'Hòa giải dân tộc' qua sự kiện Khánh Ly?

29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9881)

'Hòa giải dân tộc' qua sự kiện Khánh Ly?

BBC - thứ hai, 28 tháng 7, 2014

image007

Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng.

Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam.

Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.

Bình luận về sự kiện bà được chính phủ Việt Nam cấp phép biểu diễn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từ Huế cho rằng đây là sự kiện văn hóa “quan trọng để chứng tỏ sự đổi mới của Việt Nam".

“Thứ hai là cũng thực hiện trên tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc. Thứ ba nữa là chính quyền Việt Nam có trách nhiệm với Việt kiều, với người Việt Nam muốn về phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân thì cái đó rất quý, rất tốt. Đó là một tin hết sức có ý nghĩa,” tác giả từng tham gia viết sách về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nói.

Trả lời BBC Tiếng Việt từ Huế hôm 28/07 về việc liệu đây có phải là chính sách mềm mỏng hơn nhằm nối lại khoảng cách giữa người trong nước với người ở nước ngoài, đặc biệt là những người đã ra đi từ thời chiến tranh, ông cho rằng, “về phương diện chính trị, còn những mâu thuẫn mà còn lâu mới giải quyết được, nhưng nó sẽ teo dần. Nhưng lấy văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật để mà người Việt Nam gần gũi với nhau, chung sống với nhau là rất cần thiết.”

Ông giải thích, “trước kia phía Việt Nam Cộng hòa bị gọi là bên thua cuộc, cũng có nỗi uất hận còn bên này là người thắng cuộc lại xây dựng đường lối chính trị chủ nghĩa xã hội thành ra nhiều người họ không thích, họ không chấp nhận, họ không theo chủ nghĩa xã hội nên có sự mâu thuẫn.

“Bây giờ ở Việt Nam, chữ chủ nghĩa xã hội cũng chỉ để mà gọi thôi, còn thực sự đó là đất nước kinh tế thị trường.”

Thù lao 'xứng đáng'

image008

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát trong đám cưới của ông Nguễn Đắc Xuân với bà Võ Thị Cẩm Tú năm 1976

Truyền thông Việt Nam hồi tháng Năm đưa tin buổi biểu diễn duy nhất của ca sỹ Khánh Ly tại nhà hát lớn Hà Nội hôm 09/05 đã 'cháy vé', cùng với đó là tin tức về mức thù lao cao kỷ lục được dành cho Khánh Ly.

Nhà bình luận về văn hóa Việt Nam cho rằng, việc Khánh Ly được trả thù lao cao là hoàn toàn đáng hoan nghênh do tài năng của cô, và “nếu thương mại đóng góp cho nghệ thuật thì thương mại đó là chân chính”.

“Nếu cô về mà quần chúng họ hoan nghênh thì chuyện thu nhập là xứng đáng, là thành tựu cô phải đạt được thôi.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Ở đây là 90 triệu dân, còn ở ngoài đó cũng đông mà đâu phải dễ dàng để biểu diễn được liên tục để có thu nhập tốt. Đối với tôi, nếu vì kinh tế mà cô về thì cũng cứ tốt thôi.”

Ông Nguyễn Đắc Xuân từng nhiều lần tiếp xúc với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và có loạt bài viết về cố nhạc sỹ Phạm Duy, nhận xét các ca sỹ cùng thời với ca sỹ Khánh Ly như Thái Thanh nay đã không thể hát nữa, còn ca sỹ Lệ Thu cũng đã yếu.

“Khánh Ly dù sao đi nữa, tuy vừa rồi tôi không theo dõi trực tiếp ở Hà Nội mà qua băng thì tôi thấy là cũng đã yếu, nhưng vẫn còn có thể bởi những bài nhạc Trịnh Công Sơn đã vô máu huyết của Khánh Ly rồi nên cô vẫn hát ra, vẫn là người được ngưỡng mộ.

"Theo tôi thì nhạc Trịnh Công Sơn còn sống mãi mãi, nó là loại nhạc tâm linh, làm cho người đến một thế giới khác. Khánh Ly cũng nhờ cái đó, và cô hát nhạc Trịnh Công Sơn không thay đổi lắm, nó vẫn còn tươi tắn, vẫn hay như thường.

image009

Trịnh Công Sơn với ông Nguyễn Đắc Xuân trong căn phòng của nhạc sỹ ở Sài Gòn năm 1999

Đối với nhà bình luận Nguyễn Đắc Xuân, chỉ có ca sỹ Khánh Ly hát nhạc Trịnh là ông thích nhất và cảm thấy thực sự xúc động, làm ông nhớ lại thời của ông với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

“Ở Việt Nam cũng có nhiều người hát nhạc Trịnh Công Sơn, ví dụ như ca sỹ Hồng Nhung, nhưng mà không ai thay thế được ai. Mỗi thế hệ có hoàn cảnh khác nhau và cũng phải nói rằng hoàn cảnh đất nước cũng hun đúc lên con người trong từng hoàn cảnh.

“Hồi xưa là chiến tranh có sự đau khổ, còn bây giờ lớp trẻ này không bị thúc bách bởi đau khổ của chiến tranh của sự chết nên bây giờ khác.

“Mà nghệ thuật nó có trong từng giai đoạn, trong từng hoàn cảnh nó phục vụ cho thế hệ đó chứ không bao giờ có cái gì vĩnh cửu trừ trường hợp Trịnh Công Sơn với Phạm Duy.”

“Theo tôi thì những người tôi biết như Hồng Nhung cũng có thời gần gũi với Trịnh Công Sơn, cô cũng hết sức cố gắng trong vấn đề tìm hiểu nhưng mà nó cũng có hạn chế chứ không thể nào thay thế Khánh Ly được. Khánh Ly của thời đại đó, qua rồi là thôi.”

Ông nói ở hoàn cảnh Việt Nam những năm chiến tranh, một may mắn hiếm có là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “đã trầm mình” trong cuộc sống thời chiến, “đã sáng tác bằng hơi thở, bằng máu huyết của mình, mà Khánh Ly cũng may mắn là đã được gần Trịnh Công Sơn”.

17 Tháng Tám 2014(Xem: 10615)
Mùa hè năm nay, ca sĩ nhạc jazz Natalie Cole cho tái bản tập nhạc ghi âm các bài hát tiếng Tây Ban Nha. Album này mang tựa đề Natalie Cole En Español, chủ yếu bao gồm các tình khúc La Tinh kinh điển, phát hành lần đầu tiên vào tháng Sáu năm 2013, đậm đặc chất bolero và cha cha.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 11364)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 10125)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 11642)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 10612)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 9088)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9758)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 10600)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9892)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 10073)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 11088)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10769)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9683)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11386)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9805)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 9479)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 15243)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 11417)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 9491)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 9210)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.