"Phê tối tăm mặt mũi" bí thư Hà Nội

26 Tháng Bảy 201511:44 CH(Xem: 11243)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 27 JULY 2015

"Phê tối tăm mặt mũi" bí thư Hà Nội

Bản lĩnh của lãnh đạo Hà Nội qua vụ chặt cây xanh

Thứ sáu, 24/07/2015

(Bạn đọc) - Để làm Bí thư Thành uỷ Thủ đô, uỷ viên BCT, ông Phạm Quang Nghị từng kinh qua nhiều lĩnh vực thông tin, báo chí, tuyên truyền, tôn giáo, văn hoá… Do đó, chắc chắn kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo của ông Nghị ắt hẳn không tầm thường.

Trước tiên, bản lĩnh của ông Bí thư Thủ đô là quyết định chặt hạ, thay thế 6700 cây xanh trên các tuyến đường phố Hà Nội. Đặc biệt nhiều tuyến phố nội thành có cây lâu năm. Thay thế một loại cây mới mẻ mà đến nay chưa xác định rõ là cây gì. Trong bài phát biểu giao ban ngày 31/3, ông Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã cho dư luận thấy bản lĩnh lãnh đạo của mình.

Theo đó, ông Nghị khẳng định chủ trương thay thế cây là “đúng” và chỉ nhận phần nhẹ về phía lãnh đạo là không lường được tâm lý của người dân phản ứng, cho nên thành phố đã làm không tốt mặt tuyên truyền. Ông vẫn bảo vệ chiến dịch chặt hạ cây xanh vừa được thông qua, cho rằng chiến dịch này là đúng bất chấp những cây bị đốn hạ đều là những cây khỏe mạnh, không hề bị “hư hỏng” hay “sâu mọt” – như ông vẫn tuyên bố.
 image019
Ông Nghị cho rằng sự vụ vừa qua là do ”không nắm được tâm lý của người dân” chứ không hề có sai phạm gì, liệu có tin được không?

Là người trưởng thành đi lên từ văn hoá – tuyên truyền, từ một nhà báo kinh qua nhiều chức vụ đến chức Phó ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, thế mà ông Nghị đã phát biểu sự vụ vừa qua là do ”không nắm được tâm lý của người dân” chứ không hề có sai phạm gì, liệu có tin được không?

Chắc chắn là không, ông Nghị làm văn hoá, ông thừa hiểu tâm lý của người dân sẽ thế nào với mỗi chính sách của thành phố. Nhất là chuyện thay thế cây sẽ đụng chạm nhiều đến nét văn hoá, tình cảm của người dân thì ông càng hiểu rõ hơn. Nhưng ông lại nói việc không nắm được ý người dân, dù chủ trương đúng. Đấy mới là bản lĩnh của người lãnh đạo.

Thậm chí, ông Nghị yêu cầu các cán bộ dưới quyền: “Chúng ta phải tự phê bình, tự kiểm điểm, khẩn trương khắc phục những việc làm vừa rồi giản đơn, nóng vội, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh dự của thủ đô”. Qua cụm từ “tự phê bình, tự kiểm điểm”, ông Nghị đã loại trừ những động thái pháp lý để hướng tới xử lý nội bộ với hàm ý: “Chuyện nội bộ của chúng tôi thì để chúng tôi xử lý, người ngoài không được can thiệp”.

Ông khéo léo dùng từ ”giản đơn, nóng vội” nhằm biến việc chặt cây tày đình thành một việc đơn giản, nhỏ bé. Người đọc sẽ cuốn theo tâm lý đây là việc bình thường, giản đơn do nóng vội, không có gì ghê gớm. Nghệ thuật đỉnh cao của một người làm văn hóa là biến việc to thành việc nhỏ, biến việc nghiêm trọng thành việc không đáng quan tâm.

Chốt câu, ông sử dụng cụm từ ‘‘ảnh hưởng đến uy tín và danh dự thủ đô’‘. Đây là một câu cực kỳ đẳng cấp, nó bao hàm việc người dân phản đối là ảnh hưởng đến danh dự, uy tín Thủ đô. Lẽ ra câu này phải thay bằng ”ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo Thủ đô” – những người ra quyết định chặt cây. Một lần nữa ông đã khéo léo biến sai lầm của một vài người thành cái sai chung.

Tiếp tục ông dẫn dắt cực kỳ trình độ về tâm lý người phản ứng. Khơi mào ông tỏ ra khách quan, nêu thắc mắc “sao trước kia việc chặt cây này để phòng chống gẫy đổ là chuyện thường, mà giờ lại bị phản đối”. Rồi đưa ra dẫn chứng là một anh xe ôm núp dưới bóng cây chờ khách, “anh ta thấy cây bị chặt thì tiếc nên phản đối”.

Chỉ bằng tiểu tiết ấy, ông đã biến những bức xúc của đông đảo quần chúng nhân dân, sinh viên, trí thức thành những lợi ích nhỏ, ích kỷ và cá nhân. Một đòn “vừa công vừa thủ”. Trong phát biểu của mình, chúng ta sẽ gặp nhiều câu nói công – thủ vẹn toàn của ông Bí thư mà không dễ ai phát hiện. Bởi ông không hề “không nắm được tâm lý người dân”, trái lại ông rất am hiểu và dễ dàng làm chệch mũi tấn công của dư luận đang hướng vào ông.
 image020
Vụ chặt cây xanh đã được lãnh đạo Hà Nội “khéo léo” cho chìm xuồng

Tiếp đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội lôi ngay vụ xây toà nhà quốc hội Ba Đình ra để minh hoạ cho việc chặt cây. Mục đích để ai chủ trương xây toà nhà Quốc hội phải cùng đứng về phía ông. Ông đã bóng gió việc sai phạm khi xây toà nhà Quốc hội rằng: ‘‘thậm chí có cái gì sai trong đấy, nhưng quả thật không phá hội trường cũ thì sao xây dựng được hội trường mới.”

Ví von thật hay, nhà cũ thì xây nhà mới là chuyện thường. Nhưng có ai làm cái việc là cây cũ phải thay cây mới không?

Cái cây là sự sống phát triển, nó không như một toà nhà. Không ai đi thay thế một sự sống này bằng một sự sống khác chỉ vì nó cũ. Cũng như ta có thể thay cái áo mới, xe mới…nhưng không thể thay con chó, con mèo đang nuôi bằng con chó mới, con mèo mới chỉ vì “con chó/mèo đã cũ”, không thể thay anh/chị/em bởi vì họ đã cũ. Đấy là vấn đề tình cảm, thiên nhiên, sự sống, không thể nào ví von để đánh đổi như những thứ nhân tạo được.

Một toà nhà đập đi, xây lại y như cũ được. Một cái cây làm sao chặt đứt rồi, làm sao cho nó sống lại như cũ?

Ông có thể nói đến cây mục, rỗng… Nhưng dù có tìm 1000 lý do cũng không thể lý giải cho số lượng 6.700 cây thay thế, trong đó có 2.000 cây bị chặt phăng chỉ trong vòng tuần lễ.

Ông nói phải đổi từ “chặt hạ” thành “thay thế”, nói chặt hạ là nặng nề.

Rất khéo léo và tài tình. Thưa ông, thế nào là thay thế?

Thường thay thế là đổi một vật tương đương, một cái cây nhỏ thay bằng một cây nhỏ. Đằng này cả một cây cổ thụ lâu năm, khoẻ mạnh bị chặt đi lấy gỗ bán, trồng vào đó một cây con con chả rõ giống gì. Giờ có muốn xác định giống cây cũng đã muộn – những cây mà các ông vừa trồng lên, một số thì bị cơn lốc quật đổ còn nguyên bọc cây, số khác thì trơ cành lá, chết héo khi chưa kịp mọc rễ.

Bản lĩnh Bí thư đứng đầu Thủ đô chưa dừng lại ở đó, mà còn ở chỗ khước từ bất kể cơ quan nào của Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội thanh tra vào việc chặt hạ cây của Hà Nội. “Hà Nội xử lý vi phạm theo trách nhiệm, thẩm quyền, khách quan, đúng mức, không làm oan sai nhưng cũng không quanh co né tránh”, ông đã nói như thế.

Có nghĩa là việc này Hà Nội xử lý là thẩm quyền của Hà Nội, các cơ quan bộ, ngành khác không được quyền can thiệp, ý kiến. Hàm ý nữa là lên án các cơ quan, báo chí khác đang gây sức ép đòi hỏi kỷ luật cán bộ Hà Nội. Nên ông nhấn mạnh ”không làm oan sai”. Dư luận, báo chí, các cấp ngành đừng có mơ nghĩ chuyện đưa cán bộ cấp dưới ông ra pháp luật.

Và cuối cùng, thì bản lĩnh của một phó ban tư tưởng văn hoá phát huy để chốt vấn đề, ngăn chặn các tiếng nói chỉ trích bằng việc lên án các trang mạng đang nhằm vào vụ chặt cây.

“Vấn đề ở đây là ngoài báo chí, các cơ quan thành phố còn quản lý được. Còn các trang mạng lợi dụng nói vống lên, kích động nhân dân xuống đường biểu tình. Nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ, chống lại chính quyền các cấp. Tôi nói đây là cái kích động từ bên ngoài chứ không nhầm lẫn với cái bức xúc của người dân phê bình chúng ta chính đáng”.

Một loạt đòn được ông Bí thư Thành uỷ Hà Nội khéo léo tung ra đã loại được hết những chỉ trích về việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội.

Bản lĩnh của một người làm tuyên truyền, tư tưởng, văn hoá của ông thật đáng khâm phục. Hơn lúc nào hết, đây là lúc ông thể hiện được bản lĩnh, kinh nghiệm chuyên môn cũng như khả năng lãnh đạo của mình. Nói thật thì hiếm có vị lãnh đạo nào đủ bản lĩnh đứng ra để lèo lái sự việc đổ vỡ thành không có gì.

Sợi dây rút kinh nghiệm tiếp tục kéo dài không đứt. Ông Nghị lại thể hiện bản lĩnh tài tình trong việc xử lý cán bộ. Ngày 07/07, UBND TP Hà Nội đã có kết luận xử lý trách nhiệm trong vụ thay thế cây xanh ở Hà Nội.

Trong đó, ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố đều “tự phê bình” và “rút kinh nghiệm sâu sắc“. Giám đốc Sở Xây dựng “nghiêm túc kiểm điểm, tự cảnh cáo, khiển trách”. Một số trưởng phòng bị “giáng chức” không biết đi đâu. Một nạn nhân duy nhất bị đuổi việc lại là “NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG”.

Tóm lại, chức danh càng cao thì càng không có tội, chỉ “tự kiểm điểm”, chức bé hơn một tí thì “khiển trách, cảnh cáo”. Chỉ tội cho các chú lính lác “sai đâu đánh đấy”, đến khi chết vẫn không hiểu tại sao mình chết. Không loại trừ khả năng, có người còn lợi dụng vụ việc này để thanh trừng một số “thành phần ngang ngược”.

Đấy, bản lĩnh của người lãnh đạo là phải thế. Không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới, khó có lãnh đạo nào có đủ dũng khí và tài năng để biến cái to thành cái nhỏ, biến cái sai thành cái đúng. Với những gì diễn ra, vụ chặt cây này đã chìm xuồng.

(Theo truongtansang.net)
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10446)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10294)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13217)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12319)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18989)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10730)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11728)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11836)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11683)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11449)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10889)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.