Thanh Lan: Giáng Sinh buồn

16 Tháng Mười Hai 20207:56 SA(Xem: 4595)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN NGHỆ - THỨ TƯ 16 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Giáng Sinh buồn

image003

Thanh Lan


                    Trong cuộc đời chúng ta hẳn là đã qua bao nhiêu mùa Giáng Sinh đáng nhớ. Riêng tôi, không quên được hình ảnh mùa Giáng Sinh tại Sài Gòn xưa cũ, khi nam thanh nữ tú nườm nượp khoác tay nhau tiến tới nhà thờ Đức Bà chờ lễ nửa đêm. Tôi đã ngắm nhìn hang đá đấng hài đồng để rồi đắm chìm vào cái đêm xa xưa ấy khi mà Đức Mẹ phải trốn chạy kẻ ác, để cuối cùng tìm ra hang Bê Lem nơi Đức Chúa sinh ra đời.


                    Tháng 12 năm nay, năm 2020, sau một năm vất vả lo âu vì đại dịch, đến cuối năm , tin buồn dồn dập đến với giới nghệ sỹ. Tôi xin được khóc ba người bạn mà tôi đặc biệt yêu mến , nhưng dường như cả đời tôi chưa thổ lộ cùng ai.


                    Xin được nhắc đến chị Mai Hương , người chị văn nghệ đã từng thấy tôi chập chững bước vào thế giới âm nhạc trong những buổi thâu thanh tại đài tiếng nói quân đội từ cuối những năm 60.  Tôi rất mến tiếng cười trong trẻo của chị, kèm theo ánh mắt reo vui. Chị luôn xem tôi như người em gái nhỏ, tôi yêu âm nhạc hơn khi thấy chị say sưa trước máy vi âm, chuyển tải niềm vui và bao nhiêu cái đẹp của cuôc đời bằng tiếng hát trong trẻo của mình , theo làn sóng điện, đến với thính giả yêu nhạc. Xin cám ơn chị đã làm đẹp thêm cho cuôc đời này, một cuộc đời nhiều lo âu hơn là vui sướng. Khi nghe chị hát , dường như bao nhiêu khắc khoải tan biến, chỉ thấy quê hương như dải lụa mềm trong nắng vàng.


image004


                  Bẳng đi mấy mươi năm , khi tôi bỡ ngỡ bước chân qua Mỹ, bơ vơ không bạn không bè, chị và Xuân Thu là những ca sĩ hiếm hoi của ngày xưa đã rủ tôi đến nhà , vui vẻ, thân tình như chưa hề xa cách.                                              


                Rồi mình lại được hát chung trong những chương trình nhạc thính phòng . Vui, chị nhỉ?


                 Sau này ít gặp chị, nhưng không hiểu sao năm nay,  có điều gì thôi thúc em phone thăm chị. Hôm ấy mình nói chuyện cũng được khá lâu, lại cười , lại vui như những ngày xưa, ai ngờ cuối năm chị lại xuôi tay nhắm mắt. Em nhớ giọng chị, giọng hát thì đã đành, em nhớ giọng chị nói chuyện , cái cách mà chị gọi tên em rất là trìu mến . Cho em được thành tâm thương tiếc chị , khóc chị trong âm thầm , một mình em. Văng vẳng bên tai nghe giọng chị ngày nào “ thuyền trôi triền miên trên sông nhịp nhàng….” trên đài phát thanh quân đội.  Con thuyền sẽ đưa chị về một bến mơ luôn êm đềm dưới ánh trăng thanh, chị nhé!


                 Người thứ hai là một nhà văn mà tôi chưa hề quen biết , chỉ được đọc những phóng tác của ông từ trước 75. Mẹ tôi và tôi thường ngồi tấm tắc khen ông sao mà tài thế. Từ những áng văn tuyệt tác quốc tế, ông đã chuyển thể không chút khó khăn , giúp cho những độc giả không có dịp đọc nguyên bản bằng tiếng ngoại quốc, được làm quen với văn hóa các quốc gia khác , như là được đi một chuyến chu du ngoài mộng tưởng vậy.


                Ngày tôi mới qua Mỹ, gặp nhiều bất trắc rất đau lòng . Không biết vì sao ông lại viết một bài báo viết về tôi rất chân tình, dù tôi chẳng hề được gặp ông bao giờ. Điều này tôi xin được ghi ơn tạc dạ.


Nghe anh mất trong lòng nhói đau, sao những người thương mình , hiểu mình lại từ từ ra đi hết?


Xin được thắp cho anh một nén hương thơm , thơm như những lời văn anh từng rải khắp bốn phương trời, và một lần nữa, xin chân thành cảm tạ anh, anh Hoàng  hải Thủy.


image005


              Và một người thứ ba , mà tôi đã gặp những ngày mới đặt chân đến  Cali. Anh có một phòng thâu băng tại thành phố Costa Mesa, và thời gian đó tôi hầu như thâu CD tại đó. Tôi rất hài lòng với lối làm việc rất tận tâm của anh ( mà tôi phải gọi là em mới đúng hơn ), hòa âm hay, thâu giọng hát rất chính xác . Tôi thì cứ  theo cái kiểu ngày xưa, nghĩ rằng cuộc sống sẽ như vậy mãi mãi , nên khi chọn nơi sống tôi cũng chọn Costa Mesa , để được gần phòng thâu . Ai ngờ sau đó anh dọn đi đâu xa , không thâu ở nơi đó nữa mà mở phòng thâu tại nhà.


            Đến đây thì phải nói rõ ra đó là danh hài Chí Tài. Một khúc rẽ của cuộc đời khiến anh nổi tiếng hơn, nhưng tôi biết trong lòng Chí Tài , những lúc đêm khuya thanh vắng, khúc nhạc lòng lại trổi lên , và Chí Tài nhắm mắt ôm đàn nhớ về những ngày tung tăng trên sân khấu. Vì sao nói là tung tăng , vì Chí Tài sống hết mình với từng điệu nhạc, khi đàn thì vẫn cứ dập dìu theo tiếng trống bập bùng sau lưng mình .


           Tạo nên một tên tuổi lớn trong lòng khán giả , nhưng Chí Tài luôn là một Chí Tài của ngày xưa, người em trong ban nhạc đã từng check in lấy boarding pass ( thẻ lên tàu )( hộ chị Thanh Lan khi cùng bay đi show tại Casino Taj Mahal  ở Atlantic City ngày chị Thanh Lan mới qua Mỹ. Năm 2019, găp lại nhau trong chương trình truyền hình Ký Ức Vui Vẻ, thật sự là Chí Tài cùng các anh  em nghệ sỹ trong buổi đó đã giúp Thanh lan cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, gần gủi như vẫn thường diễn chung hằng ngày. Mới đó thôi , còn tay bắt mặt mừng, giờ em đã ra người thiên cổ.


image006


          Chí Tài em, em đã sống hết mình cho một đời người , chân thành , tốt đẹp , giờ em yên nghỉ , em hãy vui với những gì em đã làm được trên thế gian này. Tất cả mọi người đều thương em. Chị thương em.


Thanh Lan , Cali tháng 12- 2020


 

                                Giáng Sinh buồn


                                 Lò sưởi không ánh lửa

                                 Ngọn đèn chưa thắp sáng

                                 Cây thông buồn yên lặng

                                 Căn phòng sao im vắng.

                                 Dương cầm nắp vẫn mở

                                 Ấp ủ lời than thở

                                 Những ngón tay cóng khô

                                 Nên không cần bày tỏ……

                                 …..Nỗi lòng qua tiếng đàn

                                 Nhẹ nhàng và than van

                              Giữa đêm khuya tĩnh mịch

                              Chỉ mình ta với đàn.

                              Ngoài kia tuyết rơi rơi

                              Lòng ta giờ băng giá

                              Nước mắt nhẹ rơi rơi

                              Khẽ lăn dài trên má.


     THANH LAN – California - 2000


    * Bài thơ viết từ lâu, lại cùng tựa đề với bài viết hôm nay. Xin gửi tặng khán giả.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 10531)
Trong số các bản tango nổi tiếng, bài A Media Luz được liệt vào danh sách 10 nhạc phẩm bất tử của Argentina. Đứng đầu danh sách này là La Cumparsita (tiếng Việt là Vũ nữ thân gầy). Kế theo sau là El Choclo (Quả Ngô, hiểu theo nghĩa Trái Cấm, tựa tiếng Việt là Tình như mũi tên). Bản tango thứ ba là A Media Luz, mà đặc điểm là bài hát không bị kiểm duyệt dù đề cập đến đề tài sex trong tango.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 9325)
Làng nhạc Mêhicô không thiếu gì các giọng ca nữ chuyên hát nhạc bolero. Nhưng trên lãnh vực sáng tác, số phụ nữ chuyên viết theo thể điệu này có thể được đếm trên đầu ngón tay. Trên thế giới, hầu như ai cũng biết đến bài Besame Mucho. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nổi tiếng nhờ sáng tác bolero không phải là bà Consuelo Velásquez, mà chính là tác giả María Grever.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10848)
Trong khuya, mở nghe Quỳnh Giao "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng do VCH gửi, nghe sao thấy bâng khuâng lạ thường! Giọng như mới đó mà nay người đã khuất nẻo nơi đâu? Chẳng hiểu sao giờ này VCH lại còn thực hiện PPS này? Phải chăng do những rung động thuần túy của một người vẫn luôn chuộng nghệ thuật, vẫn còn luyến thương giọng hát của một thưở, một thời thanh xuân đáng nhớ...
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9075)
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 9805)
Nữ nghệ sĩ Quỳnh Giao vừa qua đời tại California, thọ 68 tuổi, sau một cơn bạo bệnh. Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 8387)
Ông bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1920 và trở thành một khuôn mặt và âm thanh quen thuộc của nhiều câu lạc bộ và quán rượu ở New Orleans.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 8958)
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 9763)
Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9099)
Một sớm mai, đất trời Nam Cali vừa mới trải qua những ngày mưa dầm ảm đạm, thì bỗng nhiên, dĩa nhạc của nhạc sĩ Tôn Thất Minh xuất hiện và đã như một làn nắng ấm trong buổi bình minh làm tan đi những đám mây mù.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9281)
30 Tháng Ba 2014(Xem: 10251)
Vũ Đức Sao Biển: "Tôi sinh ra tại Quảng Nam, là con của một gia đình nghèo. Mười tám tuổi, tôi xách chiếc vali nhỏ đựng vài bộ áo quần, tấm bằng tú tài, cây đàn violon, hành phương Nam
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9962)
Văn Hóa Magazine chuyển tải nguyên văn mục Nhân Văn Giai Phẩm trên http://www.nhatbaovanhoa.com,
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8946)
Một đạo diễn Mỹ từng ba lần đoạt giải thưởng Oscar danh giá mới tới Việt Nam để giúp đào tạo 30 nhà làm phim tài liệu trẻ của Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10618)
Phạm Duy không giống Massiaen, ông đi chu du khắp các lục địa để sưu tầm những nỗi lòng của người Việt xa quê hương. Bằng hình thức ẩn dụ ông mượn những loài chim trong ca dao, dân ca để hót lên những âm điệu hoài hương đó qua tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 9068)
Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8750)
WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành qu? tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 14538)
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 10683)
Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 8816)
Trả lời trên đài phát thanh RTL vào sáng nay 10/09/2013, Johnny Hallyday thông báo đang chuẩn bị nhiều buổi biểu diễn tại Hà Nội và Hồng Kông để gây quỹ giúp trẻ em bị nhiễm HIV.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 8519)
Nữ ca sĩ hải ngoại đã có cơ hội gặp gỡ người hâm mộ và yêu thích tiếng hát của cô trong đêm nhạc diễn ra vừa qua tại phòng trà Tiếng Xưa, TP.HCM.