15.000 người xuống đường ủng hộ Pegida

22 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 10184)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 23 JAN 2015

Lãnh đạo Pegida ra đi vì hình giống Hitler

image065
Tấm ảnh của ông Bachmann đã gây tranh cãi

Lãnh đạo của phong trào bài Hồi giáo có tên là Pegida của Đức đã phải ra đi sau khi có những lời phát biểu tai tiếng chống nhập cư và được nhìn thấy giống như Hitler trong một bức ảnh.

Ông Lutz Bachmann đã xin lỗi cho những lời bình luận trên Facebook mà ông được cho là đã mô tả người tỵ nạn là ‘súc vật’ và ‘cặn bã’.

Tuy nhiên, ông không nhắc đến tấm ảnh thể hiện ông với kiểu tóc và ria mép giống Hitler, nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

‘Không cân nhắc kỹ’

Trong khi đó, hàng ngàn người đã tham gia vào cuộc tuần hành của Pegida ở Leipzig.

Cảnh sát đã được triển khai đến thành phố phía đông nước Đức để ngăn chặn xung đột giữa Pegida và những người biểu tình phản đối Pegida.

Trong khi phe ủng hộ Pegida hô khẩu hiệu: “Chúng ta là nhân dân” trong khi phe chống đối thì hô: “Biến đi”.

Không có tin tức về bạo lực giữa hai phe.

Các cuộc tuần hành này diễn ra trong lúc ông Bachmann xin lỗi cho những lời bình luận ‘không được cân nhắc kỹ’ của ông.

Bất cứ ai làm chính trị mà làm cho mình trông giống Hitler thì hoặc là hoàn toàn mất trí hoặc là kẻ Quốc xã. Những người có lý trí không theo bước kẻ điên và người đàng hoàng thì không theo Quốc xã.Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel

“Vâng, tôi ra khỏi ban lãnh đạo (Pegida),” ông được nhật báo Bild của Đức dẫn lời nói.

Bà Kathrin Oertel, nữ phát ngôn nhân của Pegida, nói những lời phát biểu bài nhập cư của ông Bachmann đã ‘đi quá xa’. Tuy nhiên, bà cố gắng làm giảm mức độ nghiêm trọng của vụ tấm ảnh Hitler khi nói tấm ảnh đó chỉ là ‘trò đùa’, ‘châm biếm’ mà bất cứ công dân nào cũng có quyền.

Chính phủ Đức đã lên án việc này. Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel nói với tờ Bild: “Bất cứ ai làm chính trị mà làm cho mình trông giống Hitler thì hoặc là hoàn toàn mất trí hoặc là kẻ Quốc xã. Những người có lý trí không theo bước kẻ điên và người đàng hoàng thì không theo Quốc xã.”

Pegida đã tập trung ở Leipzig sau khi cảnh sát ngăn cấm họ biểu tình ở Dresden hôm 19/1 sau khi có tin về một âm mưu ám sát nhằm vào các lãnh đạo của họ.

Một phát ngôn nhân của Viện Công tố ở Dresden, nơi Pegida tổ chức các cuộc tuần hành của họ trong thời gian qua, nói với hãng tin Reuters rằng họ đã bắt đầu thủ tục truy tố những lời phát biểu của ông Bachmann.

Ông Bachmann đã phủ nhận mình là người ‘phân biệt sắc tộc’.

Pegida ‘vẫn tiếp tục’

Pegida bị nhiều người chống đối ở Đức

Cho dù ông từ chức nhưng phong trào Pegida vẫn tiếp tục, nữ phát ngôn nhân của Pegida nói.

Với các cuộc tập hợp thu hút hàng chục ngàn người, Pegida đã trở thành một lực lượng chính trị ở Đức.

Pegida do ông Lutz Bachmann sáng lập hồi tháng 10 năm 2014. Tên gọi của nó trong tiếng Đức có nghĩa là: “Những người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây”.

Pegida là nhóm tập hợp các thành phần cánh hữu, thu hút từ những người bảo thủ chính thống cho đến những kẻ tân Quốc xã và các cổ động viên côn đồ trong bóng đá.

Bản cương lĩnh 19 điểm của Pegida nói rằng họ chống lại chủ nghĩa cực đoan và kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Thiên chúa giáo của Đức. Tuy nhiên, họ nói họ ‘không phân biệt chủng tộc và bài ngoại’.

Tôi là người Đức. Tôi không muốn con gái tôi sau này phải đội khăn trùm đầu.Một phụ nữ tham gia Pegida ở Leipzig

Thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình chốn lại cái mà họ cho là sự gia tăng ảnh hưởng một cách nguy hiểm của đạo Hồi đối với các nước châu Âu. Từ Leipzig, phóng viên BBC Jenny Hill mô tả:

“Cảnh sát đội nón cối đã tạo một hành lang cho những ủng hộ viên Pegida đi qua một đám đông phản đối.

Quảng trường đông đặc người và đầy những tiếng hô. Cảnh sát ước tính khoảng 15.000 người đã xuống đường ủng hộ Pegida – cuộc tập hợp lớn nhất của họ bên ngoài Dresden.

Tôi hỏi một phụ nữ tại sao bà tham gia, bà trả lời: “Tôi là người Đức. Tôi không muốn con gái tôi sau này phải đội khăn trùm đầu.”

Những người ủng hộ Pegida đi biểu tình vì nhiều lý do. Một người đàn ông khác ước tính có khoảng 5% đến 10% số người tham gia là ‘phân biệt chủng tộc’. Ông ấy nói với tôi là ông ấy đến đây vì ông lọ sợ về quan hệ giữa các nhóm sắc tộc.

“Chúng tôi không muốn gặp những vấn đề giống như ở Birmingham và Edinburgh,” ông nói.”./

10 Tháng Sáu 2018(Xem: 6800)
Shagri-La 2018: Chỉ là bước khởi đầu