Ấn Độ phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc và Pakistan?

04 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 11554)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 05 JAN 2015

 

Ấn Độ phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc và Pakistan?

Thứ bảy, 03/01/2015, 21:15 (GMT+7)

(An Ninh Quốc Phòng) - Chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ được coi là chìa khóa bảo đảm sức mạnh và tiếng nói của họ trên thế giới. Ấn Độ chưa bao giờ dấu mục đích chính của họ trong việc nghiên cứu hạt nhân là để chống lại Trung Quốc và Pakistan.

image069

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ có thể tấn công bất cứ vị trí nào của Pakistan

Ấn Độ là một cường quốc mới nổi, ưu thế dân số và giáo dục giúp đất nước Ấn Độ đang dần khẳng định mình trong môi trường địa, chính trị quốc tế.

Khi mà thế giới đang phải chứng kiến Nga và Mỹ đang có một sự dâng cao căng thẳng chưa từng có sau thời kỳ chiến tranh lạnh thì bộ ba Trung Quốc -Ấn Độ -Pakistan lại dấy lên mối lo ngại hơn.

Đặc biệt là với việc Pakistan hoàn toàn có thể rơi vào vòng xoáy cực đoan hóa thì không điều gì là không có thể xảy ra. Nên việc Ấn Độ dùng con bài hạt nhân để chống lại Trung Quốc và Pakistan là hết sức bình thường.

Thực tế với số đầu đạn hạt nhân của 3 nước là Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc đang sở hữu là cực kì đáng lo ngại cho khu vực Nam Á, nhất là trong lịch sử quan hệ ba nước thời hiện đại đã có nhiều cuộc chiến đẫm máu vì tranh chấp lãnh thổ.

Đặc biệt hơn việc tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan vốn chỉ giải quyết phần nổi chứ không hề đi vào thực chất và các bên vẫn đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực bất cứ lúc nào.

Nhìn lại lịch sử quan hệ của ba nước trong thế kỷ 20 kể từ sau khi ấn độ được Anh trao trả độc lập vào năm 1950 ta có thể thấy đó là một lịch sử đẫm máu.

Năm 1962 Trung Quốc xua quân tấn công tấn công Ấn độ trên dãy Himalaya mà kết quả là quân đội Ấn Độ đã thua toàn diện trước một quân đội Trung Quốc mạnh mẽ và có chiến lược hơn.

Năm 1965 tới lượt Pakistan tấn công Ấn Độ hàng ngàn người bị giết đó là kết quả cuộc chiến nhưng kết quả quan trọng hơn là Quân đội Ấn Độ một lần nữa cho thấy yếu thế hơn Pakistan đù được Liên Xô hỗ trợ hết mức.

Giọt nước làm tràn ly là khi nổ ra cuộc chiến năm 1971 với Pakistan lần này thiệt hại cho Ấn Độ còn nặng nề hơn 3 triệu người chết và 9 triệu người phải bỏ nhà cửa đi tị nạn. Ấn Độ cần một thứ chìa khóa hay đúng hơn là một thanh gươm sắt bén để đảm bảo nền an ninh mong manh của mình.

Ấn Độ quyết tâm cải tổ Quân đội của họ nhưng như thế là chưa đủ họ cần có thứ gì đó mạnh hơn, đầy tính răn đe hơn và câu trả lời chính là vũ khí hạt nhân.

Năm 1974 Ấn Độ tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của họ. Một thiết bị nhỏ chỉ 6 -15 Kiloton nhưng đó cũng là quá đủ để Ấn Độ bước vào câu lạc bộ hạt nhân toàn cầu.

Song song với việc phát triển chương trình hạt nhân của mình thì Ấn Độ cũng phát triển các loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân để tăng tính răn đe chiến lược.

Cho đến nay Ấn Độ đã gần như hoàn tất bộ ba hạt nhân răn đe chiến lược để sánh vai cùng Mỹ, Nga và Trung Quốc trong câu lạc bộ hạt nhân. Bộ Ba đó gồm Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, Tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tên lửa không đối đất mang đầu đạn hạt nhân.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây Ấn Độ tích cực tăng cường phát triển tiềm lực quốc phòng mua sắm và thử nghiệm nhiều vũ khí hiện đại chuẩn bị cho cuộc đối đầu với hai mặt trận Pakistan và cả Trung Quốc.

Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ cũng chính là một công cụ răn đe. Những thành tựu về chương trình hạt nhân Ấn Độ thực sự là một phản ứng song song không chỉ răn đe Pakistan mà còn ngầm đáp trả chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia Ấn Độ, với những vũ khí và sức mạnh quân sự Ấn Độ hiện có là quá đủ để đẩy lui Pakistan. Những loại tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân trang bị cho Không quân Ấn Độ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào ở Pakistan. Còn đối với việc kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cần phải phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược mạnh hơn.

(Theo Một Thế Giới)

29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10449)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10295)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13218)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12321)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18997)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10730)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11729)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11836)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11683)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11451)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10889)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.