Nelson Mandela và Thánh Gióng

16 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8889)

Hoàng Hưng

Lá thư Úc Châu


Nelson Mandela và Thánh Gióng

 

image061


Sáng nay, mấy người bạn cũ gặp nhau. Câu chuyện dẫn về cái chết của con người huyền thoại Nelson Mandela. Một câu hỏi cùng được nêu: Tại sao nhà nước VN không có động thái nào đáng kể trước sự kiện được cả thế giới long trọng tổ chức, đến cả cung điện Hoàng gia Anh (“phong kiến”) cũng treo cờ rủ, “đế quốc Mỹ (mà xấu)” thì ra lệnh treo cờ rủ tại Toà Bạch Ốc và các cơ quan công quyền vào ngày thứ hai 9/12/2013 (và hơn 100 nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, và giới chức cao cấp của các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có mặt trong lễ tưởng niệm ông Mandela hôm nay). Chẳng lẽ nhà nước “xã hội chủ nghĩa” ta bây giờ không còn coi trọng lý tưởng chống thực dân, bình đẳng và hòa giải dân tộc là thiêng liêng như thời trước?


(Tin giờ chót: Việt Nam chỉ gửi một phái đoàn cấp thấp do một vị bộ trưởng đại diện đến Nam Phi. Ông Vũ Thanh Nam, công sứ của Sứ quán Việt Nam tại Pretoria, cho BBC biết ông Đào Việt Trung, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, dẫn đoàn một phái đoàn Việt Nam gồm ba người đến dự lễ tưởng niệm).
Nhân đó, PGS TS Kinh tế Nông nghiệp Vũ Trọng Khải, con trai ông Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Chính phủ VNDCCH (Luật gia Vũ Trọng Khánh, không phải đảng viên ĐCS, sau đó vì tranh luận đề cao pháp trị mà mất chức, cuối đời chỉ còn là… Trưởng ban phổ biến Khoa học Kỹ thuật của TP Hải Phòng) kể cho mọi người chuyện này:
“Tháng 3 năm 2011, tôi sang Cuba với tư cách chuyên gia giúp cải tiến chính sách phát triển lúa gạo cho Bộ NN Cuba. Tôi đến thăm một ông chủ trang trại làm ăn giỏi. Ông nà thực chất là một nghệ sĩ, ông có xưởng gốm trong đó treo bức tranh tường vẽ một con bò sữa có bầu vú rất to nhưng miệng bị khoá. Tôi khen bức tranh có nhiều ý nghĩa. Thấy vậy, ông bắt đầu nói chuyện cởi mở, lan man sang các đề tài xã hội chính trị. Ông nói: ‘trong các nhà lãnh đạo, tôi kính trọng nhất Nelson Mandela’. Tôi hỏi tại sao? Ông trả lời: ‘Nelson Mandela cả đời đấu tranh oanh liệt, ở tù 27 năm, vậy mà khi ra tù lòng không hận thù; trúng cử Tổng thống qua bầu cử dân chủ nhưng chỉ làm một nhiệm kỳ 5 năm chứ không làm suốt đời như những người khác.’ Tôi bèn kể cho ông nghe câu chuyện cổ VN về Thánh Gióng. Sau khi đánh đuổi giặc Ân khỏi bờ cõi, Gióng không xưng Vua (cũng không làm Tổng thống, Chủ tịch hay Tổng bí thư… - HH) mà bay lên trời. Ông bạn Cuba cười thích thú: ‘Vậy là dân tộc VN với dân tộc Nam Phi có nhân vật huyền thoại giống nhau.’”
Tôi cười nhưng lòng se lại. Nam Phi có huyền thoại nhưng là huyền thoại giữa thời nay, và đang hưởng những lợi ích thực tế mà huyền thoại ấy đem lại: một nhà nước (khá) dân chủ, không còn sự độc tài dù là của thực dân hay người bản xứ. Còn huyền thoại Việt Nam vẫn chỉ là huyền thoại, những anh hùng đánh đuổi ngoại xâm đã biến thành kẻ độc tài biến chính nhân dân mình thành tôi mọi.
Lại liên tưởng, thế giới vừa kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Hoa Kỳ Robert Kennedy bị ám sát. Một trong những câu nói hay của ông này mà tôi ghi nhớ: “Với những nhà nước mới mà chúng tôi chào mừng gia nhập hàng ngũ các nước dân chủ, chúng tôi xin cam kết rằng một hình thức thống trị thực dân sẽ không qua đi chỉ để được thay bằng một nền chuyên chế còn cứng rắn hơn nhiều. Không phải bao giờ chúng tôi cũng chờ đợi họ ủng hộ quan điểm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ luôn luôn hy vọng thấy họ ủng hộ mạnh mẽ nền tự do của chính (dân tộc) họ - và hy vọng họ nhớ rằng, trong quá khứ, những kẻ ngu dại tìm kiếm quyền lực bằng cách cưỡi lên lưng hổ đã kết thúc (sinh mệnh của chúng) trong miệng hổ” (To those new states whom we welcome to the ranks of the free, we pledge our word that one form of colonial control shall not have passed away merely to be replaced by a far more iron tyranny. We shall not always expect to find them supporting our view. But we shall always hope to find them strongly supporting their own freedom - and to remember that, in the past, those who foolishly sought power by riding the back of the tiger ended up inside.” (Diễn văn của John F. Kennedy trong ngày nhậm chức Tổng thống ở Washington 20/1/1961).

(Source: Tác giả trực tiếp gửi cho BVN, 8/12/2013)

 

+++++++++++++++

 

Bs Hồ Hải

Lá thư Úc Châu


Kinh vô t và s giác ng ca thy trò Đường Tăng vi chính tr Vit Nam

image063
Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.


Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn lấy cái chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên đường đi thỉnh kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp mới tặng bộ đại kinh vô tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi nào về đến Trung Nguyên thì hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1 kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn mà trở thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt làm cho toàn bộ đại kinh vô tự rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên và đem phơi. Lúc ấy mới hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!

 

Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô tự? Chỉ có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và Ca Diếp rằng: "Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học. Khi mi đã hành thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học của nhà Phật - để răn đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức là mi chưa đạt đạo". Vỡ lẽ này thấy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để hành đạo và đắc đạo trở thành Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.


Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy tu theo Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để lánh bụi trần để mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như con vẹt học nói cũng chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải dấn thân vào chốn phàm trần để hành sự giảng dạy triết lý uyên thâm của Phật học để đời giảm bớt điêu linh khốn khổ. Nên với những ai vẫn sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, giải thoát cái sợ, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ còn hơn cả những ông thầy tu đang học đạo ở chùa.


Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải thích cho những đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh mà cũng còn hối lộ, huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang được đảng cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao không có hối lộ?"


Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam cho rằng: "Hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước làm chủ đạo là đúng đắng. Nó cũng cho thấy nơi ăn chia của các vị là điều không có gì bàn cãi.".


Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi tiết kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự thật là, hầu hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đề hiểu rằng chính cái chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh sách để tạo ra tha hóa và tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì kinh sách đó là lợi ích của các vị. Đó là bi kịch của tổ quốc và giống nòi Lạc Hồng đã trót đeo mang. (Source: Blog Bs HoHai)


Chú thích (thêm):
Truyện Tây du kể rằng: “A-nan, Ca-diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường tăng: "Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho". Tam Tạng nghe xong nói: "Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả".
Hai vị tôn giả cười nói: "Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất". [TDK X 1988: 168]
Đọc tơ lơ mơ, lắm người bảo rằng A-nan và Ca-diếp đòi ăn hối lộ! Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật!


Trong mười đại đệ tử của Phật, ông Ca-diếp đứng hạng ba, A-nan đứng thứ mười, đều đắc quả A la hán, dứt bỏ hết các lỗi lầm (nhứt thiết lậu tận), không lẽ lại vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian ư?
Theo lịch sử Thiền tông Ấn Độ, Phật Thích ca (Phật tổ) là Sơ tổ, Ca-diếp là Nhị tổ, A-nan là Tam tổ. Bậc giác ngộ đã lìa thế gian, thoát vòng sanh tử, làm sao có thể mở miệng vòi của lót tay?.
Khi Hành giả (Tề thiên) khiếu nại sự việc bị đòi lễ vật, Phật tổ cười nói: “Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người [A-nan, Ca-diếp] vòi lễ các ngươi, ta đã biết rồi. Có điều kinh không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được.” [TDK X 1988: 172].
Rốt cuộc, khi đổi kinh vô tự để lấy kinh có chữ, Đường Tăng vẫn bị đòi dâng lễ vật. “Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát vàng (…) A-nan nhận lấy chiếc bát, tủm tỉm cười.” [TDK X 1988: 173].


Tại sao Tam Tạng chẳng có vật gì dâng? Thực ra Tam Tạng còn có hai bảo vật của Phật Quan Âm tặng: chiếc cà sa báu và cây thiền trượng. Thế thì tại sao lại chỉ dâng cho A-nan chiếc bình bát?
Trong đời sống xuất gia, bình bát (patra) vốn là biểu tượng của nhà tu khất thực (khất sĩ trì bát). Nhưng chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho "của cải và danh vọng ở thế gian". Ngoài ra, nói rằng Tam Tạng chẳng có vật gì đem theo là ám chỉ kẻ xuất gia tu hành không còn tư hữu (tăng vô nhất vật). Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: "Muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục".


Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng. Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ duôi (đạo pháp bất khinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Đánh đổi có nhiều hình thức:
Khi Thái tử Cồ Đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương. Khi Thần Quang (tức Huệ Khả, Nhị tổ Thiền tông Trung Hoa) cầu đạo với Sơ tổ Bồ đề Đạt ma, và bị từ chối, Ngài đã tự mình chặt lìa cánh tay trái dâng lên thầy. Đó là ngụ ý sẵn sàng đánh đổi sinh mạng phàm phu để thọ lãnh đạo giải thoát tối thượng của thiền môn...


HuynhNgocChenh: Một nhà báo ngứa mồm nhảy ra bình luận một cách rất chí lý về cái dzụ mang Đường Tăng ra bao biện cho việc tham nhũng. He he, viết đưa lên mạng rồi nhưng nhà báo nầy lại thấy "lạnh mình" bởi "nỗi sợ trầm kha của người dân có truyền thống làm nô lệ" nên xin mọi người đừng trích dẫn cũng như đưa lại trên các blog. Do vậy khi đưa bài viết nầy lên tôi xin phép được giấu nguồn. Rất cám ơn nhà báo, anh viết rất dễ hiểu, ai đọc vào cũng hiểu, tuy nhiên tôi vẫn e rằng "có kẻ cần hiểu vẫn không hiểu gì hết". Thôi kệ, cứ đăng lên cho mọi người đọc chơi cho vui:


Nguyễn Tuấn: Sáng giờ về quê đám cưới, thấy loáng thoáng chuyện bác Tổng so sánh nạn tham nhũng ở ta với chuyện : “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt"… Muốn nhỏ nhẹ phân tích cho bác ấy rõ nói như thế là không đúng với tinh thần Phật pháp nhưng giờ mới ngồi vào viết được. Chắc chuyện cũng chưa nguôi. Mà chuyện này thì sao nguội được. Rõ ràng ai cũng thấy đây là một ngụy biện, một phép ngụy biện so sánh hình thức còn nội dung thì khác hẳn. (Quên là loại ngụy biện gì, ai nhớ nhắc giùm).
1/ Thứ nhất, đây là chuyện … xảy ra trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, do Ngô Thừa Ân hư cấu sau chuyện Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh cả ngàn năm; tức nó chỉ có trong đầu của Ngô Thừa Ân chứ không ai chắc nó có xảy ra thật hay không . Nay bác nói như nó xảy ra thật đúng như vậy để bảo biện cho chuyện tham nhũng là một quy luật khách quan tất yếu của mọi xã hội thì rõ ràng là không ổn. Không thể một quốc nạn lớn như tham nhũng lại dựa vào "sự thật" từ ông Ngô Thừa Ân nào đó để bảo nó là quốc nạn hay không phải quốc nạn, phải không bác?


2/ Mà tỉ dụ như chuyện đó là có thật, Ngô Thừa Ân có phép đi vào đất Phật để thấy chuyện đó xảy ra mười mươi, thì còn có nhiều cách hiểu nữa chứ không thô thiển cách hiểu mô tả hiện thực như bác thấy. Con đường đi thỉnh kinh là con đường gian nan, và theo nhân duyên đã định thì Đường Tăng phải chịu đủ 72 kiếp nạn, chuyện phải trả một thứ gì đó mới được kinh cũng là một kiếp nạn mà Đường Tăng phải chịu. Và thực ra thì Ngô Thừa Ân cũng đã nói rõ, thứ kinh mà lấy tiền đổi được đó là kinh hạng xoàng, sau kiếp nạn đó thì Đường Tăng và các học trò mới nhận được chân kinh. Và kinh này là không có tiền nào mua đổi được.


3/ Mà cứ cho rằng đất Phật cũng có tham nhũng, đất Mỹ đất Singapore, hay Hà Lan, Phần Lan dẫn đầu về chính phủ trong sạch vẫn cứ có tham nhũng thì em nghĩ cũng không vì thế mà bác nói rằng "bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét" như là một sự thật khách quan thì em thấy không ổn. Có một sự thật là tham nhũng ở bất cứ đâu, ở đất Phật hay ở bất cứ quốc gia nào, thì tham nhũng cũng bị lên án và bất ai có ý định tham nhũng cũng là đều trong tư thế sẵn sàng đánh đổi sinh mạng mình, không chỉ là sinh mạng chính trị mà đó có thể là án tử; tham nhũng bị lên án và người tham những phải luôn luôn trong trạng thái sợ hãi, giấu diếm hành vi đến mức có thể. Nay bác nói thế, coi như gián tiếp tham nhũng được công khai thừa nhận rồi, bọn tham nhũng không thấy sợ gì nữa rồi, nó như một phần cuộc sống mà; Ôi, dân đen bọn em còn biết cậy nhờ vào đâu được nữa đây!


Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo Phật Ngày Nay:
"… Theo Tây Du Ký thì chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Đường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: ‘’Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Đông Thổ’’.


Trong truyện Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Đường Tăng. Điều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Đường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Đại Đường thì bổng đâu chim Đại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Đường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự."


Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra ác cảm của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị Thánh tăng. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật".

 

Thư giãn: "Nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ: Khởi tố An Nan và Ca Diếp (by Alibaba Quách)
Hai nhân viên bảo vệ kho Kinh Tây Trúc là A-nan và Ca Diếp đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc có liên quan đến nghi án Đường Tăng hối lộ nhằm lấy được chân kinh.
Chiều ngày 31.2, thủ trưởng cơ quan điều tra Tây Trúc - đồng chí Phật Tổ, đã thông tin tới phóng viên về diễn biến mới nhất về "nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ để nhận chân kinh. Theo đó, cơ quan điều tra Tây Trúc đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 nghi phạm A Nan và Ca Diếp để phục vụ công tác điều tra. Được biết, A-Nan và Ca Diếp là 2 nhân viên coi kho kinh của thư viện Tây Trúc. Phản ứng trước thông tin trên, chính quyền Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của cơ quan điều tra cho rằng Đường Tăng đã đưa hối lộ nhằm nhận chân kinh.
Trong khi đó, anh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật được cho có liên quan đến "nghi án" nói trên phát biểu trên facebook cá nhân một câu ngắn gọn: "Tôi tin thầy thôi".


Phóng viên chúng tôi đã cố gắng liên lạc với 2 đồ đệ khác của Đường Tăng là Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hai người này cho biết mình không liên quan gì về cáo buộc nói trên. Trư Bát Giới cho rằng: "Lúc thầy tôi đưa hối lộ thì tôi đang ngủ nên không biết gì cả". Trong khi đó Sa Tăng dù không phủ nhận thông tin Đường Tăng hối lộ, nhưng cũng chỉ trả lời với phóng viên rằng: "Tôi đang cho ngựa ăn, không nhìn thấy thầy hối lộ".
Trong một diễn biến mới nhất, Interpol đã vào cuộc, đề nghị mở rộng điều tra ra khỏi lãnh thổ Tây Trúc. Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên của cơ quan này cho biết, nếu bị buộc tội, Đường tăng có thể được giảm án do có quan hệ thân cận với chủ tịch Trung Quốc (lúc đó) là Đường Thái Tông./

17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9288)
Tôi đến thăm anh, chiều ba mươi Tết. Anh ngồi đối diện với tác phẩm phù điêu của anh, anh nói với giọng phẫn nộ : - Tôi là lính trận. Kẻ bị hy sinh. Chúng tôi chết cho tổ quốc à? Cả một bọn gian ác sống bằng máu xương của lính. Bọn buôn lính. Muôn vạn người chết cho một nhóm người hưởng. Xương máu của lính của dân. Cả một bè lũ phản quốc
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15168)
Trang của anh, ngoài nội dung thông tin, còn có thể coi là một hàn thử biểu đo thời tiết chính trị ở Việt Nam. Thời tiết thoáng đãng hơn, không khí cởi mở hơn, Quê Choa xông pha hơn, đăng lại cả bài của những tác giả bị nhà nước Việt Nam khóa chặt trong danh sách đen. Mây mù bắt đầu kéo lên, Quê Choa nhẹ nhàng lui lại một bước, hai bước, có khi cả ba bước. Anh Lập là tất cả, chỉ trừ cực đoan.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9048)
Trí Nhân Media: Trong lá thư "Nhắc Lại Một Đề Nghị "Dân Chủ Hóa Việt Nam", giáo sư Stephen Young ghi lại những sự việc đã xảy ra khi ông tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990 với những ước mơ thay đổi Việt Nam qua chương trình "6 điểm"
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9265)
Dù được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, trong một gia đình đổ vỡ, Kate Nguyễn cũng vẫn giữ được sự liên hệ tốt đẹp giữa Ba, Mẹ và “Ba Noi”; nhưng không thể nào Kate chinh phục được tình cảm của Thắm – Mẹ kế của nàng – nhất là sau khi Thắm sinh David. Mỗi lần ghé thăm Ba, Kate thường thấy Thắm nguýt, háy và nói: -Ối giời! Con giai mới nối dòng nối dõi chứ thứ con gái “đái không qua ngọn cỏ” sinh ra làm đếch gì mà sinh cho lắm vào!
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9007)
Buổi sớm Thu ra vườn, nhìn những hạt sương mai long lanh trên lá cây ngọn cỏ, những nụ hoa còn khép cánh ủ hơi sương. Bầu trời trong xanh êm ả, làn gió nhẹ thoảng qua, hương ngọc lan thoảng bay tan vào không gian tĩnh lặng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10092)
Thơ Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh; Truyện Thanh Thương Hoàng
07 Tháng Mười 2014(Xem: 21001)
Lời người viết: Như mọi người đã biết về những cảnh ngộ của các cựu tù “cải tạo”, qua nhiều ngòi bút, hoặc nghe kể lại. Riêng người viết loạt bài này, vì đã từng là nạn nhân và cũng từng chứng kiến với những cảnh đời dâu bể, đã khiến cho người viết không thể nào quên được !
02 Tháng Mười 2014(Xem: 9281)
Đó là kết quả của một "cuộc cách mạng" không có lối thoát. Cộng sản thực chất chỉ là phong kiến biến dạng, đồng thời áp dụng thêm những nguyên tắc không tưởng và cực đoan. Chế độ Phong kiến trước đây có hệ thống lễ giáo chặt chẽ, đề cao các giá trị nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Từ khi chế độ Cộng Sản cầm quyền, xã hội bị đảo lộn, người dân sống trong môi trường vô pháp vô nhân. Ấy là chưa kể, họ phải gánh chịu muôn vàn đau khổ và bất công vì sự sai trái của ý thức hệ Cộng sản. Thực tế là chế độ Cộng Sản còn lạc hậu và thua xa thời thực dân phong kiến. Một bước thụt lùi của lịch sử vậy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 8854)
Người chủ họ Zhang của quán mỳ Yan'an thừa nhận đã mua gần 2kg nụ anh túc có chứa hạt hoa bên trong hồi tháng 8 vừa rồi. Sau đó, Zhang đã nghiền những nụ hoa này thành bột rồi trộn vào các loại đồ ăn phục vụ cho khách.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 9655)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được tham dự sinh hoạt của “mấy ông nhà binh”; nhưng, kỳ Hội Ngộ của khóa 6/68 Cựu SQ/TB Thủ Đức vừa qua, tại Nam California, lại là một Hội Ngộ khiến tôi xúc động nhiều nhất.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 8844)
Phần lớn các cuộc xung đột giờ đã tạm ngưng, nhưng chúng để lại phía sau những phần lãnh thổ chắp vá do các phe phiến quân kiểm soát, những vùng mà quân đội không dám tới.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 8793)
Đắk Lắk là khu vực còn nguyên sơ nhất ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm cực thú vị về văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 9283)
Rác trên những tuyến đường thủy khắp thế giới là một vấn đề lớn về môi trường. Thành phố Baltimore thuộc bang Maryland của Mỹ đang giải quyết vấn đề rác của mình với một thiết bị độc nhất vô nhị, một bánh xe nước để gom rác. (Xem video)
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 9129)
Xác của du thuyền hạng sang Costa Concordia hôm qua được các kỹ sư nâng nổi lên mặt nước, sau hai năm rưỡi từ ngày gặp nạn bên bờ biển Italy làm 32 người thiệt mạng. Theo Reuters, các kỹ sư bắt đầu quá trình cứu hộ chưa từng có trong lịch sử vào sáng qua bên bờ biển đảo Giglio, phía tây Italy. Họ đã bơm không khí vào 30 thùng kim loại lớn được gắn bên thân của con tàu gần 115.000 tấn. Không khí đã đẩy nước ở trong sườn tàu ra và nâng tàu nổi lên khoảng 1,8 m từ cấu trúc đỡ nó dưới đáy biển.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 8961)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8412)
Một con hổ Bengal ở Ấn Độ bất ngờ chồm lên chiếc thuyền của ba cha con đang bắt cua giữa sông, cắn cổ người cha lôi vào rừng trước sự bất lực của những người chứng kiến
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8397)
Chúng tôi, Đài Truyền Hình SBTN và Nhóm vận động tổ chức ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người” trân trọng thông báo: Hai ngày sau khi Thông Cáo số 1 được phổ biến, nhiều Cộng đồng, Hội đoàn, Chính đảng, Cơ quan truyền thông đã hưởng ứng tích cực. Số Hội đoàn ghi tên tham gia hỗ trợ đã lên đến 87. Với nhiều việc phải chuẩn bị trước mặt, Ban Tổ Chức kêu gọi quý vị cùng góp sức và tham gia vào những công việc cần thiết như sau:
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 9175)
Năm 1686, cụ Diệu Đình Hầu - Nguyễn Thạc Lượng và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyện mang theo 8 bè gỗ lim từ Thanh Hóa về Đình Bảng (Bắc Ninh) để dựng nhà. Số gỗ này đủ dựng hai ngôi từ đường cho dòng họ Nguyễn Thạc, một khu nhà dành cho con trưởng của dòng họ và đình làng Đình Bảng. Cụ Lượng còn mang một cây gỗ nghiến cổ thụ để làm dùi, đục.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 8616)
TTO - Phim nói về đảo Lý Sơn - hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Nam Trung bộ. Những người dân nơi đây giàu tình cảm, chất phác, bám biển xây dựng quê hương.