Nhờ ai, nhờ đâu? 110 “nhân vật” trở nên tỉ phú, triệu phú đô la nhanh như chớp?

13 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 10778)

Thành phần siêu giàu ở VN tăng gấp ba trong thập niên qua
image022 

Cửa hàng Louis Vuitton tại Hà Nội.

VOA 10.07.2014

Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới nói rằng thành phần giàu có đã tăng gấp ba ở Việt Nam trong thập niên qua.

Tin của VNN hôm nay trích lời kinh tế gia lão thành Gabriel Demonbynes của Ngân hàng Thế giới phát biểu như vừa kể hôm 8 tháng 7, tại một cuộc họp báo ở Hà Nội.

Ngoài ra, theo tập đoàn bất động sản toàn cầu Knight Frank, Việt Nam có khoảng 110 đại gia có tài sản cá nhân vượt quá 30 triệu đôla trong năm 2013, tăng 34 người so với 10 năm trước đây.

Theo các số liệu thống kê thì vào cuối năm 2013, Việt Nam có 30 triệu phú trong lĩnh vực chứng khoán có tài sản hơn 1 triệu đôla.

Tổng cộng tài sản của 100 nhân vật giàu có nhất đạt gần 3,4 tỉ đôla.

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn là nhân vật giàu có nhất nước, với tài sản gần 20,000 tỉ đồng, tăng 15% so với năm ngoái. Ông Vượng được đánh giá là giàu gấp 6 lần những đại gia trung bình tại Việt Nam.

Tuy nhiên phúc trình của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến cáo rằng người dân Việt Nam nói chung rất quan tâm tới tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong nước.

Ước lượng 80% những người sinh sống ở các thị thành nêu tình trạng chênh lệch này là một quan tâm hàng đầu, trong khi 50% những người sống ở thôn quê nêu đây là quan tâm hàng đầu của họ.

Nguồn: Far Eastern Agriculture, Vietnamnet

+++++++++++++++++++++++

VnEpress Thứ bảy, 12/7/2014 | 15:00 GMT+7

Hỏa Lò vào top 5 điểm du lịch đáng sợ nhất Đông Nam Á
image023 

Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội nằm trong số 5 địa danh lịch sử được CNN đánh giá là rùng rợn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn có những cái tên quen thuộc khác như Cánh đồng chết ở Campuchia hay bảo tàng chiến tranh Penang của Malaysia.

Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, Việt Nam

Đây là công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1896 để giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam. Trong thời kỳ trận Điện Biên Phủ trên không chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, đây lại là nơi giam giữ phi công nhảy dù cho đến sau Hiệp định Paris 1973 và nổi tiếng với tên gọi Hanoi Hilton.

image025

Các tù binh phi công Mỹ biếm gọi ngục Hỏa Lò là "Hilton Hanoi". Ảnh: Jim Algie.

Trong các tù binh Mỹ có mặt tại đây, nổi tiếng nhất là phi công sau này trở thành nghị sĩ Mỹ rất có ảnh hưởng John McCain.

Bảo tàng chết chóc tại Bangkok, Thái Lan

Bảo tàng lưu giữ rất nhiều thi hài và xương người phục vụ công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như các chuyên gia pháp y. Khi sinh viên đến bảo tàng pháp y Songkran, họ đều cúi mình ngắm nhìn những bộ xương được trưng bày trong các tủ kính. Đối với họ đây là hoạt động của một lớp học chứ không đơn thuần chỉ là tham quan một hầm mộ.

image026

Xác ướp của Si Quey. Ảnh: Wikipedia.

Bảo tàng này có lưu giữ xác ướp của Si Quey, kẻ giết người hàng loạt, nổi tiếng những năm 50 thế kỷ trước.

Ở bên ngoài những tủ kính trưng bày trẻ sơ sinh qua các giai đoạn thường có vài viên kẹo hoặc mẩu đồ chơi của khách để lại mong muốn siêu thoát linh hồn của chúng.

Cánh đồng chết Choeung Ek, Campuchia

Đây là nơi hành quyết và chôn cất những người chết và bị hại trong thời gian cai trị của chế độ Khmer đỏ ở Campuchia. Các nhà chức trách địa phương đã phục hồi tên gọi Cánh đồng chết vào năm 2011.

Hiện nay nơi này được bảo tồn và trở thành một khu du lịch, có phát băng hướng dẫn, trang bị ghế ngồi, xây dựng các phòng nghỉ và gian hàng lưu niệm. 

image027

Những chiếc sọ người ở cánh đồng chết của Campuchia. Ảnh: Jim Algie.

Bảo tàng chiến tranh Penang, Malaysia

Bảo tàng chiến tranh Penang cũng từng có mặt trong danh sách 10 địa điểm ghê rợn nhất Châu Á do kênh truyền hình Geographic Channel bình chọn. Công trình ở Malaysia này nằm trên đỉnh một ngọn đồi ma và bên cạnh là những nấm mồ của người Trung Quốc.

image028

Bảo tàng nằm trên ngọn đồi bị ám bởi hồn ma của một lính Nhật. Ảnh: Jim Algie.

Nơi này là chứng tích lịch sử của Thế Chiến thứ 2 tại Malaysia, chứng minh sự kiên cường của người dân đảo chống lại phát xít Nhật. Nguồn gốc ngọn đồi ma là từ câu chuyện về một người lính Nhật có tên là Tadashi Suzuki khi bại trận đã để người dân chặt đầu bằng chính thanh gươm Samuraicủa mình. Ngọn đồi có hầm mộ của ông hiện nay được coi là một nơi bị ma ám.

Dấu vết của sóng thần ở Thái Lan

Ngày 26/12/2004, một trận sóng thần đã quét qua Indonesia và tàn phá tận Somalia ở châu Phi. Thảm họa thiên nhiên khủng thiếp này khi đi qua bờ biển Andaman đã khiến hàng ngàn người Thái Lan chết và mất tích.

image029

Con tàu cảnh sát biển bị sóng thần quét sâu vào đất liền. Ảnh: Jim Algie.

Đài tưởng niệm chính ở đây là một tàu cảnh sát biển ở Khao Lak – một tổ hợp các làng chài chịu hậu quả nặng nề của sóng thần. Con tàu này dài 20 m và nặng 50 tấn đã bị quét sâu vào đất liền.

Hương Chi

+++++++++++++++++++

VnEpress Thứ sáu, 11/7/2014 | 08:07 GMT+7

Hà Nội đổ mưa lớn phút tiễn đưa chiến sĩ tử nạn trên Mi 171

11h trưa, khi linh cữu các chiến sĩ tử nạn rời khỏi Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, trời Hà Nội bất chợt tuôn mưa như trút nước.

image030

Từ 3h đến 6h sáng nay, lễ khâm liệm các chiến sĩ hy sinh trên chiếc Mi 171 gặp nạn đã diễn ra lặng lẽ, trang nghiêm theo nghi thức Quân đội. Sáng 7/7, chiếc trực thăng chở theo 21 người đã rơi ở khu vực Hòa Lạc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía tây khi đang huấn luyện bay. 18 người đã mất và 3 người bị thương nặng sau khi tổ bay cố gắng lái chiếc máy bay gặp nạn tránh xa chợ và khu vực đông dân cư.

image032

Ghi nhận công lao của họ, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương cho các cán bộ chiến sĩ tử nạn. Ba cán bộ chiến sĩ được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, gồm Đại tá Hoàng Lại Long (phi công lái chính, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 916), Thiếu tá Lê Thanh Việt (phi công lái phụ kiêm dẫn đường trên không Phi đội 2), Thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Thanh (cơ giới trên không Phi đội 2, thuộc Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân). Thiếu tá Nguyễn Đào Hồng Tâm, Tổ trưởng Dù hàng không; Trung tá chuyên nghiệp Đặng Thành Chung, giáo viên Dù thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Đường không, Bộ Tham mưu, Quân chủng Phòng không-Không quân, được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì. 13 chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. 

image034

Từ 6h, thân nhân 18 chiến sĩ đã đến đông đủ. Trong tiếng nhạc "Hồn tử sĩ" nhiều người đã ngất đi vì đau đớn. Ngoài cổng, nhiều người dân cũng đến xếp hàng tiễn đưa các anh.

image036

 Nhiều chiến sĩ hy sinh khi chưa lập gia đình, có người bỏ lại vợ trẻ và con thơ.

image038

7h sáng, buổi lễ chính thức bắt đầu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu dẫn đầu đoàn viếng của Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng nhiều đơn vị cũng có mặt.

image040

Đi từ Cầu Giấy lên, chị Ngọc Minh cho biết, sáng nay chị nghỉ bán hàng, lên nhà tang lễ từ sớm. “Trong thời bình, những người chiến sĩ vẫn vì sự bình yên của người dân mà hy sinh. Chúng tôi vô cùng cảm kích và biết ơn. Người dân sẽ mãi nhớ đến các anh”, chị Minh xúc động nói.

image042

Đúng 10h30 lễ viếng kết thúc. Khi bản điếu văn được đọc lên, tiếng khóc nấc vang dội cả hội trường nhà tang lễ.

image044

Cử hành nghi thức rước linh cữu các chiến sĩ ra khỏi hội trường, bắt đầu hành trình cuối cùng trở về với đất mẹ.

image046

Đúng lúc linh cữu các chiến sĩ được đưa ra xe, trời Hà Nội đổ mưa như trút nước. Con chiến sĩ Hồng Tâm còn quá nhỏ để cảm nhận gánh nặng đang trĩu lên đôi vai mẹ và em trong tương lai.

image048

Nỗi đau tột cùng của người thân những chiến sĩ tử nạn.

image050

Dòng xe rời khỏi nhà tang lễ, trời Hà Nội vẫn không ngừng mưa.