Nhờ ai, nhờ đâu? 110 “nhân vật” trở nên đại gia tỉ phú, triệu phú đô la nhanh như chớp?

15 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 10396)

 theo-dong-thoi-su-july-16-2014-1

Công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng.

 

Thanh Phương VOA

Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại cuộc họp báo quốc tế ngày 23/05/2014, vào lúc khủng hoảng Biển Đông đang dâng cao do vụ giàn khoan Hải Dương 981, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố rằng công thư ( công hàm ) Phạm Văn Đồng năm 1958 “ không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”. Trong cuộc họp báo đó, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam lập luận: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.

Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước hết, hãy trở ngược lịch sử : Ngày 4/9/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Trong thời gian qua, các lãnh đạo, quan chức Nhà nước và báo chí chính thức của Việt Nam đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố và đăng những bài viết để chứng minh rằng công hàm nói trên của Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị gì. Trong cuộc gặp gỡ với cử tri ở Sài Gòn ngày 26/06, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố: “ Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa là của Trung Quốc”. Nhưng lập luận của ông Sang thì rối rắm vô cùng, theo như tường thuật của tờ VietnamNet: “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lý. Lúc bấy giờ, lãnh hải có 3 hải lý thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982. Lúc đó, tư duy của các cụ mình cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lãnh hải phải 12 hải lý thì mình thừa nhận 12 hải lý đó”.

Cũng theo chiều hướng “hóa giải” di sản công hàm Phạm Văn Đồng, tờ Tiền Phong từ ngày 09/07 vừa qua đã đăng trên mạng một loạt bài nhắc lại những dữ liệu lịch sử để chứng minh rằng từ năm 1954 sau hiệp định Genève cho đến năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà trước đây từng bị xem là “chính phủ bù nhìn của Mỹ”, là “ngụy quyền”, đã liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng phía Trung Quốc trong thời gian qua vẫn tiếp tục viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng để chứng minh rằng Việt Nam đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên Hoàng Sa và Trường Sa. Gần đây nhất, Lý Kiến Vĩ, một học giả Trung Quốc, trong một bài đề ngày 24/06/2014, viết cho Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, khi lập luận về chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa, đã đề cập đến công hàm Phạm Văn Đông. Bà Lý Kiến Vĩ, cũng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Biển, Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, có nhắc đến một chi tiết đó là trong cuộc gặp vào năm 1977 với Phó Thủ tướng lúc đó là Lý Tiên Niệm, ông Phạm Văn Đồng có nói rõ : « Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại. Trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.

Học giả Lý Kiến Vĩ viết rằng : "Rõ ràng là ông Đồng đã công nhận mục đích của tuyên bố của ông về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lại đòi Trung Quốc hiểu nó trong bối cảnh lịch sử . Lập luận này đi ngược với nguyên tắc quốc tế “estoppels”, theo đó: Trong một tranh chấp cụ thể, tại một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận/ nhất trí ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc nhất trí đó có hiệu lực pháp lý".

Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng không chỉ là chủ đề tranh cãi giữa các học giả hay của những tuyên bố qua lại của lãnh đạo hai nước mà nay đã trở thành vấn đề pháp lý quốc tế, bởi vì Bắc Kinh đã sử dụng công hàm này như là một trong những luận cứ để khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa trong các văn bản của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 22/05 và 09/06 liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Ngày 03/07 vừa qua, đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ lại phải đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hai văn bản nêu lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương 981 để bác bỏ hai văn bản nói trên, tố cáo Bắc Kinh « cố tình xuyên tạc » công thư Phạm Văn Đồng.

Phái đoàn Việt Nam khẳng định, « những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. ». Họ nhắc lại rằng vào tháng 9 năm 1975, tức là 17 năm sau công thư Phạm Văn Đồng , Đặng Tiểu Bình đã nói với Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”. Theo phía Việt Nam, Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình.

Cứ như thế, mỗi lần đưa ra lập luận phản bác nhau, hai bên lại tiết lộ thêm những chi tiết mới liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng và những chi tiết này phản ánh mối quan hệ nhập nhằng giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc từ thời chiến tranh cho đến thời hoà bình.

Trước tình hình này, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã và cũng là người đã dành nhiều năm nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa, chủ trương rằng chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết vấn đề tâm lý và chính trị về công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã từ Sài Gòn:/

12 Tháng Tư 2015(Xem: 9975)
"Phát biểu tại một buổi họp công nhân chuyến thăm Jamaica hôm qua, ông Obama nhấn mạnh Washington quan ngại rằng Bắc Kinh không nhất thiết tuân thủ các quy định và chuẩn mực của quốc tế, buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc.Ông Obama nói: “Chúng tôi cho rằng việc này có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao, nhưng chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là những nước này có thể bị hất qua một bên.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 9919)
"Sỹ quan cao cấp phụ trách hai con tàu này là Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON). Trở lại Việt Nam lần này, đại tá Lê Bá Hùng chia sẻ: "Mỗi lần Hải quân Hoa Kỳ cử tôi về Việt Nam thì tôi rất biết ơn và cảm ơn về những chuyến đi như thế này." "Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp."
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9119)
"Nếu máy bay chiến lược Nga tiến vào Biển Đông thì không cần phải tiếp dầu vì khoảng cách khá gần, nên một khi máy bay Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam thì sẽ là một mối uy hiếp đối với Trung Quốc. Bởi lẽ Biển Đông đang là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của Trung – Mỹ, nếu Nga được sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam thì đó sẽ là nhân tố bất lợi lớn cho Bắc Kinh, vì Tu-95 có thể mang theo vũ khí hạt nhân". "Dụng ý thực sự của Putin không phải là bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông mà là chống Mỹ và mở rộng lợi ích của Nga ở khu vực".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 9853)
Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính:
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13802)
Mặc dù đã có nhiều bài viết trên báo lề Dân với nhiều dữ kiện và phân tích cho thấy ông Thanh chết không bình thường và ngày giờ chết không đúng như tin của nhà nước đưa ra, nhưng những gì từ chính con gái của ông Thanh - một người trong cuộc - sẽ có sức thuyết phục mạnh cho nghi án động trời này.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 10710)
Nhưng có thể khẳng định những gì mà Phạm Xuân Ẩn có thể chia sẻ với tôi về những bí mật trong đời tình báo của ông ấy, tôi đã đưa cả vào trong ấn bản mới này. Và trong bộ phim sắp tới về Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng bổ sung thêm một số tình tiết mới.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 11868)
Ngược dòng, lần theo ‘Bài đăng cũ hơn’ tôi mới hay “Chân Dung Quyền Lực “ đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10251)
Pegida do ông Lutz Bachmann sáng lập hồi tháng 10 năm 2014. Tên gọi của nó trong tiếng Đức có nghĩa là: “Những người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây”.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11073)
Ông Trần Anh Kim tại phiên xử kín tại tòa án Thái Bình hôm 28-12-2009. AFP PHOTO Cựu trung tá Trần Anh Kim, tù nhân chính trị vừa mãn án 5 năm 6 tháng tù vào tối ngày 7 tháng giêng vừa qua. Sau khi ra tù, ông Trần Anh Kim có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do. Làm sao để tồn tại? Trước hết ông cho biết một cách để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm trong nhà tù.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 14827)
Tin cập nhật lần cuối: Đúng 08:35 tối thứ sáu, ngày 9/1/2015, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về tới sân bay quốc tế Đà Nẵng. Theo nguồn tin, được biết bác sĩ Elihu Estey đã chuẩn bị sẵn phác đồ và kế hoạch điều trị cho ông tại Việt Nam để các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng tham khảo và phối hợp. Dù lý do trì hoãn chuyến bay là bất khả kháng nhưng BBT cũng chân thành cáo lỗi cùng độc giả và nhân dân.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 11632)
Ấn Độ quyết tâm cải tổ Quân đội của họ nhưng như thế là chưa đủ họ cần có thứ gì đó mạnh hơn, đầy tính răn đe hơn và câu trả lời chính là vũ khí hạt nhân. Năm 1974 Ấn Độ tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của họ. Một thiết bị nhỏ chỉ 6 -15 Kiloton nhưng đó cũng là quá đủ để Ấn Độ bước vào câu lạc bộ hạt nhân toàn cầu.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13771)
Rome: Một phụ nữ để ngực trần đã táo tợn băng qua hàng rào, chạy vào hang đá giữa quảng trường Thánh Peter tại Vatican cướp tượng Chúa hài đồng. Theo AFP, sự việc xảy ra trên quảng trường Thánh Peter, Vatican ngày 25.12.2014, ngay sau khi Giáo hoàng Francis vừa đọc xong thông điệp mừng Giáng sinh từ ban công nhà thờ Basilica.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10988)
Phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong năm sự kiện định hình tương lai Đông Nam Á trong năm 2015, theo phân tích của hai chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague có phần chắc sẽ phán quyền về đơn Manila kiện bản đồ đường lưỡi bò của Bắc Kinh trước cuối năm 2015.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11888)
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên Biển Hoa Đông tiếp diễn bất chấp một cử chỉ xuống thang giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật hồi đầu tháng 11/2014. Phóng viên Le Figaro có mặt trực tiếp trên một tàu tuần duyên mà Nhật Bản vừa hạ thủy đầu tháng 12, chuyển đến công chúng nhiều chi tiết sống động về không khí tại chỗ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12230)
"Và trong thời gian trước mắt, chỉ có duy nhất một cánh cửa, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa ra một chỉ thị nào đấy, mang tính chất nội bộ với các Thẩm phán, các nhân viên ngành tư pháp ở Việt Nam, là tạm ngừng áp dụng ba điều luật này (88, 79 và 258) trên thực tế, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11376)
Tân tổng thống Joko Widodo, hay còn gọi là Jokowi, đã mở chiến dịch chống nạn đánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài. Tờ Jakarta Post tường thuật hải quân gắn chất nổ vào ba con tàu, trước khi hai tàu chính phủ nhắm bắn từ xa.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11993)
Vào ngày thứ Ba, 25.11.2014 tại thành phố New York, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists - CPJ) đã trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Giải thưởng này đã được dành cho Điếu Cày vào năm 2013 nhưng ông không thể có mặt để nhận giải vì lúc ấy ông vẫn còn đang ở trong tù.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12148)
Theo Reuters, hơn 30.000 binh sĩ Nhật và 11.000 lính Mỹ đang tham gia cuộc tập trận Keen Sword từ ngày 8 đến 19-11 tại bán đảo Amami, nằm giữa đảo Kyushu và đảo Okinawa. Đô đốc Nhật Hidetoshi Iwasaki là người chỉ huy 24 tàu khu trục Nhật và Mỹ trong cuộc tập trận. Trong cuộc tập trận Keen Sword năm nay, chuẩn đô đốc Iwasaki đóng vai trò lớn hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của các cuộc tập trận trước đây.