Hành hương về đất Phật năm 2017 thu hút du lịch 278 tỉ đôla

20 Tháng Mười Một 201811:45 CH(Xem: 6160)

VĂN HÓA ONLINE - TRUYỆN THƠ TÙY BÚT  - THỨ TƯ 21 NOV 2018


Hành hương về đất Phật năm 2017 thu hút du lịch 278 tỉ đôla


Fr: Mme CathyChau  


Sau hơn 14 -16 tiếng trên phi cơ Asiana Airline , từ phi trường quốc tế Los Angeles Airport....thì phi cơ đáp xuống phi trường quốc tế  Incheon Airport...về đêm nữa đêm khuya.


Lại chờ thêm hơn 2 tiếng nữa , để " transfer " , chuyển sang phi cơ cùng hảng , nhỏ hơn và chỉ có 2 động cơ phản lực mà thôi.


Hành lý xách tay thì lệ mệ mang theo mình , còn hành lý cồng kềnh thì được người ta chuyển vào phi cơ transfer của Asiana Airline mà bay về phi trường quốc tế New Dehli Ấn Độ.


Lại chuyện kiểm kê hành lý xách tay để lên phi cơ bay ra khỏi phi trường Incheon International Airport một lần nữa.


Cũng qua khâu rà máy XRays...cũng màn " open " túi xách tay ...vì cũng có nhiều hành khách xa lạ dang ngồi chờ để cùng đi chung chuyến sang Ấn Độ.


Đa số là dân Ấn ...nam thì râu ria xồm xàm che kín cả mặt , còn nữ thì xà rông quấn nhiều lần quanh cơ thể...


Nhưng đa số hành khách Ấn độ nầy đều to béo , cao lớn hơn mình cà cái đầu.


Họ xách nhiều hành lý xách tay thật to...nhét trên khoang ở trên đầu phi cơ rất chật vật...


Họ ngồi trước hay sau đều gây sự hơi khó khăn cho mình , khi cần đi " toilet " hay cần bật ghế ngồi , để cho đở đau lưng...sau gần chục tiếng bay trên không trung...


Phi cơ hạng trung bay về hướng Việt Nam , sau đó nhập không phận Thái Lan , Miến Điện và sau cùng đáp xuống phi trường quốc tế lớn nhất Ấn Độ là The International New Dehli Airport.


Quanh cảnh đập trước mắt chúng tôi là những biểu tượng ấn chỉ , ấn dấu của Đức Phật khi ngồi tham thiền...


image063

Phi trường quốc tế New Dehli


image064


Những ngón tay của Đức Phật được làm biểu hiệu của Ấn Độ về lòng từ bi và chân chánh.


 Tại cổng phi trường thì đoàn chúng tôi có một anh Việt nam làm " Tour Guide " ( hướng dẩn viên .


Anh nầy gốc Hà Nội , có bằng cao học về kinh doanh. Anh đại diện Việt Nam với cơ quan du lịch Ấn , mà tập đoàn hàng không lớn nhất Ấn là : Air India Inc. tiếp tay mà giúp đở anh nầy tối đa...vì cơ quan du lịch Ấn độ biết người Việt Nam trong nước và ngoài nước là khách hành hương đất Phật nhiều nhất trong 16 quốc gia Á Âu đến Ấn.


Cơ quan " The World Travel  and Tourism Council " của Liên Hiệp Quốc cho biết ngành kỷ nghệ du lịch của Ấn Độ ( the Tourism Industry of India ) năm vừa rồi thu tiền về cho Ấn Độ trong sự du lịch hay hành hương đất Phật trong năm 2017 đã lên đến con số khủng là  hơn $ 278 tỉ USD , tạo công ăn việc làm cho nghành nầy lên đến 43 triệu người ( từ phi công , bán hàng , quà lưu niệm , hotel , xe bus tours...)


Với gần 18 năm kinh nghiệm trong việc hướng dẩn đoàn Việt nam trong và ngoài nước đén đất Ấn mà thăm cố hương của Ngài Thich Ca Mâu Ni Phật.


Cộng thêm với kinh nghiệm tỏ chức đoàn hành hương đất Phật , của sư thầy trụ trì chùa Việt Nam Quận Cam đến 9 lần , cho nên mỗi di tích của Đức Phật , thì sư thầy Đ.C giảng thuyết rất linh động.


Còn anh Hưng ( tour guide ) thì với kinh nghiệm 18 năm trong nghề , cộng thêm hàng trăm sách vở nói về tôn giáo Ấn Độ , do Bộ Văn Hóa Ấn và Cơ quan Du Lịch Ấn trao cho anh....để anh có thể hiều biết sâu về một quốc gia mà tất cà dân chúng đều có tâm đạo ( như Hinduism , Janism , Sikhism , Buddhism , Islam ...) đầy đũ trong người...


Dân Ấn đa số ít ăn thịt , cá ( trừ thiểu số dân giàu tại thành thị ) , ăn nhiều rau , củ, quả...ăn loại gạo hạt dài và rời . Đó là loại gạo basmati...gạo nầy không có nhiều tinh bột tạo đường...cho nên ai mà dính líu đến bệnh " diabetes " ( đái tháo đường ) thì nên ăn loại gạo nầy.


image065image066


Gạo hạt dài , nấu khô khan...nhưng nếu trộn chung với nước sốt cà ry...thì dể dàng tay bốc cơm ăn vào miệng...vì nếu dùng gạo dẽo , hay gạo nếp thì trộn chung với sốt cà ry...thì cơm dính chèm nhẹp ngón tay.


Dân Ả Rập theo đạo Hồi , luôn ăn cơm tay bốc cơm với cà rry...không dùng đủa muổng gì cả...nhờ gạo không dẽo nhẹo , nẹn không dính chặt vào ngón tay. 


Bà xã của tôi gần đến mứt gọi là dân diabetes kinh niên...nghĩa là gần đến mức phải uống thuốc trọn đời...


Bác sỉ chuyên khoa nói là nên cử ăn gạo và những thực phẩm có nhiều chất đường Nhưng nhờ có một vị sư ở Long Xuyên , giỏi về thuốc Nam...khuyên nên dùng loại gạo hạt dài , như gạo Thần Nông...nay ở Hoaky có loại gạo hạt dài , giống mang tên là Bastami Rice...thì đúng là Trời Phật cứu độ.


Từ đó chị dùng loại cơm nầy trên 15 năm nay....


Còn tôi thì không ưa từ lâu loại gạo nầy.


Lúc đầu khó ăn vì nó vô vị...khô khan...nhưng nhờ vậy lượng đường của chị ta ở mức khá tốt , làm bác sỉ hơi ngạc nhiên.


Còn người Nhật dùng loại gạo hạt tròn , nhiều chất dẽo dính , nhờ vậy họ mới gói chung với cá sồng sushi và bao gọn với rong biển , rồi sắt ra từng cuộn khoanh tròn nhét vào miệng...loại gạo dẽo như nếp nầy, dĩ nhiên có nhiều chất tinh bột cho ra đường nhiều nhất hơn gạo Việt Nam và gạo Ấn độ.


image067

Cơm Nhật dẽo như cơm nếp . Gọi loại gạo nầy là Japonica Rice


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Tìm Về Nguồn Cội Tâm Linh    


thichtanhtue@yahoo.com


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Kính lạy Phật từ bi Diệu Giác


Đấng đại Hùng giải thoát tử sanh


Đại Bi, Đại Trí trọn lành


Trời người quy ngưỡng, tứ sanh nương nhờ..


ÂN ĐỨC CỦA NHƯ LAI


Đức Phật xuất hiện để phá tan cái tăm tối của vô minh và để chỉ cho nhân gian 


biết phương pháp giải thoát khỏi khổ đau.


Đức Phật là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong 


thành quả của 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển lời nói thành hành động.


 Không lúc nào mà Ngài không trình bầy bất cứ cái yếu đuối của con người hay 


bất cứ dục vọng căn bản nào. Giới luật của Đức Phật là giới luật toàn hảo nhất 


mà thế giới từng được biết đến.


Trên 25 thế kỷ qua, hàng triệu người đã tìm được nguồn cảm hứng và 


an ủi trong Giáo Lý của Ngài. Ngày nay sự vĩ đại của Ngài vẫn rực rỡ như 


vầng thái dương chiếu sáng nơi tối tăm. Giáo Lý của Ngài vẫn đem yên ổn và 


bình an của Niết Bàn cho người hành hương lo âu. Không có ai đã hy sinh 


quá nhiều lạc thú trần gian để cứu khổ cho nhân loại như Ngài.


Đức Phật là vị lãnh đạo tôn giáo đầu tiên trong lịch sử thế giới khiển trách


 việc dùng sanh mạng con vật để hy sinh bất cứ vì lý do gì, và kêu gọi con người


 không nên hại bất cứ sinh vật nào.


Với Đức Phật, tôn giáo không phải là chuyện mặc cả nhưng là đường lối


 để tiến tới giác ngộ. Ngài không muốn tín đồ của Ngài mù quáng; Ngài muốn họ


 suy gẫm một cách tự do và trí tuệ. Toàn thể nhân loại được Ngài ban phước 


qua sự hiện diện của Ngài.


Chưa có lúc nào Ngài dùng đến những lời bất nhã với bất cứ một ai. Ngay cả


 đến những người chống đối Ngài, những kẻ thù xấu nhất, Ngài cũng không 


bao giờ tỏ ra thiếu thân thiện với họ. Một số người có thành kiến, chống đối 


Ngài và muốn giết Ngài, nhưng với họ, Đức Phật vẫn không coi họ là kẻ thù. 


Đức Phật có lần nói:


'Như voi chiến ra trận, 


 hứng lãnh làn tên mữi đạn, 


 cũng thế ấy,  Như Lai phải chịu đựng lời nguyền rủa'.


 (Kinh Pháp Cú, Câu 320).


Trong biên niên sử, không có một nhân vật nào đã hy sinh đem hạnh phúc c


ho nhân loại như Đức Phật đã làm. Từ giờ Giác Ngộ cho đến lúc Nhập Diệt, 


Ngài không ngừng tranh đấu để nâng cao nhân loại. Ngài chỉ ngủ có hai giờ 


một ngày. Hai Mươi Năm Lăm thế kỷ trôi qua từ khi Vị Đại Đạo Sư này đã qua 


đời, thông điệp tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn hiện hữu thuần khiết như 


lúc ban đầu. Thông điệp của Ngài vẫn ảnh hưởng sâu xa đến vận mệnh của


 nhân loại. Ngài là một Đấng Từ Bi cao cả nhất đã soi sáng thế giới với 


tình thương thân ái.


Sau khi nhập Niết Bàn, Ngài đã để lại bức thông điệp bất tử cho chúng ta. 


Ngày nay hòa bình thế giới của chúng ta bị đe dọa khủng khiếp. Không bao giờ


 trong lịch sử của thế giới thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như cho thời đại này.


Đức Phật đản sanh để xóa tan cái tăm tối của vô minh, chỉ cho thế gian làm sao


 thoát khỏi khổ đau, bệnh não, suy tàn, cái chết và tất cả lo âu, đau đớn 


khổ sở của chúng sanh.


Theo một số tín ngưỡng, một đấng thiêng liêng nào đó sẽ thỉnh thoảng xuất hiện


 để diệt kẻ ác, và che chở người lương thiện. Đức Phật không xuất hiện trên thế gian


 này để diệt kẻ ác nhưng để dạy họ con đường chân chính.


Trong lịch sử thế giới cho đến thời kỳ Đức Phật, chúng ta chưa hề nghe thấy một


 vị thầy trong bất cứ tôn giáo nào lại chan chứa tình cảm thương yêu đối với 


loại khổ đau như Đức Phật?  Đồng thời với Đức Phật, chúng ta có nghe thấy một


 số nhà hiền triết Hy Lạp như Socrates, Plato, và Aristotle. Nhưng các vị này


chỉ là những triết gia, những nhà tự do tư tuởng và những người đi tìm chân lý; 


họ đều thiếu sự phát triển tình thương trước sự đau khổ bao la của chúng sanh.


Con đường cứu độ nhân loại của Đức Phật là dạy cho con người làm sao tìm 


được giải thoát. Ngài không chú trọng đến làm nhẹ bớt một vài trường hợp 


về thân và tâm bệnh. Ngài quan tâm nhiều đến việc vạch ra con 


Đường để mọi người đi theo.


 Chúng ta hãy lấy tất cả những triết gia, tâm lý, những nhà tự do tư tưởng,


 khoa học gia, duy lý luận, xã hội, các nhà cách mạng vĩ đại nhất của tất cả các


 đạo sư của các tôn giáo khác, và với một tinh thần không thiên vị, chúng ta đem


so sánh những vĩ đại của họ, đức hạnh của họ, ân đức phục vụ của họ, và trí tuệ 


của họ với đức hạnh, lòng từ tâm và sự giác ngộ của Đức Phật. 


Ta có thể thấy ngay Đức Phật đứng trong một vị thế nào giữa những người này.


Đường về Linh Thứu


Thời gian vỗ cánh làm sao níu


Giữ bước chân tôi giữa núi này!


Lưu luyến làm sao rời Linh Thứu


Hương tòa Phật ngự chớm mây bay .
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 6422)
23 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7163)
27 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7149)
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7756)
02 Tháng Tám 2018(Xem: 7275)
15 Tháng Bảy 2018(Xem: 7307)