Chuyện dài ... bầu cử

05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 12303)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ BA 07 OCT 2014

 image087

 Hầu như các ngã tư ở Quận Cam nam Calif,, nhất là ở quanh vùng Little Saigon đều mọc lên chi chít các bảng tên của ứng viên tranh cử các chức vụ từ nghị viên đến dân biểu nghị sĩ.

image089

++++++++++++++++++++++++

Chuyện dài ... bầu cử

Gọi là chuyện dài tựa như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ . . . vì lý do rất đơn giản là người dân đã, đang và sẽ tiếp tục được coi nhiều màn hỉ nộ ái ố, nhiều chuyện tức cười liên quan đến việc bầu cử diễn ra thường xuyên mỗi hai năm một lần. Điều này xảy ra đối với cử tri tại Hoa Kỳ nói chung, cũng như đối với cử tri gốc Việt nói riêng ở hai vùng Little Saigon tại California và Houston tại Texas, do bởi sự có mặt gây tiếng vang của nhiều ứng cử viên gốc Việt từ hơn 10 năm nay tại hai nơi có đông người Việt tị nạn cư ngụ tại hải ngoại.

Thật ra, chu kỳ bầu cử diễn ra khá thường xuyên tại nhiều quốc gia chứ không phải chỉ có ở nước Mỹ. Nhưng việc vận động tranh cử lại kéo dài và gây tốn kém nhiều nhất có lẽ chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn như trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11 mỗi 4 năm một lần, cuộc tranh cử chính thức diễn ra từ đầu tháng Giêng với việc bỏ phiếu tại tiểu bang Iowa, mở màn cho cuộc bầu cử sơ bộ của mỗi đảng kéo dài nhiều tháng trường sau đó tại 49 tiểu bang còn lại.

Nhưng việc vận động thực sự cho cuộc chạy đua này coi như đã bắt đầu từ hơn một năm trước đó, khi mà các chính trị gia có mộng ước được cư ngụ tại Toà Bạch Ốc đã phải chạy đôn đáo khắp nơi để tìm kiếm những nhà ủng hộ quan trọng cả về tiền bạc lẫn nhân sự để chuẩn bị sẵn cho một bộ máy to lớn tiếp sức sau này. Vì thế nên chẳng có gì lạ khi mà ở thời điểm của năm 2014 mà nhiều người đã nói đến việc chuẩn bị thi đua của một số các chính trị gia tên tuổi cho cuộc bầu cử sắp tới . . . vào năm 2016!

Riêng với việc bầu cử các chức vụ còn lại như dân biểu, nghị viên v.v. diễn ra mỗi 2 năm một lần, phần lớn các nhà dân cử này coi như đã giành khoảng phân nửa thời gian nhiệm chức của mình (trước ngày bầu cử) để chỉ lo chuyện vận động tái đắc cử, chứ không còn để chú tâm vào công việc chính của một vị đại diện cho dân. 

Nhiều người có lẽ thích theo dõi và tranh cãi, với sự phụ hoạ của nhiều bài viết bình luận trên các diễn đàn truyền thông, mỗi khi có những cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ vì cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến tình hình tại quê nhà. Nhưng trong thực tế, cử tri gốc Việt có lẽ không nên phí thì giờ để tranh luận, cũng như chớ bao giờ có ảo tưởng rằng lá phiếu của mình có chút ảnh hưởng nào đến kết quả bầu cử này, dù rằng nhiều chính trị gia hoặc nhà bình luận vẫn có thói quen lập lại những điều mị dân nhưng hoang tưởng này (về cái gọi là tầm ảnh hưởng quan trọng của lá phiếu người Việt) mà không biết ngượng trước sự vô lý của nó.

Thật vậy, luật bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ không phải dựa vào số phiếu phổ thông của người dân, mà là phiếu của cử-tri-đoàn đại diện cho mỗi tiểu bang. Và nó cũng theo quy luật “được ăn cả, ngã về không” (winner takes all) chứ không phải theo quy luật “chia phần theo tỷ lệ” (proportional), tức là người về đầu (dù chỉ hơn có 1 phiếu) tại 1 tiểu bang sẽ nắm trọn thắng lợi tại đây.

Trong các cuộc bầu cử tổng thống từ hơn 20 năm nay, California đã được xếp hạng trong các tiểu bang theo mầu Xanh, tức là theo khuynh hướng cấp tiến, luôn bỏ phiếu đa số cho ứng viên của đảng Dân Chủ. Ngược lại, tiểu bang Texas lại được tô mầu Đỏ, biểu hiện tinh thần bảo thủ, bỏ phiếu trung thành cho đảng Cộng Hoà. Và chiều hướng này có lẽ sẽ còn kéo dài như vậy trong vòng ít nhất cũng từ 10 đến 20 năm sắp tới, không có dấu hiệu xoay chuyển nào cho dù chính trường của Hoa Kỳ có thay đổi thế nào.

Điều này có nghĩa là cả hai tiểu bang đông dân nhất tại Hoa Kỳ lại không có cơ hội được trở thành những tiểu bang chiến trường (battleground states) hoặc là những tiểu bang ngang ngửa (swing states) mà hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà phải dồn hết nỗ lực để tranh đấu hòng đem thắng lợi nghiêng về phe mình. Trong các cuộc bầu cử tổng thống gần đây, chỉ có Florida và Ohio là được coi nằm trong số các tiểu bang chiến trường ngang ngửa, khiến cho cả hai phe đều phải chú ý đến để mong giành lấy thắng lợi quyết định cho sự thành công sau cùng.

Định mệnh trớ trêu đã khiến cho đa số khối người Việt định cư tại Hoa Kỳ lại không nằm ở hai tiểu bang này mà lại chọn sinh sống ở California và Texas. Hơn nữa, vì dân số của hai tiểu bang này quá lớn (California với khoảng 38 triệu dân và Texas có hơn 26 triệu dân) nên khối người Việt tại đây chỉ chiếm được một tỉ lệ rất nhỏ nhoi, không đáng kể vì chưa đến 1%. Do đó, các ứng viên tổng thống, cũng như bộ tham mưu của cả 2 đảng -- Dân Chủ cũng như Cộng Hoà -- thực sự chẳng bao giờ thèm quan tâm đến lá phiếu của khối cử tri gốc Việt. Nếu có bầy tỏ sự quan tâm thì chẳng qua chỉ là những lời hứa suông hoặc cám ơn mang tính ngoại giao nếu như họ nhận được sự ủng hộ tài chính.

Thành ra những cuộc vận động trong tập thể người Việt để ủng hộ cho các ứng cử viên tổng thống, ít ra là tại hai tiểu bang California và Texas, đều trở thành . . . vô bổ vì nó không tạo được ảnh hưởng thực tế chút nào, có chăng chỉ là để thoả mãn chút tự ái cá nhân hoặc ý thích riêng rẽ của mỗi người. Cho dù cả khối cử tri gốc Việt tại California có nhất trí đoàn kết lại (một giả thiết lạc quan nhất nhưng không có thực) để bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà, thì California cuối cùng cũng sẽ bỏ phiếu cho ứng viên của đảng Dân Chủ. Và ngược lại, giả sử như toàn thể cử tri gốc Việt tại Texas có đồng lòng đoàn kết để bỏ phiếu cho phe Dân Chủ thì cuối cùng ứng cử viên của đảng Cộng Hoà cũng sẽ giành được chiến thắng tại Texas trong cuộc bầu cử tổng thống.

Chỉ riêng ở những cuộc bầu cử có tầm mức nhỏ hơn, và đặc biệt là tại những nơi mà số dân gốc Việt tương đối đáng kể và nếu may mắn số cử tri gốc Việt này lại cư ngụ trong những đơn vị ngang ngửa giữa hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà, thì lúc đó lá phiếu của cử tri gốc Việt mới có thể ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Điều này đã xảy ra tại những cuộc bầu cử cấp nghị viên thành phố ở hai vùng nam và bắc California cũng như tại Houston ở Texas.

Còn chuyện thắng cử của ông Cao Quang Ánh vào chức vụ dân biểu liên bang tại Louisiana cách nay vài năm thực ra chỉ là một sự trùng hợp hội ngộ của nhiều yếu tố may mắn bất ngờ và hi hữu thuộc loại “chó ngáp phải ruồi”, khó có cơ may tái diễn, và do đó không nên đem ra để suy luận.

Điều đáng nói là ngoài việc bầu cử các chức vụ tổng thống và thống đốc các tiểu bang diễn ra mỗi 4 năm một lần, các cuộc bầu cử khác phần lớn đều diễn ra mỗi 2 năm một lần cho các dân biểu, nghị sĩ, nghị viên, thẩm phán v.v. (Nhiệm kỳ của nghị sĩ liên bang là 6 năm, nhưng cũng được tổ chức mỗi 2 năm một lần cho 1/3 của Thượng Viện, được chia đều cách khoảng theo lịch trình). Trong nhiều trường hợp, các cuộc bầu cử tại tiểu bang có thể diễn ra vào những năm lẻ so với các cuộc bầu cử liên bang và người dân tại những nơi này coi như được dịp tham dự các cuộc bầu cử mỗi năm một lần, và do đó cũng có thể được chứng kiến các màn vận động tranh cử thường xuyên mỗi năm.

Thông thường trong lịch trình sinh hoạt vận động bầu cử tại Hoa Kỳ, ngày Lễ Lao Động đầu tháng 9 được coi như là dấu mốc cho cuộc vận động chính thức ráo riết của các ứng cử viên. Vì đây là thời điểm khi mùa hè đã chấm dứt, mọi gia đình đều trở về với sinh hoạt bình thường, và do đó cũng dễ chú tâm hơn vào các diễn biến thời sự, trong đó có chuyện chính trị và bầu cử. Đây cũng là thời gian người dân được dịp chứng kiến nhiều màn vận động táo bạo hoặc mạnh bạo, kể cả những đòn chơi bẩn dưới mọi hình thức để tấn công đối phương nếu như những chiến dịch vận động bình thường như khoe khoang kể lể thành tích và sự nghiệp của mình xem chừng như không có hiệu nghiệm.

Vì thế, đây cũng là lúc mà nhiều người được dịp thấy một vài vụ “xì-căng-đan” bất ngờ nổ tung ra, có thể do đối phương tiết lộ bí mật, nhưng cũng có thể do tự mình tạo ra do những lời nói hố, nói hớ hênh một cách kênh kiệu hay ngu xuẩn. Lịch sử về bầu cử tại Mỹ đã chứng kiến nhiều chính trị gia đầy triển vọng hoặc đang ở thế thượng phong bỗng nhiên một sớm một chiều đánh mất sự ủng hộ của quần chúng chỉ vì cái hoạ lỡ mồm lỡ miệng này.

NHỮNG VỤ THẤT BẠI DO VẠ MIỆNG

Thí dụ điển hình nhất là trường hợp của ông Mitt Romney vào năm 2012, với lời nói về 47% dân chúng Mỹ là thành phần chỉ chuyên sống nhờ vào sự trợ cấp của chính quyền, hoặc là dân không phải đóng thuế, thành phần cử tri mà ông không cần quan tâm đến vì họ chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho đối thủ v.v. . . Lời phát biểu này đã được thu hình trong một buổi gây quỹ cho ông Romney giành riêng cho giới nhà giầu tại Boca Raton, Florida vì khách tham dự phải bỏ ra ít nhất 50,000 Mỹ kim để có được thiệp mời.

Việc này đã đụng chạm đến tự ái và danh dự của nhiều người, khiến ông ta đương nhiên mất đi sự ủng hộ của họ, hoặc có thể khiến họ càng bực tức để đi bỏ phiếu cho đối thủ của ông là Barack Obama. Nó cũng vô tình khiến nhiều người càng tin hơn vào lời cáo buộc ông Romney là người của đảng Cộng Hoà, chỉ biết lo làm giầu thêm cho mình và những người cùng phe nhóm là giới chủ nhân ông, đại tài phiệt, chứ không thèm đếm xỉa gì đến quyền lợi của đại đa số quần chúng thuộc giới bình dân và nhà nghèo.

Khách quan mà nói, cho dù không có lời nói hố này, ông Romney cũng chưa chắc đánh bại được đối thủ Obama, dựa vào kết quả các cuộc thăm dò dân ý trước đó cho thấy là ông sẽ gặp nhiều khó khăn chật vật để đối phó trước lợi thế vượt trội về số phiếu cử-tri-đoàn của nhiều tiểu bang đã nghiêng hẳn về phe Dân Chủ vào năm 2012. Tuy nhiên, vào lúc ấy, uy tín và sự ủng hộ của cử tri giành cho ông Romney có phần gia tăng, nhờ vào cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ Obama trên màn ảnh truyền hình. Trong cuộc nói chuyện này, ông Obama được mọi người đánh giá là ăn nói yếu xìu, không cương quyết và không đem lại hứng khởi cho giới cử tri ủng hộ mình. Do vậy, nhiều người bình luận rằng ông Romney bỗng nhiên có nhiều triển vọng để có thể nương theo đà này mà tiến lên lật ngược thế cờ vào giờ chót.

Nếu như hy vọng này có chút mong manh thành tựu, thì lời bình phẩm về thành phần 47% dân chúng của ông Romney đã làm cho nó tan biến nhanh chóng. Sau đó, ông ta đã phải chật vật để tìm cách đính chính, càng tô đậm thêm hình ảnh ông là một chính trị gia lanh mồm lẻo miệng nhưng thiếu thành thật, sẵn sàng đảo ngược lập trường theo kiểu “đón gió trở cờ” mà trước đó nhiều đối thủ của ông, ngay trong đảng Cộng Hoà, đã từng nhiều lần cáo buộc ông về tội “flip-flop”.

Nhưng không phải chỉ có ông Romney mà nhiều chính trị gia cùng đảng Cộng Hoà cũng chuốc lấy thất bại đau đớn chỉ vì cái . . . vạ miệng, ăn nói cẩu thả thiếu suy xét và nhiều khi rất ngu dốt của họ. Đó là trường hợp của hai ông “nghị sĩ hụt” là Todd Akin tại tiểu bang Missouri và Richard Mourdock tại tiểu bang Indiana. Hai ông này được coi như là những chính trị gia bảo thủ cực đoan, được phe Tea Party ủng hộ trong những cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng vì họ muốn thay thế các vị dân cử phe Cộng Hoà bị đánh giá là ôn hoà, thiếu cương quyết để chống đối TT Obama đến cùng. Nhưng vì hai tiểu bang này được xem là nghiêng về phe Cộng Hoà, nên triển vọng hai ông được thắng cử để trở thành tân nghị sĩ liên bang vào cuối năm 2012 cũng rất cao, gần như là khá chắc chắn nếu không có đột biến vào giờ chót.

Ấy vậy mà chuyện đổi thay bất ngờ đã xảy ra, chỉ vài tháng trước ngày bầu cử. Trong một cuộc tranh luận về đề tài quyền phá thai của phụ nữ, ông Akin nói rằng đa số các phụ nữ nạn nhân của các vụ “cưỡng hiếp chính danh” (legitimate rape) thường là sẽ không bị mang bầu từ những vụ hiếp dâm này. Ý của ông Akin muốn nói là những nạn nhân đó sẽ không mang bầu, nên chuyện đòi phá thai vì bị hiếp dâm là điều không đúng và không nên dùng để bào chữa. Ông Akin tự hào mình là thành phần bảo thủ cực đoan trong đảng Cộng Hoà, cương quyết chống việc phá thai dưới bất cứ tình huống nào cho dù là nạn nhân bị cưỡng hiếp hay trong trường hợp loạn luân.

Chữ nghĩa dùng trong câu bình luận này dĩ nhiên đã gây sự công phẫn cho nhiều người, nhất là giới phụ nữ. Cho dù có được biện minh bằng cách nào đi nữa, nó cũng chỉ đưa đến những kết luận tai hại cho người đã phát ngôn ra nó. Bởi vì theo lời nói của ông Akin, nếu đã gọi là “cưỡng hiếp chính danh”, tức là đương nhiên cũng phải có thứ cưỡng hiếp gọi là không chính danh, không chính đáng? Chẳng lẽ có những trường hợp không đáng được gọi là bị cưỡng hiếp hay sao, như khi phụ nữ bị cưỡng hiếp (do bạn trai dụ dỗ, hay cho thuốc mê, hoặc phục rượu uống say xỉn rồi sau đó đưa lên giường ngủ)? Và nếu chẳng may có bị mang thai oan nghiệt từ đó, thì coi như các nạn nhân này không được quyền phá thai, theo cái nhìn của những kẻ bảo thủ cực đoan như ông Akin?

Ấy là chưa kể người phát ngôn ra những lời nói như vậy cũng chứng tỏ một kiến thức u mê, nông cạn, chẳng có luận cứ khoa học hay bằng chứng y khoa nào để biện minh. Ông Akin cho rằng trong trường hợp bị “cưỡng hiếp chính danh”, tức là thực sự bị cưỡng hiếp, cơ thể của người phụ nữ sẽ có cách để ngăn chặn không cho thụ thai (tức là tự động sẽ khiến cho noãn bào không kết hợp được với tinh trùng của kẻ hiếp dâm). Và ông Akin còn bồi thêm rằng giả sử như việc ngăn chặn này không thành công (tức là nếu có bị mang thai), thì hình phạt cần phải áp dụng cho kẻ phạm tội, tức là kẻ cưỡng hiếp, chứ không được tấn công lên đầu của thai nhi (tức là không được quyền phá thai).

Chi tiết này liền sau đó đã bị phản bác mạnh mẽ trên nhiều diễn đàn truyền thông. Hầu hết các bài viết đều nhắc lại một bản báo cáo của 4 bác sĩ được đăng vào năm 1996 trên một tạp chí y khoa liên hệ rất nghiêm túc. Trong một bài viết được đăng trên tạp chí về sản phụ khoa rất chuyên môn là tờ American Journal of Obstetrics and Gynecology, các tác giả đúc kết các con số ghi nhận được cho thấy là có khoảng 5% các phụ nữ bị cưỡng hiếp sau đó đã bị mang thai. Điều này có nghĩa là mỗi năm có khoảng 32,000 người bị mang thai oan nghiệt do hậu quả của hành động cưỡng dâm, chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà thôi. Ngoài ra, một cuộc nghiên cứu y khoa khác cũng được phổ biến trên tạp chí Human Nature vào năm 2003 đưa ra ước lượng rằng các hành động cưỡng dâm dẫn đến kết quả mang thai cho nạn nhân với tỉ lệ còn cao gấp đôi so với việc quan hệ tình dục bình thường giữa nam nữ. 

Lời nói của ông Todd Akin đã bị chế riễu thành “Legitimately Stupid” (Ngu Xuẩn một cách chính danh)

Trước những lời nói bảo thủ cực kỳ ngu xuẩn và phản khoa học như vậy, ngay cả nhiều viên chức cùng đảng Cộng Hoà với ông Todd Akin cũng đã phải nhanh chóng và mạnh miệng lên án chỉ trích, và sau đó kêu gọi ông hãy rút lui để khỏi phải bị thất cử. Tuy nhiên, ông ta đã không tỉnh ngộ hoặc biết cách sám hối và tiếp tục ở lại để tranh cử, nên sau đó đã thảm bại trước đối thủ là nữ nghị sĩ Claire McCaskill, dù rằng trước đó không lâu bà đương kim nghị sĩ này được xem như là một trong số nhiều nhà dân cử có nguy cơ bị thất cử.

Nếu như ông Todd Akin có bị thảm bại vì lời nói hố một cách thiếu khôn ngoan như vậy vì không ngờ được phản ứng của quần chúng, thì lời nói sau đó của một chính trị gia khác cùng đảng Cộng Hoà với nội dung bảo thủ cực đoan tương tự có lẽ phải được xem như là một hành động ngu xuẩn đến mức không thể tha thứ được. Đó là ông Richard Mourdock, ứng cử viên nghị sĩ liên bang tại tiểu bang Indiana. Để bảo vệ cho lập trường bảo thủ cứng rắn của mình, cương quyết chống quyền phá thai của phụ nữ kể cả trong trường hợp bị cưỡng hiếp, ông Mourdock đã phát biểu trong một cuộc tranh luận: “Mạng sống con người là tặng phẩm của Thượng Đế ban cho mà tôi nghĩ rằng cho dù nó được đến từ một tình trạng thảm khốc của chuyện cưỡng hiếp, tôi vẫn cho rằng nó là điều mà Thượng Đế đã mong muốn nó xảy ra như thế.

Phải chăng ý của ông Mourdock muốn nói rằng cho dù người ta có đồng ý rằng việc một phụ nữ bị cưỡng hiếp là chuyện đau đớn thê thảm, thì kết quả nạn nhân có bị mang thai thì cũng là do “ý Trời” mong muốn như vậy, và do đó người phụ nữ không nên được quyền phá thai. Ngay lập tức, lời nói của ông đã bị chống đối dữ dội, và nhiều người liên tưởng nó đến lời phát ngôn trước đó của ông Todd Akin.

 Lời nói bị chỉ trích của ông Richard Mourdock khi nói cái thai oan nghiệt của người phụ nữ bị cưỡng hiếp là “món quà của Thượng Đế”

Điều đáng nói là ông Akin đã phát biểu hồi cuối tháng 8 năm 2012, khiến cho nhiều chuyên gia của đảng Cộng Hoà đã có nhiều thời gian để nghiền ngẫm về kết quả tai hại của cái vạ miệng do ông gây ra. Đằng này, lời phát biểu của ông Mourdock được đưa ra vào cuối tháng 10, tức là chỉ còn non 2 tuần trước ngày bỏ phiếu chính thức, vào đúng thời điểm mà mọi chính trị gia ra ứng cử đều rất cẩn trọng lời nói của mình, nhất là với những người đang ở thế thuận lợi, để tránh bị hố nặng và có thể gặp phản ứng xấu.

Trước đó, ông Mourdock vẫn được xem là ở thế thượng phong so với đối thủ là Joe Donnelly của phe Dân Chủ. Lý do là vì Indiana là một tiểu bang được xếp hạng vào mầu Đỏ, trong nhiều cuộc bầu cử trước đó đều luôn bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà. Nhưng vào mùa hè năm ấy, nghị sĩ đương nhiệm là Richard Lugar, một nghị sĩ tên tuổi và kỳ cựu của đảng Cộng Hoà, lại bỗng nhiên bị thất cử ở vòng sơ bộ trước ông Mourdock, cũng do bởi phe Tea Party nóng nảy và tức giận trước thành tích và lập trường bảo thủ ôn hoà của ông Lugar, nên muốn thay thế bằng những khuôn mặt bảo thủ cực đoan khác.

Thành ra với kết quả thảm bại vào giờ chót của hai ông Akin và Mourdock, phe Cộng Hoà coi như đã mất cơ hội quý báu để giành quyền đa số ở Thượng Viện, mà trước đó chỉ vài tháng, nhiều chuyên gia đều tin rằng phe Dân Chủ có rất nhiều xác suất để thua, tương tự như tình trạng hiện nay.

Điều buồn cười là dường như các nhà dân cử đảng Cộng Hoà đã không chịu ghi nhớ những bài học thất bại đắng cay trong quá khứ để cứ tiếp tục đi vào những sai lầm này. Bởi vì trước đó đã xảy ra rất nhiều những vụ . . . vạ miệng tương tự của nhiều chính trị gia khác của đảng Cộng Hoà trong thời gian đi vận động tranh cử, khiến họ đang từ vị thế đầy thuận lợi bỗng nhiên bị tụt dốc và sau cùng phải thảm bại.

Đó là trường hợp của ông George Allen khi ra ứng cử nghị sĩ liên bang tại tiểu bang Virginia vào năm 2006. Ông này là một tên tuổi sáng giá của đảng Cộng Hoà, có thân phụ là một huấn luyện viên môn football chuyên nghiệp nổi tiếng trong làng NFL của môn thể thao banh cà-na được đa số dân chúng Mỹ biết tiếng. Cậu con trai George Allen này đã leo dần lên các bậc thang chính trị và quyền lực, từ lúc đắc cử dân biểu tiểu bang lúc còn trẻ (31 tuổi), sau đó leo dần lên chức vụ dân biểu liên bang, rồi thắng cử Thống đốc tiểu bang vào năm 1993. Sau đó, hết nhiệm kỳ một năm và theo luật giới hạn tại Virginia khiến ông không thể ra tái tranh cử lần nữa, ông quyết định ra ứng cử chức vụ nghị sĩ liên bang vào năm 2000, và đã đánh bại được đối thủ “nặng ký” lúc bấy giờ là đương kim nghị sĩ Chuck Robb của đảng Dân Chủ.

Vào năm 2006 khi ông Allen ra tái tranh cử, nhiều chuyên gia đều tiên đoán ông sẽ thắng cử dễ dàng, và còn cho rằng ông có thể là một trong số những khuôn mặt sáng giá của đảng Cộng Hoà để ôm mộng ra tranh cử tổng thống vào hai năm sau, tức là trong cuộc bầu cử năm 2008. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng đã thất bại trong một kết quả gọi là “ngựa về ngược” (upset) rất lớn, dù rằng với kết quả khá khít khao và gay cấn, trước đối thủ là ông Jim Webb của đảng Dân Chủ.

Lý do thất cử của ông George Allen cũng chỉ là từ cái miệng của ông tuôn ra một cách thiếu khôn ngoan. Trong lúc đang vận động bầu cử, ông bị một thanh niên gốc Ấn Độ đi theo phỏng vấn để mong thu hình những đoạn ăn nói hớ hênh của ông. Có lẽ vì bực tức chuyện này, nên trong một buổi vận động trước công chúng, thay vì thưa gửi đến các cử tri, ông Allen đã mở đầu bằng câu: “Hôm nay có 1 người đang đi theo chúng ta. Hắn là Macaca, hay là một cái tên gì đó cũng mặc, hắn là người của phe đối phương. Chúng ta hãy chào đón Macaca. Chào đón hắn đến Hoa Kỳ và thế giới thực của Virginia.

Lời phát biểu này sau đó đã được tường thuật lại trên nhiều diễn đàn truyền thông, và ngay lập tức đã dẫn đến nhiều kết quả bất lợi cho ông Allen. Lý do là vì Macaca là một từ ngữ theo kiểu tiếng lóng không mấy lịch sự, dùng để chỉ những con khỉ cái, và thường được nghe bởi những phần tử da trắng kỳ thị chuyên coi sắc tộc da trắng là tối thượng (white supremacists). Tuy ông Allen sau đó đã vội đính chính, nói rằng đó là chỉ việc ông nói quơ quàng nên thành ra nói líu lưỡi (gibberish) chứ không có ý nghĩa gì cả, nhưng điều này đã không thuyết phục được nhiều người. Nhất là khi đối tượng bị ông chễ riễu là anh S. R. Sidarth lại là một người có mầu da nâu vì là người gốc Ấn Độ, nên lời nói của ông Allen dễ bị chỉ trích là một lời nói kỳ thị, xúc phạm mầu da đối với dân gốc thiểu số. 

Ông George Allen bị chế riễu vì tội kỳ thị gọi tên xách mé dân thiểu số là Macaca (khỉ cái)

Hậu quả là ông Allen đã bị mất sự ủng hộ của nhiều người, để rồi cuối cùng phải bị thảm bại một cách đau đớn trước đối thủ Jim Webb với kết quả rất khít khao. Đúng 6 năm sau, ông George Allen ra tranh cử lần nữa vào năm 2012, nhưng lần này thì bị thất bại nặng nề trước đối thủ là ông Tim Kaine, coi như từ đó phải bỏ luôn tất cả những giấc mơ để trở lại chính trường.

Trước ông George Allen, cũng có một chính trị gia khác cũng gặp thất bại bất ngờ chỉ vì những lời phát biểu rất đáng trách và khá ngu xuẩn. Đó là trường hợp của ông Clayton Williams, ứng cử viên của đảng Cộng Hoà trong cuộc tranh cử chức vụ Thống đốc tiểu bang vào năm 1990. Vào lúc ấy, tiểu bang Texas đang bắt đầu chuyển hướng theo làn sóng bảo thủ của các tiểu bang miền Nam nước Mỹ, với nhiều chính trị gia đổi đảng, từ Dân Chủ sang Cộng Hoà để dễ dàng được thắng cử hơn, như trường hợp của các ông Phil Gramm (cựu nghị sĩ liên bang) và Rick Perry (đương kim thống đốc).

Trong cuộc bầu cử năm 1990, ông Clayton Williams đã dẫn trước rất xa đối thủ là bà Ann Richards, một vị dân cử ít nổi tiếng hơn tại thủ phủ Austin, dựa vào tài sản kếch xù của ông cũng như kết quả của các cuộc thăm dò dân ý. Tuy nhiên, chỉ một lời nói hớ của ông đã làm thay đổi cục diện một cách mau chóng. Trong một chuyến vận động tranh cử đang lúc gặp trời mưa gió, ông Williams đã vọt miệng nói với nhiều người chung quanh nghe, trong đó có nhiều nhà báo đang tháp tùng, một câu so sánh thời tiết xấu cũng tương tự như là tình cảnh của một phụ nữ bị hiếp dâm: “Nếu đó là chuyện không thể tránh khỏi, thì thôi đành thư giãn đi và hãy chấp nhận hưởng thụ.

Câu nói đùa thiếu lịch sự này thật ra cũng đã được nói bởi nhiều khuôn mặt nam giới “hắc ám” khác, trong đó có cựu huấn luyện viên bóng rổ nổi tiếng là ông Bob Knight của trường đại học Indiana, và đã bị nhiều nhóm phụ nữ phản đối kịch liệt. Dù ông Clayton Williams sau đó đã ngỏ lời xin lỗi và cho rằng nó chỉ là một lời nói đùa hớ hênh, nhưng cái tai hại gây ra đã trở nên khá nặng khiến ông khó giành lại thế thượng phong. Nhất là sau đó khi tìm hiểu thêm về tiểu sử của ông, các nhà báo cũng biết thêm chuyện ông ta thường tỏ vẻ không lấy gì làm xấu hổ về thành tích đi “chơi gái” tại các nhà thổ ở Texas hoặc Mexico từ thời còn là sinh viên theo học tại trường Texas A&M. 

Clayton Williams nổi tiếng vì không thèm bắt tay đối thủ Ann Richards sau cuộc tranh luận.

Điều này đã khiến cho ông Williams bị thất cử vào năm 1990, và cái tên của ông cũng khiến cho nhiều người ngay cả trong đảng Cộng Hoà với ông cũng phải tránh xa. Vào năm 2008, ông Williams đã vận động nhiều người để quyên góp cho ứng cử viên John McCain số tiền hơn 300 ngàn Mỹ kim trong cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, sau khi được nghe tin này, ông McCain đã nhanh chóng trả lại số tiền này và từ chối buổi tiệc gây quỹ do ông Clayton Williams đứng ra tổ chức, vì không muốn dây dưa đến cái tên của ông ta chắc chắn sẽ bị đối phương đem ra để công kích dữ dội.

Tuy nhiên, gần đến ngày bầu cử, không phải chỉ có những lời ăn nói hớ hênh có phần khá ngu xuẩn của nhiều chính trị gia (trớ trêu thay lại là những thành phần bảo thủ cực đoan hay ngạo mạn bên đảng Cộng Hoà) khiến nhiều người để ý đến. Đây cũng là dịp mà cử tri có thể được chứng kiến nhiều đòn tấn công thuộc chiến dịch “vận động tiêu cực” (negative campaign), thật ra chỉ là một cách nói khéo của loại “chiến dịch chơi bẩn” (dirty campaign).

Chuyện này dễ xảy ra vì nhiều lý do, trong đó có lý do đơn giản là nhiều khi nó có vẻ hiệu quả hơn là những chiến dịch tích cực, theo nghĩa thông thường là đề cao về lý lịch hoặc thành tích của các ứng cử viên. Bởi vì do thói quen tò mò của nhiều người thích thú muốn biết những chuyện xấu xa hay không tốt đẹp của người khác, nên các đòn tấn công kiểu “chơi bẩn” khi phơi bày những điều không hay của đối phương thông thường cũng dễ gây sự chú ý của dân chúng.

Và ở trong lãnh vực này, không phải chỉ có các chính trị gia Hoa Kỳ là biết cách sử dụng, mà ngay cả các ứng cử viên gốc Việt dường như cũng rất ma lanh và sẵn sàng ra chiêu, kể cả trong những cuộc bầu cử mà hai bên đều là người Việt. Trong những trường hợp như vậy, câu tục ngữ “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” coi như đã được các ứng cử người Việt vứt bỏ trôi sông, chỉ để mong hạ gục được đối phương hầu giành được thắng lợi. Thậm chí, trong một số tình huống, nhiều người cùng một đảng (trớ trêu thay lại là đảng Cộng Hoà) lại quay ra tàn sát lẫn nhau một cách dữ dội, không khoan nhượng.

Thí dụ điển hình là những vụ tranh cử trước đây tại vùng Little Saigon khi ứng cử viên Nguyễn Trung (thuộc phe Trần Thái Văn) đối đầu kịch liệt với Janet Nguyen trong cuộc chạy đua vào chức vụ Supervisor cho Orange County để điền khuyết chỗ trống do ông Lou Correa để lại sau khi ông ta đắc cử chức vụ nghị sĩ tiểu bang vào cuối năm 2006. Có thể nói là những màn đánh đấm ngoạn mục và tàn bạo đã được hai phe tung ra, với sự cố vấn đằng sau hậu trường của nhiều nhân vật, tổ chức hoặc thế lực trong cộng đồng người Việt tại vùng Little Saigon. 

Điều mâu thuẫn mà nhiều người thấy rõ nhất trong dịp này là chiêu bài “Người Việt chỉ nên bỏ phiếu cho người Việt” mà các chính trị gia trẻ tuổi háo thắng này trong đảng Cộng Hoà thường hay đem ra lập đi lập lại theo kiểu mị dân trước đó, coi như giờ đây đã chính bị họ chà đạp lên khi họ sẵn sàng tung ra nhiều đòn tấn công đối phương, dù rằng đôi bên không những đều là người Việt, mà còn đều đứng trong hàng ngũ của đảng Cộng Hoà.

Lần này, cuộc tranh cử sôi nổi tại vùng Little Saigon là cuộc chạy đua của Janet Nguyen cho chức vụ nghị sĩ tiểu bang, đối đầu với ông Jose Solorio là ứng viên của đảng Dân Chủ. Và những đòn chơi bẩn cũng được tung ra, với phe Janet Nguyen chỉ trích nhiều người Việt lại đi ủng hộ cho ông Solorio. Ngược lại, cũng có nhiều người Việt đã không ngần ngại lên tiếng chính thức phản đối Janet Nguyen vì nhiều lý do, trong đó có việc cáo buộc tội gây chia rẽ cộng đồng với những hành vi không đẹp đẽ, như chuyện ma-nớp để giành giật việc tổ chức đêm tưởng niệm 30/4, vốn là công việc thường xuyên của nhiều tổ chức, hội đoàn quân đội trong vùng. Gần đây, nhiều người cũng ngạc nhiên trước việc một phụ tá thân cận của Janet Nguyen là ông Andrew Đỗ, trong một cuộc họp báo, đã dùng những lời lẽ khiếm nhã để cáo buộc người khác và đòi đuổi ra khỏi hội trường.

Cùng lúc đó, trong cuộc chạy đua cho chức vụ dân biểu tiểu bang Texas tại đơn vị 149 ở khu tây nam thành phố Houston, người ta cũng thấy những màn “chơi bẩn” bắt đầu xuất hiện. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, khi một trong hai ứng cử viên là Al Hoàng, tức là Hoàng Duy Hùng, một người từng gây nhiều tranh cãi ồn ào nhất trong lịch sử chính trường người Việt tại Houston, và có thể tại cả hải ngoại. Người đối đầu ông ta là Hubert Vo, đương kim dân biểu tại đây trong suốt 5 nhiệm kỳ kể từ sau khi ông đắc cử lần đầu vào cuối năm 2004.

Dấu hiệu của những đòn chơi bẩn bắt đầu được ló ra với những thông cáo được đọc trên đài phát thanh tại Houston khi hai bên tố cáo lẫn nhau chuyện những tấm bảng vận động ghi tên các ứng cử viên đã bị nhiều kẻ gian tháo gỡ hoặc đánh cắp. Và sau đó là một tập báo với nhiều bài viết chỉ trích hay cáo buộc nhiều điều xấu xa về ông Hubert Vo do những người ủng hộ ông Hoàng Duy Hoàng tung ra.

Những chi tiết liên quan đến các vụ tranh cãi và đấu đá này cũng khá ly kỳ để người đọc theo dõi. Tuy nhiên, bài viết đến đây đã khá dài, nên phải đành gác lại vào kỳ tới để đào sâu kỹ lưỡng hơn vào chi tiết.

 

MAI LOAN

20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15389)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh. Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12933)
Trải nghiệm chưa từng có về ẩm thực là những gì mà Trung Quốc mô tả về yến tiệc dành để thết đãi các nhà lãnh đạo thế giới tới Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014. Từ nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc đã chiêu mộ các đầu bếp giỏi, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, các nghệ nhân thiết kế gốm của làng gốm sứ Đức Cảnh Trần nổi tiếng... cùng chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết cho yến tiệc tại một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế giới diễn ra tại Bắc Kinh năm nay
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12479)
Sư Sơn Hải đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam Một nhà sư Khmer Krom từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia nhận án tù vì cản trở giới chức. Sư Sơn Hải, xuất thân từ tỉnh Trà Vinh ở Việt Nam nhưng nay sống ở Campuchia, là người đốt cờ Việt Nam nhiều lần trong các cuộc tuần hành tại Phnom Penh.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11730)
Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này. Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
K-560 Severodvinsk là tàu ngầm lớp Yasen được Nga bắt đầu phát triển hồi năm 1993, nhưng do giới hạn về ngân sách quốc phòng nên dự án phát triển tàu ngầm này bị trì hoãn, theo đài Russia Today (Nga) ngày 18.6.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11095)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng Việt Nam và Ấn Độ "có lợi ích chung về an ninh hàng hải, bao gồm cả tự do lưu thông trên biển và tự do thương mại cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật quốc tế."
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10339)
Nina Phạm, nữ Y tá người Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã rời khỏi bệnh viện hôm Thứ sáu, tám ngày sau khi cô nhập Viện National Institutes of Health ở Bethesda. Các Bác sĩ và Nina đã đến thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phòng Bầu Dục trước khi cô trở về Texas. Nina Phạm mắc bệnh trong khi chăm sóc của Mỹ 'Bệnh nhân Zero', Thomas Eric Duncan, người đã qua đời hôm 08/10/2014.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 18119)
(GDVN) - Việc sử dụng một cách không cần thiết những cảnh nóng trong phim vô tình "bóp chết" cái đẹp của điện ảnh Việt trong mắt công chúng. Trong vài năm trở lại đây, việc sử dụng quá nhiều cảnh nóng đã trở thành một vấn đề được nhắc đến nhiều của phim Việt. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Giới hạn nào cho cảnh nóng trong phim Việt để không tạo cảm giác khó chịu cho khán giả.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 12676)
Quan chức Mỹ tiết lộ với báo chí, phía Mỹ lần này quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí, mặc dù có liên quan đến việc Chính phủ Việt Nam những năm gần đây cải thiện tình hình trong nước, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 12855)
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 10961)
Để biết mà tìm cách vươn lên thay vì dựa dẫm, quan niệm “anh em”. Khi đó, sơn thủy sẽ luôn tương liên, văn hóa có thể tương đồng nhưng lý tưởng không thể tương thông, và vận mệnh cũng vì thế mà không tương quan. Trong họa có phúc là vậy. Nhân bài phát biểu của ông PPT Phạm Bình Minh cũng như cuộc đối đáp giữa ông với giới học giả Hoa Kỳ tại Hội châu Á (Asia Sociaty) ở New York (24/09). Lại nghĩ ngay đến hai chữ: Phúc và Họa.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 11979)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam). Báo GDVN xin đăng lại cơ bản nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, từ đó để thấy được tư tưởng chi phối chính trường và truyền thông Trung Quốc hiện nay “lộ liễu” đến mức nào.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 11561)
Cô bé tên Aria (không phải tên thật) đã trốn thoát khỏi một trại tập trung của IS để đoàn tụ với gia đình ở trại tị nạn Khanke tại phía tây bắc Iraq. Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lập trại tị nạn này để đón hàng chục ngàn người thiểu số Yazidis trốn khỏi Sinjar sau các đợt tấn công của IS
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11549)
Toà Bạch Ốc có lẽ là phủ tổng thống duy nhất trên thế giới mà sinh hoạt thông tin báo chí nhộn nhịp hầu như suốt ngày trong tuần, với hàng chục phóng viên và nhà báo hàng đầu trên thế giới đều mong muốn được tuyển chọn để góp mặt thường xuyên trong công việc góp nhặt những thông tin cần thiết, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt không những chỉ riêng cho 300 triệu dân Mỹ mà còn có thể tác động đến cả tỷ người tại nhiều quốc gia khác.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 11269)
Chỉ huy tàu ngầm USS Michigan mới đây tiết lộ với Jane Defence rằng họ đã có mặt ở Biển Đông từ tháng 12/2013 còn tàu North Carolina thì đã đến từ trước đó 4 tháng. Wantchinatimes mới đây dẫn tin tức từ Jane Defence cho biết: Hai trong số các tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã được triển khai tới các vùng biển tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 10800)
Chuyện một ông thống đốc tiểu bang ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cùng với bà vợ bị truy tố ra toà về tội tham nhũng, và sau đó bị bồi thẩm đoàn phán quyết là có tội, có lẽ phải là một sự kiện thời sự gây chấn động cho nhiều người. Nhất là khi cái kết quả bất ngờ này đã diễn ra chỉ mới vài tháng sau khi ông ta vừa rời khỏi nhiệm kỳ của mình vào đầu năm nay.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 11062)
Sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng dọa kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế nhưng vẫn chưa hành động. Trong bài phân tích công bố ngày 16/07/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc giải thích thái độ rụt rè của Việt Nam bằng giả thuyết : Sự cản trở của phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được ông mệnh danh là «accommodationist».
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12120)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12358)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 14203)
Hôm thứ Ba 12/8 môt nhóm người nhận là Khmer Krom (tức xuất thân từ Nam Bộ, Việt Nam) đã đốt cờ Việt Nam để phản đối chính sách của Hà Nội về đất đai Nam Bộ. Họ đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì nói miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.