Hội thảo Quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Bỉ / FESS dự Hội thảo "An ninh biển ở Đông Á"

15 Tháng Ba 20159:24 CH(Xem: 9784)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 16 MAR 2015
Hội thảo về Biển Đông diễn ra tại Bỉ
blank
Hội thảo có sự tham gia của hơn 150 quan chức và diễn giả từ các nước trên thế giới

Một hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ Luật Quốc tế" vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ.

Hội thảo có sự tham dự của nhiều quan chức từ EU, Nato, các quan chức Bỉ và học giả về Biển Đông, theo một thông cáo.

Phiên thứ nhất của hội thảo về 'Đánh bắt hải sản' có nội dung "tập trung làm rõ vấn đề đánh bắt cá, bảo vệ môi trường trên biển nói chung và tại biển Đông nói riêng cần có sự hợp tác của các bên liên quan, không đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế", thông cáo cho biết.

Phiên thứ hai về 'Hàng hải' có nội dung tập trung về vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Giáo sư James Kraska, Đại học Due, Hoa Kỳ, đã gửi bài tham luận trong phiên này, trong đó chỉ trích việc Trung Quốc thực hiện chính sách "xâm lược" tại Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh phải "dừng chính sách nguy hiểm này".

Trong phiên thứ ba về 'Quy chế đảo', Giáo sư Ted McDorman, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Canada, đã trình bày các quy định của Luật Quốc tế về các nguyên tắc xác định đảo, bãi đá ngầm và các quy chế pháp lý kèm theo.

Theo đó, ông cho rằng các yêu cầu chủ quyền không có cơ sở sẽ không được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Cũng trong phiên thảo luận này, Tiến sỹ David Anderson, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trong việc xây dựng đảo nhân tạo.

Trong phiên thứ tư về 'Giải quyết tranh chấp quốc tế', Giáo sư Nâtlie Klein, từ Đại học Tổng hợp Macquarie Sydney, Úc, cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Tiến sỹ Arif Havas Oegroseno, nguyên Đại sứ Indonesia tại Bỉ, nói tranh chấp cần được giải quyết thông qua nỗ lực ngoại giao đa phương, trong đó có vai trò quan trọng của ASEAN./

BBC 12/3/2015

XEM THÊM:

FESS dự Hội thảo "An ninh biển ở Đông Á" ngày 30/9/2014 tại Brussels, Bỉ

09/10/2014

Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính: i) Tầm quan trọng toàn cầu của các vùng biển ở Đông Á; ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; iii) Các khía cạnh pháp lý của các vấn đề biển Đông Á và kinh nghiệm của Châu Âu; iv) Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng vì hòa bình, an ninh và phát triển. Tham gia từ phía Việt Nam có TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao chủ trì phiên về tầm quan trọng của các vùng biển Đông Á, TS. Trần Trường Thủy – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông - và TS. Nguyễn Đăng Thắng – Giảng viên Khoa luật quốc tế - có các tham luận trình bày tại phiên về diễn biến tình hình và phiên về các khía cạnh pháp lý của tranh chấp tại Biển Đông.
blank
Chủ tịch Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: EIAS)

 Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng các vùng biển Đông Á, nhất là Biển Đông, có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông. Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại Đông Á nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới. Tình hình Biển Hoa Đông sau thời gian căng thẳng Trung-Nhật, tạo ra hiện trạng mới với sự hiện diện đồng thời của các lực lượng hai bên. Diễn biến gần đây, Trung-Nhật phần nào bớt đối đầu hơn trên thực địa và đi vào đối thoại song vẫn tiềm ẩn những căng thẳng đòi hỏi phải xử lý. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông v.v.
blank
Giám đốc Trần Trường Thủy tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)

 Nhiều đại biểu cho rằng Mỹ, Nhật và các nước lớn khác can dự sâu hơn do các lo ngại về các yêu sách và hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, tự do hàng hải và luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, tuy nhận thức được lợi ích của các nước bên ngoài khu vực, vẫn nỗ lực tìm cách gạt các nước này ra ngoài với các biện pháp ngoại giao, kinh tế với ASEAN như đề xuất giải quyết vấn đề trên hai kênh chỉ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, hay các sáng kiến kinh tế, tài chính, kết nối mới. Nhiều đại biểu cho rằng ASEAN gần đây thể hiện đoàn kết hơn trong vấn đề Biển Đông do lo ngại tình hình ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cần tăng cường hơn nữa tham vấn, hợp tác nội khối, nhất là giữa các nước ven Biển Đông; thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc; ủng hộ các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, bao gồm cả trọng tài quốc tế.
blank
TS. Nguyễn Đăng Thắng trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)

Các đại biểu cho rằng các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, từ bỏ các yêu sách trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhất là yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời kiềm chế, không có các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình.
blank
Hội thảo An ninh biển Đông Á, Brussels, Bỉ. (Ảnh: EIAS)

Các đại biểu cho rằng EU hiện hợp tác kinh tế sâu rộng với khu vực Đông Á, là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN; lợi ích của EU là cần đảm bảo an toàn, tự do hàng hải qua khu vực. EU cần đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh, ổn định khu vực, cần thúc đẩy việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, chuẩn mực ứng xử; xây dựng các thể chế đa phương và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ở khu vực. Nhiều đại biểu kiến nghị EU cũng như từng nước thành viên cần tiếp tục nêu quan ngại về tình hình Biển Đông trong các tuyên bố đơn phương cũng như trên các diễn đàn quốc tế; giúp tăng cường năng lực của các nước ASEAN. Đồng thời EU cần tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, mô hình giải quyết tranh chấp và hơp tác biển hiệu quả.

 Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10447)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10295)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13217)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12320)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18996)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10730)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11729)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11836)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11683)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11450)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10889)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.