. Phong tỏa Nga, kiềm chế sức mạnh Nga là sự đảm bảo quyền lợi lâu dài cho NATO cũng như vị trí số một của nước Mỹ.

Quay trở lại vấn đề động binh với Ukraine, những lý luận về bảo vệ nhân dân tại nhà nước tự trị Crimea chỉ là cái cớ sáo rỗng. Quan trọng nhất, Nga có lợi ích kinh tế, địa chính trị, và quan trọng hơn, Ukraine là một bước trong chiến lược trở lại hoàng kim của nước Nga.

Nga đang theo đuổi vị thế của cường quốc số một thế giới, và rất có thể đã cho mình quyền được hành động đơn phương như cường quốc số một. Nhìn lại lịch sử, những Kosovo, Afghanistan, Iraq, Lybia… Mỹ đã cho mình quyền đơn phương hành động, cũng với chiêu bài bảo vệ quyền lợi Mỹ, thậm chí mơ hồ hơn là bảo vệ nhân quyền cho thế giới.

Ukraine đang dần tuột khỏi tay Nga. Và việc động binh rõ ràng là cần thiết đối với Nga, để bảo vệ lợi ích mà Nga mất công đầu tư, đánh để giữ vững sự ảnh hưởng, và quan trọng hơn hết, đánh để nước Nga nhận thấy sự quyết tâm đối với giấc mơ mà họ đang theo đuổi.

Mỹ không thật sự cần Ukraine

Nga đã động binh, còn Mỹ, họ đang làm gì? Động thái trực tiếp đáng ghi nhận nhất tới thời điểm này là cuộc điện đàm giữa ông Obama và ông Putin. Ở đó họ tỏ thái độ với nhau thế nào? Trợ lý Tổng thống Mỹ nói: “Ngài đã thẳng thắn và quyết liệt”. Mỹ đã đe dọa sự trừng phạt về kinh tế với Nga, dọa cắt quan hệ ngoại giao… một lần nữa Nga – Mỹ lại căng thẳng sau vấn đề Syria.

Còn hiệu quả của cuộc điện đàm này thì đã quá rõ, Nga phớt lờ, 15.000 quân Nga đã đến Crimea. Lối vào Biển Đen bị phong tỏa bởi cạm bẫy hải quân thông minh. Nghị sĩ của Nga đã khẳng định “kể cả tàu sân bay của Mỹ có đến cũng không giải quyết được vấn đề”.

 3

Xe tăng Nga đã dàn trận tại biên giới hai nước Nga - Ukraine


Nhưng thực sự, Mỹ có muốn đối đầu trong vấn đề này? Nói thẳng, Ukraine quá nhạt nhẽo với Mỹ. Quyền lợi có, nhưng không phải quyền lợi sát sườn. Mục tiêu của Mỹ bây giờ là châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đã bỏ qua cuộc không kích Syria để tránh sa lầy, toàn tâm toàn ý chuyển từ Trung Đông sang Thái Bình Dương. Mỹ không hề muốn hành trình của cuộc chuyển trục này phải lạc vào một Ukraine nhỏ bé ở Đông Âu, nơi có rất nhiều đồng minh của mình ở đó.

Còn động thái của các quốc gia châu Âu thân Mỹ, những thế lực đã hứa hẹn đủ điều với chính phủ lâm thời Ukraine, khi Nga dẫn quân vào quốc gia này, ngoài sự phản đối qua kênh ngoại giao và Liên Hợp Quốc, chưa quốc gia nào gửi quân ủng hộ hay hứa hẹn viện trợ chính phủ mới.

Điều đơn giản, họ đang chờ đợi động thái của người chỉ huy, nước Mỹ. Nhìn lại thế cuộc Syria, khi Anh, Pháp, Arab Saudi, Israel… đạn đã lên nòng, tàu ngầm mang tên lửa đã đến bờ biển Syria, nhưng chỉ vì Mỹ chưa “khai mạc” nên chẳng ai dám thi đấu.

Với Ukraine, những cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính quyền thân Nga dễ hiểu đều có bàn tay của Mỹ và châu Âu đứng sau. Nhưng lần này Nga làm căng, đối đầu với Nga tại Đông Âu chỉ khiến tình cảm của Nga – Trung Quốc càng khăng khít tại Thái Bình Dương.

Trong cục diện Ukraine, có thể nói, các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ phải giữ vai trò chủ đạo chứ không phải là Mỹ.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

17 Tháng Tám 2014(Xem: 10937)
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11594)
TNS McCain tham gia cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống giàn khoan HĐ-981 ở Phoenix Arizona hôm 17/5/2014. Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014 Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10816)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông. AFP
07 Tháng Tám 2014(Xem: 10297)
Dân trí) - Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Quốc gia, cho rằng Trung Quốc âm mưu dùng Biển Đông là bàn đạp, là cửa ngõ để vươn lên thành một cường quốc biển và băng cháy chính là nguồn năng lượng mà nước này nhắm tới trong tương lai nhằm thỏa mãn “cơn khát” của mình.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10561)
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có mặt tại Mỹ trong chuyến đi thăm khởi sự từ ngày 21 tháng 7, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11490)
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 11495)
Hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước mới viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 11488)
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong cuộc phỏng vấn với BBC Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014. Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11698)
Sinh Viên Đại Học Xá Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư Ngày Chia Đôi Đất Nước
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 11762)
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy từ nước ngoài trở về tiếp sau những căng thẳng chính trị lên cao và việc bắt giữ 8 đảng viên của đảng ông. Đối thủ lâu năm của Thủ tướng Hun Sen được hàng ngàn người ủng hộ đón chào tại Phnom Penh ngày thứ Bảy, kêu gọi một giải pháp cho bế tắc chính trị tại Campuchia.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 11488)
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa có chuyến thăm đến Việt Nam vào ngày hôm nay. Mục đích của chuyến đi lần này tới Việt Nam của Tổng thống Clinton là để thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình ông sáng lập, giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên toàn thế giới.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 10952)
Giàn khoan Hải Dương 981 được kéo về sớm hơn một tháng so với dự định Hoa Kỳ hoan nghênh việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói trong tuyên bố ngày 16/7.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 10374)
Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10843)
Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới nói rằng thành phần giàu có đã tăng gấp ba ở Việt Nam trong thập niên qua. Tin của VNN hôm nay trích lời kinh tế gia lão thành Gabriel Demonbynes của Ngân hàng Thế giới phát biểu như vừa kể hôm 8 tháng 7, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 11269)
Dự án 'Samsung Display', với chức năng nghiên cứu, phát triển và sản xuất màn hình cho điện thoại thông minh, sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh và nằm dưới sự quản lý của Công ty TNHH Samsung Display.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11033)
Tối 30/6/2014, Chi bộ 4A, thuộc Phường 8, Quận 3, Tp HCM họp chi bộ định kỳ hàng tháng. Cuộc họp có trên 30 đảng viên. Trong cuộc họp, chúng tôi được nghe văn bản giải thích của lãnh đạo Đảng cấp trên về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11432)
Washington, DC - Chỉ còn đúng 3 ngày nữa là hàng ngàn người Việt yêu nước từ khắp mọi nơi sẽ tụ về Washington DC để tham dự chương trình “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" vào ngày 6 tháng 7, 2014. Chương trình bao gồm một đại nhạc hội ngoài trời cùng biểu tình và tuần hành phản đối giàn khoan Hải Dương 981 nói riêng và hiểm họa Bắc thuộc nói chung, cũng như chính sách hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền CSVN.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 11698)
Cập nhật: 1243 Nhân sĩ, Trí Thức, Học giả trong ngoài nước ký yêu cầu chính phủ VN kiện Trung Quốc
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11485)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 12003)
Thái Lan đã lập đường dây nóng để giám sát các nhà sư Tòa Thái Lan vừa tuyên án 5 năm 6 tháng tù đối với một nhà sư vì tội hãm hiếp và giam giữ trái phép một thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên, hãng thông tấn AFP đưa tin.