"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 16 MAR 2015
Hội thảo về Biển Đông diễn ra tại Bỉ
Hội thảo có sự tham gia của hơn 150 quan chức và diễn giả từ các nước trên thế giới
Một hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ Luật Quốc tế" vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ.
Hội thảo có sự tham dự của nhiều quan chức từ EU, Nato, các quan chức Bỉ và học giả về Biển Đông, theo một thông cáo.
Phiên thứ nhất của hội thảo về 'Đánh bắt hải sản' có nội dung "tập trung làm rõ vấn đề đánh bắt cá, bảo vệ môi trường trên biển nói chung và tại biển Đông nói riêng cần có sự hợp tác của các bên liên quan, không đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế", thông cáo cho biết.
Phiên thứ hai về 'Hàng hải' có nội dung tập trung về vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Giáo sư James Kraska, Đại học Due, Hoa Kỳ, đã gửi bài tham luận trong phiên này, trong đó chỉ trích việc Trung Quốc thực hiện chính sách "xâm lược" tại Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh phải "dừng chính sách nguy hiểm này".
Trong phiên thứ ba về 'Quy chế đảo', Giáo sư Ted McDorman, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Canada, đã trình bày các quy định của Luật Quốc tế về các nguyên tắc xác định đảo, bãi đá ngầm và các quy chế pháp lý kèm theo.
Theo đó, ông cho rằng các yêu cầu chủ quyền không có cơ sở sẽ không được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Cũng trong phiên thảo luận này, Tiến sỹ David Anderson, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trong việc xây dựng đảo nhân tạo.
Trong phiên thứ tư về 'Giải quyết tranh chấp quốc tế', Giáo sư Nâtlie Klein, từ Đại học Tổng hợp Macquarie Sydney, Úc, cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Tiến sỹ Arif Havas Oegroseno, nguyên Đại sứ Indonesia tại Bỉ, nói tranh chấp cần được giải quyết thông qua nỗ lực ngoại giao đa phương, trong đó có vai trò quan trọng của ASEAN./
BBC 12/3/2015
XEM THÊM:
FESS dự Hội thảo "An ninh biển ở Đông Á" ngày 30/9/2014 tại Brussels, Bỉ
09/10/2014
Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính: i) Tầm quan trọng toàn cầu của các vùng biển ở Đông Á; ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; iii) Các khía cạnh pháp lý của các vấn đề biển Đông Á và kinh nghiệm của Châu Âu; iv) Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng vì hòa bình, an ninh và phát triển. Tham gia từ phía Việt Nam có TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao chủ trì phiên về tầm quan trọng của các vùng biển Đông Á, TS. Trần Trường Thủy – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông - và TS. Nguyễn Đăng Thắng – Giảng viên Khoa luật quốc tế - có các tham luận trình bày tại phiên về diễn biến tình hình và phiên về các khía cạnh pháp lý của tranh chấp tại Biển Đông.
Chủ tịch Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: EIAS)
Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng các vùng biển Đông Á, nhất là Biển Đông, có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông. Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại Đông Á nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới. Tình hình Biển Hoa Đông sau thời gian căng thẳng Trung-Nhật, tạo ra hiện trạng mới với sự hiện diện đồng thời của các lực lượng hai bên. Diễn biến gần đây, Trung-Nhật phần nào bớt đối đầu hơn trên thực địa và đi vào đối thoại song vẫn tiềm ẩn những căng thẳng đòi hỏi phải xử lý. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông v.v.
Giám đốc Trần Trường Thủy tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)
Nhiều đại biểu cho rằng Mỹ, Nhật và các nước lớn khác can dự sâu hơn do các lo ngại về các yêu sách và hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, tự do hàng hải và luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, tuy nhận thức được lợi ích của các nước bên ngoài khu vực, vẫn nỗ lực tìm cách gạt các nước này ra ngoài với các biện pháp ngoại giao, kinh tế với ASEAN như đề xuất giải quyết vấn đề trên hai kênh chỉ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, hay các sáng kiến kinh tế, tài chính, kết nối mới. Nhiều đại biểu cho rằng ASEAN gần đây thể hiện đoàn kết hơn trong vấn đề Biển Đông do lo ngại tình hình ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cần tăng cường hơn nữa tham vấn, hợp tác nội khối, nhất là giữa các nước ven Biển Đông; thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc; ủng hộ các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, bao gồm cả trọng tài quốc tế.
TS. Nguyễn Đăng Thắng trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)
Các đại biểu cho rằng các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, từ bỏ các yêu sách trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhất là yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời kiềm chế, không có các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình.
Hội thảo An ninh biển Đông Á, Brussels, Bỉ. (Ảnh: EIAS)
Các đại biểu cho rằng EU hiện hợp tác kinh tế sâu rộng với khu vực Đông Á, là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN; lợi ích của EU là cần đảm bảo an toàn, tự do hàng hải qua khu vực. EU cần đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh, ổn định khu vực, cần thúc đẩy việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, chuẩn mực ứng xử; xây dựng các thể chế đa phương và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ở khu vực. Nhiều đại biểu kiến nghị EU cũng như từng nước thành viên cần tiếp tục nêu quan ngại về tình hình Biển Đông trong các tuyên bố đơn phương cũng như trên các diễn đàn quốc tế; giúp tăng cường năng lực của các nước ASEAN. Đồng thời EU cần tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, mô hình giải quyết tranh chấp và hơp tác biển hiệu quả.
Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)
Hội thảo về Biển Đông diễn ra tại Bỉ
Hội thảo có sự tham gia của hơn 150 quan chức và diễn giả từ các nước trên thế giới
Một hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ Luật Quốc tế" vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ.
Hội thảo có sự tham dự của nhiều quan chức từ EU, Nato, các quan chức Bỉ và học giả về Biển Đông, theo một thông cáo.
Phiên thứ nhất của hội thảo về 'Đánh bắt hải sản' có nội dung "tập trung làm rõ vấn đề đánh bắt cá, bảo vệ môi trường trên biển nói chung và tại biển Đông nói riêng cần có sự hợp tác của các bên liên quan, không đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế", thông cáo cho biết.
Phiên thứ hai về 'Hàng hải' có nội dung tập trung về vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Giáo sư James Kraska, Đại học Due, Hoa Kỳ, đã gửi bài tham luận trong phiên này, trong đó chỉ trích việc Trung Quốc thực hiện chính sách "xâm lược" tại Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh phải "dừng chính sách nguy hiểm này".
Trong phiên thứ ba về 'Quy chế đảo', Giáo sư Ted McDorman, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Canada, đã trình bày các quy định của Luật Quốc tế về các nguyên tắc xác định đảo, bãi đá ngầm và các quy chế pháp lý kèm theo.
Theo đó, ông cho rằng các yêu cầu chủ quyền không có cơ sở sẽ không được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Cũng trong phiên thảo luận này, Tiến sỹ David Anderson, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trong việc xây dựng đảo nhân tạo.
Trong phiên thứ tư về 'Giải quyết tranh chấp quốc tế', Giáo sư Nâtlie Klein, từ Đại học Tổng hợp Macquarie Sydney, Úc, cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Tiến sỹ Arif Havas Oegroseno, nguyên Đại sứ Indonesia tại Bỉ, nói tranh chấp cần được giải quyết thông qua nỗ lực ngoại giao đa phương, trong đó có vai trò quan trọng của ASEAN./
BBC 12/3/2015
XEM THÊM:
FESS dự Hội thảo "An ninh biển ở Đông Á" ngày 30/9/2014 tại Brussels, Bỉ
09/10/2014
Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính: i) Tầm quan trọng toàn cầu của các vùng biển ở Đông Á; ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; iii) Các khía cạnh pháp lý của các vấn đề biển Đông Á và kinh nghiệm của Châu Âu; iv) Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng vì hòa bình, an ninh và phát triển. Tham gia từ phía Việt Nam có TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao chủ trì phiên về tầm quan trọng của các vùng biển Đông Á, TS. Trần Trường Thủy – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông - và TS. Nguyễn Đăng Thắng – Giảng viên Khoa luật quốc tế - có các tham luận trình bày tại phiên về diễn biến tình hình và phiên về các khía cạnh pháp lý của tranh chấp tại Biển Đông.
Chủ tịch Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: EIAS)
Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng các vùng biển Đông Á, nhất là Biển Đông, có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông. Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại Đông Á nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới. Tình hình Biển Hoa Đông sau thời gian căng thẳng Trung-Nhật, tạo ra hiện trạng mới với sự hiện diện đồng thời của các lực lượng hai bên. Diễn biến gần đây, Trung-Nhật phần nào bớt đối đầu hơn trên thực địa và đi vào đối thoại song vẫn tiềm ẩn những căng thẳng đòi hỏi phải xử lý. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông v.v.
Giám đốc Trần Trường Thủy tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)
Nhiều đại biểu cho rằng Mỹ, Nhật và các nước lớn khác can dự sâu hơn do các lo ngại về các yêu sách và hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, tự do hàng hải và luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, tuy nhận thức được lợi ích của các nước bên ngoài khu vực, vẫn nỗ lực tìm cách gạt các nước này ra ngoài với các biện pháp ngoại giao, kinh tế với ASEAN như đề xuất giải quyết vấn đề trên hai kênh chỉ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, hay các sáng kiến kinh tế, tài chính, kết nối mới. Nhiều đại biểu cho rằng ASEAN gần đây thể hiện đoàn kết hơn trong vấn đề Biển Đông do lo ngại tình hình ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cần tăng cường hơn nữa tham vấn, hợp tác nội khối, nhất là giữa các nước ven Biển Đông; thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc; ủng hộ các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, bao gồm cả trọng tài quốc tế.
TS. Nguyễn Đăng Thắng trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)
Các đại biểu cho rằng các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, từ bỏ các yêu sách trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhất là yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời kiềm chế, không có các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình.
Hội thảo An ninh biển Đông Á, Brussels, Bỉ. (Ảnh: EIAS)
Các đại biểu cho rằng EU hiện hợp tác kinh tế sâu rộng với khu vực Đông Á, là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN; lợi ích của EU là cần đảm bảo an toàn, tự do hàng hải qua khu vực. EU cần đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh, ổn định khu vực, cần thúc đẩy việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, chuẩn mực ứng xử; xây dựng các thể chế đa phương và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ở khu vực. Nhiều đại biểu kiến nghị EU cũng như từng nước thành viên cần tiếp tục nêu quan ngại về tình hình Biển Đông trong các tuyên bố đơn phương cũng như trên các diễn đàn quốc tế; giúp tăng cường năng lực của các nước ASEAN. Đồng thời EU cần tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, mô hình giải quyết tranh chấp và hơp tác biển hiệu quả.
Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)