Giải mã ngày danh họa Van Gogh tự vẫn

22 Tháng Chín 20169:21 CH(Xem: 7383)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  23 SEP 2016


Giải mã ngày danh họa Van Gogh tự vẫn


Alastair Sooke


image059image061

Image copyright Other Image caption Bảo Tàng Van Gogh ở Amsterdam trưng bày khẩu súng mà họa sĩ được cho là đã dùng nó để tự sát (Ảnh: EPA)


Vào một ngày mùa hè 1890, Vincent Van Gogh tự tử bằng súng ở một cánh đồng ngoại ô Paris. Bức tranh mà ông vẽ sáng hôm đó nói lên điều gì về tình trạng tinh thần ông?


Ngày 27/7/1890 Vincent Van Gogh đi vào cánh đồng lúa mì phía sau lâu dài ở làng Auvers-sur-Oise, Pháp, cách Paris vài dặm, và tự bắn vào ngực. Ông bị bệnh thần kinh đã 18 tháng và đã có lần dùng dao cạo tự cắt tai trái mình vào một tối tháng 12 năm 1888 khi ông ở Arles in Provence.


Sau sự kiện tự hại mình có tai tiếng này, ông tiếp tục bị những cơn bệnh ngắt quãng gây suy nhược làm ông lẫn lộn mung lung kéo dài mỗi lần vài ngày hoặc vài tuần. Giữa các lần này, ông thấy bình thản, sáng suốt và vẫn có thể vẽ được. Quả thực là thời gian ở Auvers (ông tới đây tháng 5/1890 sau khi rời viện tâm thần ngay ngoại vi Saint-Remy-de-Provence, phía Đông Bắc của Arles) là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong nghiệp vẽ của ông: trong 70 ngày ông hoàn thành 75 bức tranh và hơn 100 bức họa và phác họa.


image062

Image copyright Other Image caption Một lá thư của một bác sỹ Pháp ở tỉnh, Félix Ray,cho thấy gần hết tai của Van Gogh đã bị cắt lìa vào tháng 12/1888 (Ảnh: AP)


Mặc dù vậy ông ngày càng thấy cô đơn lo lắng, tự nhận thấy đời mình là thất bại. Cuối cùng ông lấy được một khẩu súng lục nhỏ của người chủ nhà trọ ở Auvers. Đây chính là khẩu súng ông mang ra cánh đồng vào buổi chiều gay cấn ngày chủ nhật cuối tháng Bảy. Tuy nhiên khẩu súng chỉ là súng bỏ túi, sức công phá thấp, và do vậy khi ông bóp cò, viên đạn chạm sương sườn bật ra và không trúng tim. Van Gogh bất tỉnh. Đến đêm ông quay lại tìm súng để thực hiện tiếp việc đó. Không tìm thấy, ông lảo đảo về nhà trọ và người ta mời bác sỹ tới. Người em thân tình của Vincent, tên là Theo, được mời và tới ngày hôm sau. Mới đầu Theo tin rằng Vicent sẽ bình phục. Nhưng rồi, không gì cứu vãn được và đêm đó người họa sĩ qua đời ở tuổi 37. “Tôi luôn ở bên anh ấy cho đến khi mọi việc kết thúc, Theo viết cho vợ. “Một trong những câu cuối cùng của danh họa là: ‘đây là cách tôi muốn ra đi’ và sau đó một lát ông đã tìm được sự yên tĩnh mà ông không tìm được trên trái đất này.”


Một cuộc triển lãm mới ở bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam mang tên “Cận kề với bệnh điên” đã có một trình bày tỷ mỉ về một năm rưỡi cuối cùng của đời họa sĩ này. Mặc dù vậy nó không cho biết một chẩn đoán dứt khoát về bệnh của ông (trong nhiều thập niên, người ta gợi ý một số nguyên nhân: động kinh, thần kinh phân lập, nghiện rượu, tâm thần và chớm điên) nhưng nó có trưng bày một khẩu súng đã bị mòn gỉ nhiều tìm thấy ở cánh đồng phía sau lâu dài ở Auvers năm 1960. Phân tích cho thấy khẩu súng đã có bắn và nằm trong đất từ 50-80 năm. Tóm lại, chắc hẳn đây chính là khẩu súng Van Gogh đã dùng.


Nguyên nhân sâu xa


image063

Image copyright Other Image caption Bức tranh Rễ Cây của Van Gogh (Ảnh: Van Gogh)


Cuộc triển lãm cũng nêu bật một lá thư mới tìm thấy, được báo chí nói nhiều. Thư là của bác sỹ Felix Rey điều trị cho Van Gogh ở Arles, nó kèm phác họa phần nào của tai đã bị ông cắt. Trong nhiều năm, các nhà viết tiểu sử đã tranh luận là Van Gogh tự cắt cả tai trái hay chỉ phần dái tai. Thư này (do nhà nghiên cứu độc lập Bernadette Murphy tìm thấy) nói về sự phát hiện của bà trong cuốn sách mới “Sự thật về tai của Van Gogh”, cho hay là họa sĩ đã cắt cả tai.


Tất nhiên bức thư là sự phát hiện của sự việc ở bảo tàng Van Gogh. Tuy nhiên khi tôi tới thăm bảo tàng gần đây, tôi chú ý tới một chi tiết khác, đó là bức tranh dở dang, rộng 1 mét, tựa đề Rễ Cây (1890). Van Gogh vẽ bức này vào sáng ngày 27/7, một vài giờ trước khi ông cố gắng để tự vẫn. Đây là bức tranh cuối cùng ông vẽ.


Thoạt nhìn, bức tranh dày đặc có vẻ trừu tượng. Chúng ta sẽ “đọc” thế nào những đường phẩy bút vẽ các màu lục, lam và vàng, được thực hiện mạnh mẽ trên vải, ở một số chỗ trông rất rõ? Dần dần, hình ảnh cho thấy là một cảnh quan những rễ cây trơ ra và các phần dưới của cây nổi bật trên nền đất cát màu nhạt trên một sườn đá vôi dốc. Ở phía góc trái phía trên của tranh ta thất rõ một mảnh trời.


Tuy vậy, ngoài cái đó, toàn tranh dành cho sự đan xen dày đặc của các rễ cây khúc khuỷu, thân cây, cành cây và cây cỏ rậm rì. Như Martin Bailey, nhà sử học nghệ thuật và tác giả cuốn sắp phát hành “Studio of the South: Van Gogh in Provence”, chỉ rõ, “Phần trên của các cây đã bị cắt theo một bố cục bất thường như là trong các tranh in của Nhật mà Van Gogh rất ngưỡng mộ.”


Thực vậy, tranh “Rễ Cây”, về nhiều phương diện, là bức tranh phi thường: một sáng tạo, một bố cục phủ kín và không có điểm nhấn. Có thể cho rằng nó nhìn trước sự phát triển sau này của nghệ thuật hiện đại như trường phái trừu tượng. Thế nhưng, đồng thời ta cũng không thể không nhìn tranh này ngược lại quá khứ, qua lăng kính hiểu biết rằng ngay sau khi vẽ nó xong Van Gogh đã cố để tự tử. Điều này cho ta thấy gì về trạng thái tinh thần của ông?


Vĩnh biệt tất cả?


image064

Image copyright Other Image caption “Cánh đồng và đàn quạ”cũng vẽ vào tháng 7/1890, thể hiện kỹ thuật bối rối tương tự, nhưng trong quang cảnh tối tăm hơn, toát lên điềm báo hơn (Ảnh: Van Gogh)


Chắc chắn là bức tranh cho thấy cảm xúc rất rối ren. “Nó là một trong những tranh mà ta cảm thấy trạng thái tinh thần đôi khi bị dày vò của Van Gogh,” Bailey nói. Hơn nữa, vấn đề này có vẻ quan trọng. Nhiều năm trước, Van Gogh đã có một nghiên cứu về rễ cây, nó thể hiện (như trong thư ông gửi cho Theo) một cái gì của sự đấu tranh cho cuộc sống. Một thời gian ngắn trước khi ông chết, trong một thư gửi Theo, Van Gogh viết cuộc sống của ông bi “tấn công vào chính rễ”. Vậy phải chăng Van Gogh vẽ Rễ Cây là để vĩnh biệt?


Khi tôi nói điều này với bà Nienke Bakker, người chịu trách nhiệm về bộ tranh của bảo tàng Van Gogh, thì bà tỏ ra thận trọng. “Có rất nhiều xúc động trong các tác phẩm vào những tuần cuối cùng của đời Van Gogh, như tranh ‘Cánh đồng và đàn quạ’ và tranh’ Cánh đồng dưới mây sấm’,” bà nói. “Rõ ràng là ông định thể hiện trạng thái tinh thấn đầy cảm xúc của mình. Và ‘Rễ cây’ cũng rất mạnh mẽ và đầy sức sống. Sẽ là rất phiêu lưu. Khó mà tin được một người vẽ tranh này vào buổi sáng lại tự tử vào cuối ngày. Theo tôi, khó để nói rằng Van Gogh cố tình vẽ bức tranh này để từ biệt, như thế là có lý trí quá mức.”


Cuối cùng, Bakker muốn chặn đứng ý kiến là bệnh của Van Gogh là lý do của sự vĩ đại. “Tất cả những rễ cây xương xẩu oằn uốn làm cho tranh Rễ Cây trở nên sôi nổi và đầy cảm xúc,” bà nói. “Nhưng đó không phải là một bức tranh được tạo ra bởi một đầu óc điên loạn. Ông rất hiểu ông đang làm gì. Cho đến khi kết thúc, Van Gogh đã vẽ mặc dù ông đau ốm, không phải vì đau ốm mà vẽ. Nên nhớ điều đó là quan trọng.”


BBC 20/9/16 Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture

09 Tháng Ba 2022(Xem: 4285)
18 Tháng Bảy 2019(Xem: 5179)