TQ hoàn thành giai đoạn 1 bãi đá "đảo nhân tạo" Chữ Thập

19 Tháng Sáu 20151:31 SA(Xem: 9763)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 19 JUNE 2015

Trung Quốc công bố ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập

Ảnh chụp radar do Diễn đàn Nghiên cứu Biển Đông đưa ra

18/06/2015

 (An ninh quốc gia) - Trung Quốc bồi đắp bãi Chữ Thập từ một rạn san hô phần lớn chìm dưới nước thành đảo nhân tạo có diện tích gần 3 km2 và đã xây dựng xong đường băng, căn cứ quân sự kiên cố ở đây.
blank
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập do chính quyền nước này cung cấp. Trong ảnh là bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong.

Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam “trong những ngày tới” và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
blank
Theo Backchina, tháng 7/2013, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh cải tạo phi pháp bãi Chữ Thập. Trước khi cải tạo, phần lớn bãi Chữ Thập chìm dưới nước. Chỉ có một vùng rất nhỏ (khoanh đỏ) nhô lên khỏi mặt nước và đó là căn cứ đồn trú trái phép của Trung Quốc.

Bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, sâu khoảng 14,6 m đến 40 m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng một mét. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2.
blank
Trong ảnh là căn cứ đồn trú của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập.

Sohu cho biết, Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ngoài ra, phía đông bãi Chữ Thập, Trung Quốc cũng cho đào và xây dựng một bến cảng, làm nơi neo đậu cho tàu chở dầu và tàu hải quân. Trung Quốc coi bãi đá này nằm ở “vị trí chiến lược” ở Biển Đông.
blank
Ảnh chụp radar khẩu độ tổng hợp (SAR) bãi Chữ Thập ngày 30/5 do Diễn đàn Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc đưa ra.

SAR là một kỹ thuật cho phép thu ảnh với độ phân giải cao từ một anten nhỏ, tái hiện hình ảnh 2D hoặc 3D của đối tượng chụp.
blank
Ảnh SAR bãi đá Chữ Thập ngày 6/6.
blank
Ảnh SAR đá Chữ Thập ngày 10/6. Đường màu vàng bao phủ quanh phần đá cải tạo dài 12.849 m, diện tích cải tạo rộng 2,79 km2.
blank
Ảnh SAR chụp ngày 10/6. Đường màu vàng chỉ độ dài đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập, có chiều dài 3.139 m.
blank
Đường băng có chiều rộng 50 m.
blank
Bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong nhìn từ trên cao.

Trung Quốc chi hàng tỉ USD để mở rộng Đá Chữ Thập

16/04/2015

(Biển đảo) - Theo báo chí Đài Loan, Trung Quốc chi ra đến hơn khoảng 11,5 tỉ USD cho các công trình mở rộng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
blank
Ảnh vệ tinh ngày 30/03 và 07/08/2014, 30/01/2015 cho thấy tiến độ xây dựng đảo của Trung Quốc tại cụm Đá Gaven ở Trường Sa. Ảnh CNES 2014/Distribution Airbus DS/IHS

Trang mạng WantChinaTimes hôm 15/04/2015, cho biết là từ hơn gần một năm qua, Bắc Kinh đã nỗ lực tiến hành các công trình cải tạo, bồi đắp trên 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Chỉ riêng việc mở rộng Đá Chữ Thập ( Fierry Cross Reef ) thành “đảo” lớn nhất của Trường Sa đã tiêu tốn một khoản tiền được thẩm định là hơn 73 tỉ nhân dân tệ ( 11,5 tỉ USD), chưa tính đến các tòa nhà và các thiết bị cố định khác xây trên bãi đá này.

Ngoài Đá Chữ Thập, Trung Quốc còn đang bồi đắp 6 bãi đá khác của Trường Sa gồm: Đá Châu Viên ( Cuarteron Reef), Đá Gạc Ma (Johnson Souht Reef) , Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Cụm đá Gaven (Gaven Reef), Đá Xu Bi (Subi Reef).

 (Theo Bizlive)

Trung Quốc xây dựng trái phép tiền đồn trên “đảo nhân tạo“

18/06/2015

(Biển đảo) - Trung Quốc ráo riết xây dựng tiền đồn quân sự trên các “đảo nhân tạo” ở quần đảo Trường Sa, dưới chiêu bài phát triển cơ sở hạ tầng “dân dụng”.
blank
Trong ảnh là căn cứ đồn trú của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập.

Ủy ban Cải cách Phát triển quốc gia cùng các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã tổ chức biên soạn phương án xây dựng cơ sở hạ tầng trên các “đảo nhân tạo” ở quần đảo Trường Sa.

Theo cái gọi là “phương án” này, nội dung xây dựng chủ yếu bao gồm các công trình sau: xây dựng ngọn hải đăng tổng hợp cỡ lớn tại tuyến đường hàng hải quốc tế, đồng thời thiết lập các trạm AIS phục vụ dẫn đường, các trạm VHF và các thiết bị thông tin an ninh trên biển; xây dựng công trình trục vớt cứu hộ khẩn cấp trên biển, các thiết bị xử lý tràn dầu trên biển, xây dựng các cảng neo đậu trên các đảo nhằm phục vụ tiếp tế lương thực, tránh gió, sửa chữa cho các tàu qua lại Biển Đông.

Xây dựng Trung tâm quan trắc biển và Trạm quan sát khí tượng mặt đất nhằm phục vụ giám sát môi trường biển, giám sát địa chấn, dự báo sóng thần; xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học biển nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học các đảo đá, xây dựng sinh thái, bảo vệ đảo; xây dựng công trình ứng cứu và điều trị khẩn cấp…

Nếu chỉ tin vào những gì được ghi trong “phương án” này hoặc những gì Bắc Kinh nói, thì mục đích đắp “đảo nhân tạo” của Trung Quốc là vì mục đích dân sinh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường… chứ không phải vì mục đích quân sự, mưu toan thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), tuyên bố chủ quyền phi lý toàn bộ Biển Đông và phá hoại môi trường… như cộng đồng quốc tế từng cáo buộc.

Trung Quốc sắp hoàn thành công việc bồi đắp mở rộng diện tích trái phép các “đảo nhân tạo” tại các bãi đá ngầm và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa. Bước tiếp theo là Trung Quốc tăng cường hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các “đảo nhân tạo”, xây dựng các tiền đồn chiến lược phục vụ ý đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông./
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 6772)