Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư

25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 11636)

Sinh Viên Đại Học Xá Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư Ngày Chia Đôi Đất Nước

VIỆT BÁO - 22/07/201400:00:00(Xem: 181)

Westminster (Bình sa)- - Tại nhà hàng Royal Restaurant & Banquet 9743 Bolsa Ave Thành Phố Westminster Nam California hơn 200 các cựu Giáo Sư, cựu Sinh Viên Đại Học Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn tham dự hội ngộ kỷ niệm 60 năm di cư 1954-2014, đây là cuộc họp mặt kỷ niệm 60 năm ngày Hiệp Định Geneve chia đôi nước Việt Nam thành hai Miền Nam Bắc được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954.

Tham dự buổi hội ngộ có Giáo Sư Nguyễn Tư Mô, GS. Trần Ngọc Ninh, BS, Tôn Thất Niệm, Luật Sư Đoàn Thanh Liêm, Dược Sĩ Trần Đức Hiếu, Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Nhà Văn Doãn Quốc Sĩ, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm và phu nhân, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và phu nhân, GS. Nguyễn Ngọc Kỳ, GS. Bùi Duy Đào, GS. Nguyễn Tiến Đạt, GS. Chu Bá Bằng, Nữ Tài Tử Kiều Chinh... và rất đông qúy vị nhân sĩ trí thức đã từng sinh hoạt tại Đại Học Xá Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài Gòn ytrước đây.

theo-dong-thoi-su-a-25-7-2014-1

Hội ngộ 60 năm di cư.


Điều hợp chương trình MC. Nguyễn Đình Cường. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cọng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm.

Tiếp theo Diễn văn khai mạc của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Trưởng Ban Tổ Chức buổi hội ngộ, sau lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả mọi người, Ông tiếp: “Mục đích Hội Ngộ 60 năm Sinh Viên Đại Học Hà Nội di cư vào Nam và sinh viên cư trú tại Đại Học Xá Minh Mạng sài Gòn là để ôn lại những kỷ niệm cũ, những kỷ niệm không bao giờ quên trong đời đó là ngày chia đôi đất nước 20-7-1954, trao đổi với nhau những tin tức vui buồn trong 60 năm qua, kể cho nhau nghe về tin tức kẻ còn người mất, cùng tìm hướng đi cho tương lai để trao lại cho các thế hệ kế tiếp...”

theo-dong-thoi-su-a-25-7-2014-2

Hội ngộ 60 năm di cư.


Sau đó Giáo Sư Nguyễn Tư Mô, Bác Sĩ Tôn Thất Niệm lên kể lại những hồi niệm về cuộc di cư năm 1975, hai vị nầy đã kể lại những mẩu chuyện xãy ra trong những ngày quê hương lâm vào cảnh tang thương, gia đình ly tán, cũng vào thời điểm nầy nhiều hoàn cảnh con xa cha, vợ mất chồng, tất cả đều trở thành hoài niệm được những người về tham dự cùng kể cho nhau nghe, với một khoảng thời gian tưởng chừng như mới đó thế mà nay đã 60 năm trôi qua. Những người lâu lắm không được gặp nhau, ngày họp mặt nầy là dịp may để họ tìm lại được nhau. Phần đông đã ngoài 70 tuổi trở lên, nhưng tinh thần vẫn sáng suốt, nỗi ưu tư cho quê hương đất nước vẫn còn in đệm trên vầng tráng suy tư của mỗi người, nhất là khi bàn luận về Biển Đông, Giàn Khoan và sự xâm lăng của Trung Cộng cũng như sự hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với giặc mà lại ác với dân.

theo-dong-thoi-su-a-25-7-2014-3

Hội ngộ 60 năm di cư.


Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng ăn cùng xem phần chiếu Slide Show do Giáo Sư Nguyễn Đình Cường diễn giải và thưởng thức chương trình văn nghệ xuất sắc do các nghệ sĩ thân hữu và anh chị em cựu sinh viên trình diễn, trong số có nhắc lại kỷ niệm ngày trình diễn vở kịch “Tiếng sáo giao thừa” và đọc thơ Hồng Phượng do Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt. Sau đó mọi người cùng đồng ca bản “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.” Đơn ca “54-75” do Luật Sư Nguyễn Ngọc Hải trình diễn, “Thu Hát Cho Người” do Bà Chu Ngọc Ánh trình diễn, Thi nhạc giao duyên do Kỹ Sư Laura Phạm Thúy Hằng và Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt hát “Nỗi Lòng Người Đi” và “Những Nẻo Đường Hà Nội” Thơ Tạ Tỵ, “Tình Khúc Thứ Nhất” do Quỳnh Hương trình diễn, “Em Ơi Đợi Anh Về” do Bác Sĩ Trương Minh Cường triình diễn và rất nhiều tiết mục đã làm cho người tham dự gợi nhớ những kỷ niệm một thời sinh viên trai trẻ nơi Hà Thành cũng như Đô Thành. Cuối cùng với vở kịch ngắn “Hận Nam Quan” do Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt và Luật Sư Nguyễn Ngọc Bảo trình diễn.

Buổi họp mặt chấm dứt, mọi người chia tay nhau còn hẹn gặp nhau trong lần tới gần hơn nữa để có dịp quây quần bên nhau trong lúc về chiều./

 

+++++++++++++++++++

60 năm, đêm giã từ Hà Nội, đêm chan chứa ân tình

 

theo-dong-thoi-su-a-25-7-2014-4

 

Lời cảm ơn của Giao Chỉ, San Jose

Kính thưa anh chị em bằng hữu bốn phương

 

Sáu mươi năm về trước, đêm Genève cắt đôi nước Việt ở sông Bến Hải, ngoại trưởng quốc gia Việt Nam đã từ chối ký kết hiệp định và ngồi khóc cho một Việt Nam phân chia Nam Bắc. Tại miền Bắc tiểu bang California, chúng tôi đã trải qua một đêm chan chưa ân tình. Chúng tôi hội họp để ghi dấu ngày lịch sử của cả một kiếp người từ hơn nửa thế kỷ. Nhà hàng TA của thị xã Milpitas đã ghi nhận con số kỷ lục với 400 quan khách xum họp trong một gia đình. Có các bạn về từ nơi xa xôi nhất bên Đức quốc. Riêng tại Hoa Kỳ, các chiến binh gốc Việt đã từ thủ đô DC và các nơi đồn trú về họp mặt. Thân hữu đã đến từ tiểu bang Oregon và Washington State. Từ miền Nam CA là cô Bebe Hoàng Oanh là vợ Việt Dzũng và nhiều bạn từ miền Bắc CA Sacramento, San Franscisco, Okland...Trong số bằng hữu đã có nhiều anh em chúng tôi trong đợt tuổi trên 80. Ở lứa tuổi mà nhạc sĩ Anh Bằng đã tiên tri trong bài ca kéo dài suốt cả cuộc đời.

Tôi xa Hà Nội, năm lên 18 khi vừa biết yêu. Đó là 1954. Tiếp theo. Bao nhiêu mộng đẹp, tan như thành khói, bay theo mây chiều. Đó là năm 1975. Tuổi ngoài 80, chúng tôi thực hết sức may mắn đã còn tồn tại để ghi dấu đã đi suốt con đường dâu bể. Với biết bao là sai lầm, khiếm khuyết về tổ chức lẫn giao tế, xin các quan khách hiện diện bỏ qua. Sau cùng chúng tôi đã đạt được kết quả về con số lớn lao bằng hữu xa gần tham dự. Dù họp mặt ngậm ngùi cho ngày đau thương 60 năm trước, nhưng cũng vẫn có niềm vui vì bốn phương xum hợp. Đó là báo cáo sơ lược về đêm chủ đề..

 

Trong niềm thương cảm cho sự nợ nần tài chánh của công việc xây dựng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và VNCH, các cô Thái Hà và Thanh Nga đã vận động quyên góp hoàn toàn trong phạm vi thân hữu trong một đêm tuy chưa chính thức tổng kết nhưng cũng được gần 50 ngàn mỹ kim. Trong 10 năm qua kể từ khi bắt đầu xây dựng Viet Museum, mỗi năm chỉ quyên góp đuoc trung bình 20 ngàn. Các cô trong ban tổ chức lần này đã nỗ lực quyết tâm đạt được con số trung bình một năm chỉ trong một đêm họp mặt. Đêm họp mặt đã mở đầu bằng hai bài quốc ca Mỹ Việt do các em nhỏ Việt Nam trình diễn. Thật hiếm có các em hát cả hai bài mạnh mẽ vững vàng và lưu loát. Xếp hàng phia sau là các chiến binh gốc Việt của tất cả các quân binh chủng từ cấp binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan.

 

Anh hội trưởng là trung tá lục quân Nguyễn Cao Nguyên, cô phó hội là trung tá trong quân phục hải quân Mỹ, anh tổng thư ký là trung tá của ngành quân báo hải quân Hoa Kỳ. Hình ảnh của buổi lễ chào cờ đã bắt đầu cho một chương trình với thật nhiều quan khách đặc biệt. Chúng tôi giới thiệu ông dân biểu Mike Honda như một người anh em trong gia đình. Cô bé Bebe Hoàng Oanh là vợ của Việt Dzũng đã không quản ngại từ Nam CA về tham dự. Trong số quan khách có 2 vị ứng cử viên gốc Việt là ông thẩm phán Phan quang Tuệ ứng cử dân biểu liên bang khu 11 đại diện chính thức của đảng Cộng Hòa. Ông luật sư Nguyễn Tâm tranh cử nghị viên khu 7 tại San Jose. Tuy nhiên vì lý do riêng, quý vị đã yêu cầu không cần giới thiệu..

 

Về phần văn nghệ, gia đình Pham Duy có sự hiện diện của Duy Hùng mà bài ca đầy ý nghĩa được anh trình diễn thể hiện 2 lần bỏ quê bỏ nước của Phạm Duy. Bác sĩ Lê Việt mang lời ca và dáng dấp của bác Phạm Đình Chương đã làm khán giả ngạc nhiên. Anh là con của tài tử Lê Quỳnh và ca s ĩ Thái Thanh. Là em của danh ca Ý Lan. Thêm một lần nữa, cô Ý Lan xuất hiện trong tình gia đình với chúng tôi như một người khách mà không phải là một tài tử. Ân tình nầy chính là do tình cảm của dòng máu di cư Bắc Kỳ 54 rồi tiếp đến nỗi đoạn trường của cuộc đi tản 75. Lời cảm ơn chân thành xin gửi đến ban hoa hậu phu nhân, toàn thể hội quân nhân gốc Việt VAAFA, các ca sĩ tài tử của vùng San Jose, các bạn lo âm thanh, ánh sáng, ban nhạc, ban quay phim, các anh chị em làm việc cho IRCC, Dân Sinh Media và Việt Museum. Chúng tôi xin cảm ơn các ân nhân đã đóng góp và giúp đỡ IRCC từ hơn 30 năm qua. Trong số này nhiều vị đã đóng góp cho các chương trình xã hội, homeless và tảo mộ nghĩa trang Biên Hòa. Quý vị đã giúp cho Việt Museum từ 10 năm qua và đặc biệt hơn 20 vị yểm trợ mỗi người một viên gạch trong đêm giã từ Hà Nội 20 tháng 7 năm 2914.

 

Một danh sách đầy đủ đã được phổ biến đợt trước và sẽ công bố tiếp những ân nhân mới. Mong rằng chúng tôi không còn quên ai chưa nhắc đến. Riêng các bạn đã phối hợp từng bàn trong số 35 bàn dạ tiệc, vui lòng chuyển đến thân hữu của quý vị lời cảm ơn chân thành của chúng tôi. Thư cảm ơn sẽ gửi ra cho độc giả bốn phương cùng biết. Xin cùng chúng tôi chia xẻ niềm vui trong ngày kỷ niệm chuyện buồn sáu mươi năm về trước.

 

Các cô Thái Hà, Thanh Nga, anh Phạm Phú Nam đã cùng phối hợp cho chương trình thông suốt xin vui lòng nhận lời cảm ơn trong tình gia đình. Riêng phần Thanh Nga, thuộc gia đình quốc gia nghĩa tử, từ nhiều năm qua cô đã tình nguyện đảm trách công việc vận động tảo mộ và theo dõi mọi biến chuyển của Nghĩa trang Biên Hòa.

Riêng lần này cô Nga phụ trách gây quỹ, vừa can đảm vừa hy sinh đứng ra kêu gọi sẽ tặng thêm một viên gạch $1000 cho các ân nhân góp một ngàn. Vì vậy con số ghi nhận đươc nếu là $25 ngàn đã trở thành $50 ngàn. Chúng tôi sẽ có bài tường thuật riêng về buổi họp mặt đáng ghi nhớ này.

Trân trọng

Vũ Văn Lộc

12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 6769)