Looking back on 40 years: Lessons I learned from the Jews

05 Tháng Tư 20159:12 CH(Xem: 8201)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 06 APRIL 2015

Looking back on 40 years: Lessons I learned from the Jews
Thursday, April 02, 2015
________________________________________By Van Tran, Esq.

No one goes through life without experiencing what social scientists and psychologists grandly describe as “life-defining” events - historical and personal incidents deeply embedded in one’s consciousness that influence one’s destiny, character and future conduct. For most overseas Vietnamese who are old enough to remember, one of those life-defining events was the day the Vietnamese communists took over South Vietnam -- April 30, 1975 -- and the day we left our homeland in search of freedom.
blank
Van Tran, Esq. (second from left) and musician Nam Loc (left) at dinner at Dai La Thien restaurant, Jerusalem, with representatives from World Zionist Organization, Asian group. (Photo:  Ms. Maeley Tom)

April 25, 1975, was that life-defining date for me as my family hastily left Saigon on a pre-dawn flight in a U.S. Air Force C-130 out of Tan Son Nhut International Airport. As a 10 year-old boy, that was the last time I saw my beloved homeland. It will be 40 years this month, but the memory of that fateful day is still deeply etched in my consciousness as if it occurred just last week.

Fast forward to late April 1988, exactly13 years after the Fall of Saigon, when I had an opportunity to witness the joy and true meaning of national independence from a people subjugated and driven from their homeland for over 2,000 years. Sometimes known sarcastically as “God’s Chosen People,” the Jewish Diaspora, similar to the Vietnamese overseas emigration, has spread to all seven corners of the world over the centuries. There are even Chinese Jews and Jews in Ethiopia.

It was while with the Jews in Israel that I experienced the collective pride of a formerly oppressed people, who fought for and won independence, while reflecting on the sad fate of the Vietnamese people, my people, who still suffer under a dictatorial and corrupt regime that continues to wage war on its own citizens. All of this in the same week.

In April 1988, the World Zionist Organization (WZO), an internationally based organization that had a hand in creating the modern State of Israel, invited me, along with eight other Asian civic leaders from throughout the United States, to travel on a 10-day trip to Israel. The WZO billed the trip as a “study tour.” Among members of the delegation included a senior adviser to then-California Gov. George Deukmejian, a police commander from the Philadelphia Police Department and a San Francisco County supervisor. In reality, the Israeli government, through a number of its quasi-non governmental affiliates such as the WZO, regularly invited and hosted many political delegations to Israel as an effective way to lobby American public opinion, soft-selling its policy with Arab nations while building closer ties with American leaders through bonding opportunities with similar in-country excursions.

I was not sure why I was even invited to this trip by the WZO. I was a 23-year-old special assistant to then-State Sen. Ed Royce at the time and was, by far, the youngest member of the delegation. Still, I gladly accepted the invitation. There was another Vietnamese on the delegation to Israel whom I never had met before, but one I came to know and became fast friends with – the famous lyricist and entertainment show host Nguyen Nam Loc. *Anh Nam Loc came to the delegation with a real day-time job title of Director of Refugee Services for Catholic Charities in Los Angeles. We were the two Vietnamese in the delegation to visit a nation with a very turbulent history, but through the sacrifice and resilience of its people had found its rightful place in the world community. For me, the Israel trip was full of meaningful surprises and poignant revelations.

We flew to Israel on El Al, the Israeli national airline, and our group landed at Ben Gurion Airport on the outskirts of Tel Aviv on April 26. The Israelis were in the midst of preparing to celebrate their 40thNational Independence Day, from 1948 to 1988, to mark the founding of the State of Israel. It was a year-long national celebration that also recognized the incredible progress and potential of the Jewish people around the world.

The first impression I had of this country, which shares the same hot weather and dry terrain of San Bernardino County, was the Star of David flags – the Israeli national symbol – that lined the freeways and streets on our bus trip from the airport into downtown Jerusalem, about 35 miles away. The Star of David, emblazoned in blue on a white field, was my first indelible impression of Israel. I was deeply impressed that the Jews were so proud of their national flag. And they rightfully displayed it. Everywhere.

During our stay in Jerusalem, the capital of Israel, we visited with many government officials and members of the Knesset (Israeli Parliament). We toured hospitals, museums and schools. By interacting with a diverse group of Israelis, from politicians to academics, the delegation was able to learn much of Israel’s history, national struggles and the ongoing conflict that threatens to wipe Israel from existence by its Arab neighbors.

To our delight, Anh Nam Loc and I also discovered that there were several hundred Vietnamese refugees living in Israel. We learned that the post-1975 Vietnamese exodus had spread to Israel during the height of the Vietnamese “boat people” crisis in the late 1970s, when Prime Minister Menachem Begin at the time accepted nearly 300 Vietnamese from Southeast Asian refugee camps. Despite heavy opposition to the government’s decision from many Israelis, Begin pointedly reminded his fellow countrymen that Israel had a moral duty to help these Vietnamese refugees. He said that it was not too long ago the Jews from Europe and North Africa were also stateless and in need of a safe haven from Nazi persecution. The Israeli decision to take in the Vietnamese was a humanitarian gesture that only one formerly oppressed people can fully appreciate when another group of people goes through the same desperate predicament.

In one of the delegation’s dinners in Jerusalem, we had Chinese cuisine at a local Chinese restaurant that was owned and operated by a Vietnamese refugee named Le Quang Phong, a former South Vietnamese Air Force officer who flew helicopter gunships during the Vietnam War. None of us knew the restaurant, or its owner, prior to the dinner and it was pure coincidence that a Vietnamese national was the operator. Anh Phong was so happy to have met Anh Nam Loc and me, his fellow countrymen who had all the way from America to Jerusalem and dined at his restaurant, the Dai La Thien. Immediately, the three of us shared that special bond of being so far away from our homeland; but as fellow Vietnamese, our common affinity was cemented by a common political identity, culture, heritage and language.

At the time, I found it sadly ironic that the three of us, like millions of other Vietnamese, were scattered in countries thousands of miles from Vietnam, and that we were in Israel preparing to observe two important anniversaries – the 40thIndependence of Israel and the Fall of South Vietnam, both in the same week. I question why history could be so cruel. The collective joy of one nation directly juxtaposed against the pain and loss of another.

I distinctly remembered one spontaneous moment during dinner at the Dai La Thien that brought tears to many delegates at the table, especially to the three of us Vietnamese – Anh Phong, Anh Nam Loc and me. It was when Anh Phong came out of the kitchen to check on the guests, toward the end of the dinner, that Anh Nam Loc and I suggested that we sing a Vietnamese song for our fellow Asian delegates and Jewish friends. I also informed the group that we would like to perform the song as a commemoration of the anniversary of the Fall of South Vietnam, which was the day after next. We, three Vietnamese then proceeded to the middle of the table and began to sing, a cappella, the only song that I barely remembered the lyrics to,
“Viet Nam, Viet Nam.”
“Viet Nam Viet Nam nghe tu vao doi
Viet Nam hai cau noi ben vanh moi
Viet Nam nuoc toi...”

It must have been a strange site to behold, but it was a deeply meaningful one to me. After the rendition, I sat down, feeling a pang of emotion and the irony of it all. Here I was in a Chinese restaurant in Jerusalem owned by a fellow Vietnamese expatriate, celebrating the 40thanniversary of the founding of Israel, while at the same time, I was reminded of the tragic anniversary of my homeland and the cruel fate that date had brought upon millions of my fellow Vietnamese. I realized then that no matter where I was and what I did, I am still a Vietnamese at heart.

All of the conflicting emotions I felt in Israel also gave me a sense of hope for my people. I reasoned that if it took the Jews survived more than 2.000 years wandering in the wilderness before they could finally claim Israel as home, then the overseas Vietnamese community could achieve the same goal, hopefully in a much shorter time, of helping Vietnam to become truly free, independent and democratic. I have great admiration for the Jewish people, but I have no less faith in the Vietnamese for our perseverance and resourcefulness.

Anh Phong was so happy to see Anh Nam Loc and me that he wanted to spend as much time as possible with us while we were in Jerusalem, suggesting that he would like to invite a group of local Vietnamese living in the Jerusalem-Tel Aviv region for an “overnight wake.” or dem khong ngu, on the eve of April 30. Anh Nam Loc and I readily agreed to the idea; indeed, we were curious about the life of these newest Vietnamese-Israelis.

About 20 local Vietnamese happily met us at a pre-designated spot on the beach of Tel Aviv, armed with guitars, firewood, kerosene and loads of provisions such as beef, fish, crabs and bread for the makeshift barbeque. Indeed, we were going to commiserate about the loss of our homeland, but we were going to do it on a full stomach!

For me -- a young Vietnamese man of 23 sitting on the white sandy beach of Tel Aviv overlooking the Mediterranean while yearning for my homeland along with my fellow Vietnamese over the strumming of sad melodies on the guitars, thinking of a country lost and opportunities missed – this was an unforgettable and sad experience. Our group lingered on the beach until the wee hours before sunrise, sharing our stories and our personal experiences while implicitly reaffirming our identity as Vietnamese. We talked. We sang. We laughed. We cried. Anh Nam Loc performed one of his most well-known songs, “Farewell Saigon - Saigon Oi Vinh Biet,” a poignant ode to all those Vietnamese exiled by war and conflict. Like the Jews of Israel, we earnestly shared our aspirations for a brighter future for our people and nation.

During the Israel trip, I befriended one of the delegation’s Jewish guides, a man by the name of Ben Edelstein, who was born and educated in England. I could never forget this man, an English gentleman who was very knowledgeable about Israel, its history and politics, contemporary and ancient. He spoke English with a courtly British accent and must have been in his late 60s at the time. Ben told me that he had fought in World War II against Nazi Germany. He had volunteered and received training as a Royal Air Force pilot and was about my age at the time he first flew into combat against the German Luftwaffe.

Ben’s service and exploits in the RAF during World War II were very impressive, but not nearly as impressive and meaningful as how he came to resettle in Israel, I learned when I broached him on this subject. Ben told me that as a British citizen, he and his family actually had no dealings with, nor even set foot in Israel – known as Palestine prior to 1948. However, as a Jew, he felt morally obligated to join the cause of national independence in helping to establish a Jewish homeland for his fellow Jews around the world.

During the War of Independence from 1946 to 1948, Ben volunteered with the Haganah, which was the precursor of the Israeli Defense Force (IDF), to fight for the establishment of the modern State of Israel. Given his WW II experience, Ben responded to the call from the fledgling Israeli government to train newly commissioned Air Force officers, as Israel became an independent nation and must be able to fend on its own.

What impressed me most about Ben Edelstein was not necessarily his military skills and experience, which were considerable. Certainly, Ben helped to build the modern IDF. The most memorable lesson I received from this British gentleman was that Ben Edelstein was a proud and honorable Jew. He did not hesitate to sacrifice for his people’s cause -- and not even for a country when there was none -- to fight for what he believed his people wanted and rightfully deserved. Ben told me that during the war for Israel’s independence, there were many young Jewish men and women, who like himself, came from all over Europe and America to Palestine to contribute to the cause of a Jewish homeland, even though they never set foot in what is now known as Israel.

Ben’s personal story made me think hard about the ongoing Vietnamese cause for freedom and democracy currently being waged overseas and inside Vietnam. In one respect, the Vietnamese have it easier than the Jews in that we already have a country. We do not need to create a new country. We just do not have a legitimate government that represents the true aspirations of the Vietnamese people. The Jews had neither prior to 1948. But, they now have both, in spite of 2,000 years of suffering from countless brutal state-sponsored pogroms and the Nazi-inspired Holocaust.

Israel was the Jewish promised land, and Jews all over the world -- no matter how far away from Jerusalem -- always intended to keep that promise to build one. Ben shared with me that in the Jewish tradition, especially before the founding of modern Israel, the centuries-old refrain spoken among the Jews is, “See you in Jerusalem, next year!” This familiar declaration means much more than one physically being present in Jerusalem, a land that the Jews considered sacred, but a fervent prayer for all Jews to find peace, equality and justice. It is a statement of their Jewish identity and what they want to be. It is their rallying cry, “See you in Jerusalem, next year!”

As the 40thanniversary of the Fall of South Vietnam approaches, we should view this occasion as a time to renew our commitment to the cause of freedom and democracy in Vietnam. Forty years is a long time to wait, but not nearly as long as the two millenniums the Jews had to endure before they found their promise land. The duty and moral obligation to carry on the fight for a free and democratic Vietnam must be handed from one generation of Vietnamese to another, as our parents and grandparents gradually pass on.
 
Indeed, we need thousands of Vietnamese who possess the same indomitable spirit of Ben Edelstein. We do have many Vietnamese Ben Edelsteins, inside and outside of Vietnam, and they need our help.  Each one of us, as a Vietnamese expatriate, has a responsibility of not forgetting why we are here, and what needs to be done for our fellow Vietnamese still languishing under the yolk of communism. This responsibility also extends to teaching our children and their children of never forgetting who they are, the difficult history of their parents and grandparents, and the obligations they have in carrying on the mission of peace, equality and justice in the land of their ancestors.

Vietnam has little choice but to change for the better. The wheel of history and civilized development will indiscriminately crush any one blocking its way. It is a matter of time. And it is largely up to the communist leadership in Vietnam to galvanize enough collective courage and political will to discard an ideology that was built on tyranny, lies and bloodshed. Time is not on their side. As freedom-loving Vietnamese, let us share the same fervent prayer for all Vietnamese by declaring, “See you in Saigon, next year!”

I know Ben Edelstein would approve.

* The Vietnamese-language term “Anh” literally translates as “Elder Brother.” The term is a common Vietnamese salutation designated for an older male individual.

Attorney Van Tran, a licensed member of the California State Bar since 1994, is currently practicing corporate law in Newport Beach, Calif. From 2004-10, he was a California State Assemblyman representing Orange County, serving as the first Vietnamese American member of any state legislature in the nation. Prior to his legislative service, he was a councilman and vice-mayor of the City of Garden Grove, Calif. /

Những kinh nghiệm tôi học được từ người Do Thái

Bản dịch Việt ngữ và lời tòa soạn của Nhật báo Người Việt  

________________________________________Luật Sư Trần Thái Văn

LTS - Luật Sư Trần Thái Văn có bằng hành nghề ở California từ năm 1994, và hiện đang hành nghề luật tại Newport Beach, California. Từ năm 2004 đến năm 2010, ông là dân biểu tiểu bang California đại diện Địa Hạt 68 ở Orange County, và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ làm việc trong quốc hội một tiểu bang. Trước đó, ông là nghị viên và là phó thị trưởng thành phố Garden Grove, California.
blank
Luật Sư Trần Thái Văn. (Hình: Trần Thái Văn Facebook)

Không ai có thể lớn lên mà không trải qua điều mà các nhà khoa học xã hội và nhà tâm lý học gọi là ngày “định mệnh.” Đó là một ngày, có thể do lịch sử hoặc cá nhân tạo ra, mà nó có ảnh hưởng rất sâu đậm đối với số phận, cá tính, và tương lai, của một con người. Đối với hầu hết người Việt Nam ở hải ngoại, nhất là những người còn nhớ những định mệnh trong cuộc đời, chắc chắn họ không bao giờ quên ngày 30 Tháng Tư, 1975, ngày mà Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Đây cũng là ngày chúng ta rời bỏ quê hương đi tìm tự do.

Ngày 25 Tháng Tư, 1975 là một ngày định mệnh đối với tôi, khi gia đình tôi vội vã rời Sài Gòn, trên chiếc phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Mỹ, vào lúc sáng sớm, bay ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất. Lúc đó, tôi chỉ mới 10 tuổi, và đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy quê hương.

Tháng Tư tới đây sẽ là ngày tôi xa quê hương 40 năm. Tuy vậy, trong ký ức của mình, ngày định mệnh đó vẫn còn khắc sâu trong tiềm thức của tôi, như thể là nó mới xảy ra hồi tuần trước.

Thời gian trôi nhanh, vào Tháng Tư, 1988, đúng 13 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, tôi lại có một cơ hội chứng kiến sự vui mừng và hiểu ý nghĩa thật sự một nền độc lập quốc gia, của một dân tộc từng bị khuất phục và bị trục xuất ra khỏi quê hương của họ trong hơn 2,000 năm. Dân tộc này, được gọi một cách mỉa mai là “dân tộc được Chúa chọn,” ý nói đến người Do Thái, giống như cuộc di tản của người Việt Nam hải ngoại, có mặt hầu như ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, có cả người Hoa gốc Do Thái, hoặc có người gốc Do Thái sinh trưởng tại Ethiopia.

Chính lúc gặp người Do Thái ở Israel mà tôi nghiệm ra được niềm tự hào của một dân tộc từng bị đàn áp, nhưng vẫn tranh đấu và có được độc lập, trong khi số phận lại không mỉm cười với dân tộc Việt Nam, vẫn còn sống trong chế độ độc tài và tham nhũng, và chế độ này vẫn tiếp tục đàn áp chính người dân của mình. Cả hai sự kiện lịch sử trái ngược này lại tái hiện trong cùng một tuần lễ tôi có mặt tại Israel.

Tháng Tư, 1988, tôi và tám nhà lãnh đạo cộng đồng gốc Châu Á khắp Hoa Kỳ được tổ chức World Zionist Organization (WZO) mời sang thăm Israel trong 10 ngày. Đây là một tổ chức quốc tế góp phần vào việc thành lập quốc gia Israel ngày nay. WZO gọi đây là một “chuyến đi nghiên cứu” (study tour). Phái đoàn chúng tôi có một cố vấn cao cấp của Thống Đốc California George Deukmejian, một chỉ huy cảnh sát ở Philadelphia, và một giám sát viên ở San Francisco County.

Trên thực tế, chính phủ Israel, qua các tổ chức bán chính phủ như WZO, thường mời nhiều phái đoàn chính trị đến Israel như là một cách hiệu quả vận động ý kiến của người dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng các chính sách với các quốc gia Ả Rập, trong khi tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các chuyến đi như vậy.

Tôi không biết tại sao mình được WZO mời đi trong chuyến này. Lúc đó, tôi mới 23 tuổi, là một phụ tá đặc biệt cho Thượng Nghị Sĩ California Ed Royce, và cũng là thành viên trẻ nhất trong phái đoàn. Tuy nhiên, tôi chấp nhận lời mời. Trong phái đoàn còn có một người Việt Nam khác nữa mà trước đó tôi chưa bao giờ gặp, nhưng sau này nhanh chóng trở thành người bạn thân. Đó là nhạc sĩ và MC nổi tiếng Nam Lộc, lúc đó là giám đốc chương trình phục vụ người tị nạn của tổ chức thiện nguyện Catholic Charities, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles. Chúng tôi là hai người Việt Nam duy nhất trong phái đoàn thăm viếng một quốc gia có một lịch sử đầy biến động, người dân trải qua nhiều hy sinh, nhưng hồi sinh nhanh chóng và tạo được cho đất nước một chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng thế giới. Đối với tôi, chuyến thăm Israel giúp tôi khám phá nhiều sự ngạc nhiên vô cùng ý nghĩa, cùng với nhiều phát hiện rất sâu sắc.
blank
Luật Sư Trần Thái Văn (thứ ba từ phải) ngồi trong nhà hàng
Đại La Thiên ở Jerusalem, Israel. (Hình: Trần Thái Văn cung cấp)

Chúng tôi bay máy bay của hãng El Al, một hàng không quốc gia Israel, và nhóm chúng tôi đáp xuống phi trường Ben Gurion nằm ở ngoại ô Tel Aviv vào ngày 26 Tháng Tư. Lúc đó, người Do Thái đang chuẩn bị kỷ niệm quốc khánh lần thứ 40, từ năm 1948 đến năm 1988. Đó là một chuỗi sinh hoạt kỷ niệm kéo dài cả năm trời, không chỉ cho sự tồn vong trong 40 năm, mà còn là một sự thừa nhận những thành tựu của người Do Thái khắp thế giới.

Điều gây chú ý nhất và đầu tiên của tôi đối với đất nước này, một nơi có thời tiết nóng và khô giống như San Bernardino County, là những quốc kỳ có ngôi sao của David - biểu tượng của quốc gia - bay phất phới dọc đường từ phi trường về đến trung tâm Jerusalem, dài khoảng 35 dặm. Ngôi sao của David, màu xanh dương, là điều gây ấn tượng sâu đậm của Israel đối với tôi. Tôi có cảm tưởng rằng, người Do Thái cũng vô cùng tự hào với lá cờ của họ. Và họ có quyền treo, bất cứ ở đâu.

Trong thời gian ở Jerusalem, thủ đô của Israel, chúng tôi được đi thăm nhiều tòa nhà chính phủ, với các viên chức chính quyền và quốc hội, gọi là “Knesset.” Chúng tôi cũng thăm một số bệnh viện, viện bảo tàng, và trường học. Qua tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội Do Thái, từ chính trị gia cho tới giới giáo dục, phái đoàn biết được thêm nhiều về lịch sử của Israel, cuộc đấu tranh của họ, và cuộc xung đột đang xảy ra với các quốc gia láng giềng Ả Rập, đe dọa xóa sổ quốc gia nhỏ bé này.

Có một điều lý thú là anh Nam Lộc và tôi khám phá có hàng trăm người tị nạn Việt Nam đang sinh sống ở Israel. Chúng tôi được biết, sau năm 1975, trong số người Việt Nam ra đi tìm tự do khắp thế giới, có một số đến định cư tại Israel. Lúc đó, Thủ Tướng Menachem Begin đồng ý nhận gần 300 người Việt từ các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Dù bị nhiều người Do Thái phản đối, Thủ Tướng Begin nhắc nhở họ rằng Israel có bổn phận đạo đức giúp những người tị nạn Việt Nam này. Ông nói rằng, trước đó không lâu, chính người Do Thái sống không tổ quốc ở Châu Âu và Bắc Phi vì họ cần lánh nạn, để không bị Đức Quốc Xã giết hại. Quyết định của Israel nhận người Việt Nam là một hành động nhân đạo cao đẹp mà chỉ có dân tộc từng bị đàn áp mới thấu hiểu nổi số phận của một dân tộc khác đang bị đàn áp.

Trong một buổi ăn tối ở Jerusalem, chúng tôi được mời ăn tại một nhà hàng Trung Hoa địa phương, nhưng người chủ và điều hành nhà hàng lại là một người Việt tị nạn, tên Lê Quang Phong, cựu phi công QLVNCH, từng lái trực thăng trong cuộc chiến Việt Nam. Không ai trong chúng tôi biết nhà hàng này, hoặc chủ nhân của nó, trước khi đến ăn. Quả là một sự tình cờ là nhà hàng này do một người Việt điều hành. Anh Phong rất vui mừng khi gặp anh Nam Lộc và tôi, những đồng hương từ Hoa Kỳ xa xôi đến thăm Jerusalem và ăn tối ở nhà hàng của anh, tên là Đại La Thiên. Ngay lập tức, cả ba chúng tôi chia sẻ sự gắn bó đặc biệt biệt này, từ một nơi rất xa quê hương Việt Nam. Tuy nhiên, vì là đồng hương với nhau, chúng tôi có những điểm giống nhau về chính trị, văn hóa, di sản, và ngôn ngữ.

Vào lúc đó, tự nhiên tôi cảm thấy buồn kỳ lạ, ba chúng tôi, cũng như hàng triệu người Việt Nam khác, sống rải rác tại khắp các quốc gia, cách Việt Nam cả ngàn dặm, và lúc đó, chúng tôi đang ở Israel, sắp sửa chứng kiến hai sự kiện quan trọng - quốc khánh lần thứ 40 của Israel và ngày miền Nam Việt Nam thất thủ - trong cùng một tuần lễ. Tôi thắc mắc, tại sao lịch sử lại tàn nhẫn đến thế. Niềm vui của một quốc gia này lại xảy ra cùng lúc với nỗi đau của một quốc dân khác.

Tôi còn nhớ rất rõ một chuyện xảy ra trong lúc ăn tối ở Đại La Thiên, làm nhiều người trong phái đoàn rơi lệ, nhất là ba người Việt Nam chúng tôi - anh Phong, anh Nam Lộc, và tôi. Đó là lúc anh Phong bước ra khỏi nhà bếp để gặp một thực khách. Thế là anh Nam Lộc và tôi đề nghị chúng tôi cùng hát một bài hát bằng tiếng Việt tặng cho các bạn gốc Châu Á trong phái đoàn và các bạn người Do Thái. Tôi báo cho mọi người biết chúng tôi sẽ hát một bài hát để tưởng niệm ngày miền Nam Việt Nam thất thủ, đúng vào ngày hôm sau. Cả ba chúng tôi bước đến giữa bàn và bắt đầu hát, kiểu “A cappella,” bài hát duy nhất mà tôi còn nhớ lời. Đó là bài

“Việt Nam, Việt Nam.”
Việt Nam, Việt Nam, nghe từ vào đời,
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi,
Việt Nam nước tôi...”

Chắc chắn đây không phải là chỗ hát bài này, nhưng đối với tôi, sự kiện này vô cùng ý nghĩa. Sau khi chấm dứt, tôi ngồi xuống, cảm thấy nghịch lý và vô cùng xúc động. Tôi đang ngồi trong một nhà hàng Trung Hoa ở Jerusalem, do một người Việt Nam tị nạn làm chủ, mừng ngày độc lập lần thứ 40 của Israel, trong lúc nhớ lại ngày kỷ niệm số phận của quê hương tôi, qua cái ngày số phận nghiệt ngã đã đến với hàng triệu đồng bào của tôi. Tôi nhận ra rằng, cho dù tôi ở đâu, hoặc đang làm gì, trong thâm tâm, tôi vẫn là người Việt Nam.

Tất cả những cảm nhận trái ngược của tôi khi ở Irael cũng cho tôi một hy vọng cho đồng bào tôi. Tôi suy luận, nếu người Do Thái phải mất đến 2,000 năm lưu vong trước khi trở về cố quốc, vậy thì, cộng đồng người Việt hải ngoại có thể đạt được điều này, hy vọng với thời gian ngắn hơn, để giúp Việt Nam thật sự có tự do, độc lập, và dân chủ. Tôi rất ngưỡng mộ người Do Thái, nhưng tôi cũng rất tin tưởng vào những người Việt Nam rất kiên nhẫn và tháo vát.
blank
Đêm không ngủ tại bờ biển Tel Aviv, Israel. Người ôm đàn là nhạc sĩ Nam Lộc. (Hình: Trần Thái Văn cung cấp)

Anh Phong rất vui khi gặp anh Nam Lộc và tôi, và anh muốn dành thời gian nhiều hơn cho chúng tôi. Anh đề nghị mời những người Việt Nam sống ở vùng Jerusalem-Tel Aviv, rồi tổ chức một “đêm không ngủ” vào đêm tối 29 Tháng Tư. Anh Nam Lộc và tôi đồng ý ngay vì chúng tôi cũng muốn biết về đời sống của người Do Thái gốc Việt.

Khoảng 20 người Việt địa phương vui vẻ gặp chúng tôi tại một điểm hẹn trên bờ biển Tel Aviv, có đàn guitar, lửa trại, dầu, và nhiều thức ăn như thịt bò, cá, cua, và bánh mì, để nướng dã chiến. Thực ra, dù chúng tôi tưởng niệm ngày mất nước, nhưng ai cũng được no bụng!

Đối với tôi, một thanh niên Việt Nam mới 23 tuổi, ngồi trên bãi cát trắng ở bãi biển Tel Aviv, nhìn ra biển Địa Trung Hải, cùng đồng hương nói lên lòng khao khát cho quê hương, một quốc gia bị mất và bị lỡ cơ hội, qua những âm thanh buồn của đàn guitar, là một kỷ niệm không bao giờ quên được. Chúng tôi ngồi ở bãi biển suốt đêm, cho tới trước khi bình minh, chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm cá nhân, tái xác quyết nguồn gốc Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi tâm sự. Chúng tôi hát. Chúng tôi cười. Chúng tôi khóc. Anh Nam Lộc hát một trong những bài hát nổi tiếng nhất do anh sáng tác, bài “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt,” với lời hát vô cùng thấm thía về người Việt lưu vong sau khi cuộc chiến kết thúc. Giống như người Do Thái ở Israel, chúng tôi muốn nghiêm túc chia sẻ những ước vọng này, cho một đất nước và thế hệ mai sau tươi sáng hơn.

Trong suốt thời gian ở Israel, tôi kết bạn với một hướng dẫn viên người Do Thái trong đoàn, tên là Ben Edelstein, sinh ra và học ở bên Anh. Tôi không thể bao giờ quên được người đàn ông này, một người Anh lịch thiệp, có kiến thức rộng về Israel, cả về lịch sử và chính trị từ cổ xưa cho đến hiện đại của Israel. Ông nói tiếng Anh với một giọng Anh phong nhã và độ chừng hơn 60 tuổi. Ông nói với tôi rằng ông từng chiến đấu chống lại Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến. Ông cũng tình nguyện và được huấn luyện trở thành phi công Hoàng Gia Anh, lúc ở khoảng tuổi tôi. Chuyến bay đầu tiên của ông là đối đầu với không quân Đức Quốc Xã.

Thời gian phục vụ trong quân đội của ông Ben Edelstein trong Đệ Nhị Thế Chiến rất đáng chú ý, nhưng lại không lý thú và vô cùng ý nghĩa bằng việc ông định cư tại Israel khi tôi khai thác ông qua đề tài này. Ông nói với tôi rằng, là một công dân Anh, ông và gia đình thực ra không liên quan gì, thậm chí không cần phải đến sống ở Israel, từng thuộc về Palestine trước năm 1948. Tuy nhiên, vì là người gốc Do Thái, ông cảm thấy có trách nhiệm phải tham gia bảo vệ độc lập quốc gia, giúp thành lập một nhà nước Israel cho những người cùng dòng máu Do Thái khắp thế giới.

Trong cuộc chiến giành độc lập từ năm 1946 đến năm 1948, ông tình nguyện gia nhập tổ chức Haganah, tiền thân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel (IDF), chiến đấu trong việc thiết lập quốc gia Israel ngày nay. Với kinh nghiệm thời Đệ Nhị Thế Chiến, ông đã đáp lời kêu gọi của chính phủ Israel để huấn luyện các phi công mới ra trường, vì đây là một lực lượng rất quan trọng trong việc bảo vệ Israel.

Điều làm tôi đáng nhớ nhất về ông Ben Edelstein không chỉ là tài năng và kinh nghiệm quân sự của ông, mà ông có một bề dày đáng kể. Chắc chắn, chính ông là người giúp xây dựng lực lượng IDF hiện đại. Bài học đáng nhớ nhất mà tôi học được từ người đàn ông người Anh này là ông rất tự hào và cảm thấy vinh dự về nguồn gốc Do Thái của mình. Ông không ngại hy sinh cho chính nghĩa của người dân, cho ngay cả một quốc dân trước đây không có gì cả. Ông chiến đấu cho những gì ông tin là dân tộc của ông muốn và xứng đáng được hưởng. Ông nói với tôi rằng, trong thời gian chiến đấu cho độc lập của Israel, có nhiều thanh niên và thiếu nữ trẻ gốc Do Thái, những người giống như ông, từ khắp nơi ở Châu Âu và Châu Mỹ trở về Palestine, để cống hiến cho công cuộc hồi phục quê hương Do Thái, ngay cả họ chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất được biết tới là Israel.

Câu chuyện cá nhân của ông Ben Edelstein giúp tôi ghi nhận được những gì đang xảy ra cho công cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ của người Việt, đang được tiếp diễn tại hải ngoại và quốc nội. Xét về một mặt nào đó, người Việt may mắn hơn người Do Thái vì đã có một quốc gia rồi. Chúng ta không cần tạo ra một quốc gia khác. Chúng ta chỉ không có một chính quyền hợp pháp đại diện cho các khát vọng của dân tộc Việt Nam. Trước năm 1948, người Do Thái không có gì cả. Thế nhưng, bây giờ họ có cả hai, dù trải qua các cuộc tàn sát và diệt chủng của Đức Quốc Xã và tại các quốc gia họ sinh sống trong 2,000 năm lưu đày.

Israel là miền đất hứa của người Do Thái, và người Do Thái khắp thế giới, cho dù đang sống cách xa Jerusalem bao nhiêu, họ luôn có ý định giữ lời nguyền xây dựng một quốc gia cho chính họ. Ông Ben Edelstein có chia sẻ truyền thống Do Thái này với tôi, đặc biệt là thời kỳ trước khi nhà nước Israel ngày nay được thành lập, bằng một điệp khúc có hàng thế kỷ, mà người Do Thái mỗi khi gặp nhau thường trao đổi, đó là, “Hẹn gặp ở Jerusalem năm tới!” Đây là một lời cam quyết rất quen thuộc, nó có ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là chuyện có mặt ở Jerusalem, một miền đất mà người Do Thái coi rất linh thiêng, giống như một lời cầu khẩn mong tất cả người Do Thái sống trong hòa bình, công bằng, và công lý. Đây là một cam quyết về danh tánh của người Do Thái và những gì họ mong muốn. Đó là lý do tại sao họ nói với nhau một cách hùng hồn: “Hẹn gặp ở Jerusalem năm tới!”

Để tưởng niệm 40 năm ngày miền Nam Việt Nam thất thủ, chúng ta nên tận dụng cơ hội này, như là một thời điểm để tái xác quyết sự đòi hòi cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đối với người Việt Nam, 40 năm có thể là một thời gian chờ đợi quá lâu, nhưng lại không thấm vào đâu so với 2,000 năm chờ đợi của người Do Thái trước khi họ đến được miền đất hứa. Bổn phận và trách nhiệm tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam phải được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong lúc thế hệ cha anh chúng ta đang từ từ qua đi.

Thực ra, chúng ta cần có hàng ngàn người Việt Nam có tinh thần vững chắc như ông Ben Edelstein. Chúng ta đang có nhiều người Việt như ông Ben Edelstein, cả ở trong lẫn ngoài nước, và họ cần sự giúp đỡ của chúng ta. Mỗi người chúng ta, những người Việt hải ngoại, có trách nhiệm không được quên tại sao chúng ta có mặt ở đây, và cần làm gì cho những đồng bào còn đang sống mỏi mòn dưới ách Cộng Sản. Trách nhiệm này còn bao gồm dạy dỗ con cháu chúng ta không bao giờ được quên mình là ai, bài học lịch sử đau khổ của các bậc cha anh, và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra một sự an bình, công bằng, và công lý, trên quê cha đất tổ.

Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải thay đổi để tốt hơn. Bánh xe lịch sử và sự phát triển của văn minh sẽ nghiền nát bất cứ ai cản trở con đường này. Vấn đề chỉ là thời gian, và phần lớn, nó tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở Việt Nam có đủ sự can đảm và thực sự muốn hủy bỏ cái lý thuyết dựa trên sự chuyên chế, dối trá, và tàn bạo. Thời gian không đứng về phía họ. Là những người yêu chuộng tự do, chúng ta hãy chia sẻ với tất cả người Việt Nam sự khao khát này, bằng câu nói, “Hẹn gặp nhau ở Sài Gòn năm tới!” Tôi chắc chắn ông bạn Ben Edelstein của tôi sẽ hoàn toàn đồng ý./
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 6612)
16 Tháng Tư 2017(Xem: 5489)
26 Tháng Tư 2016(Xem: 7239)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7176)
17 Tháng Ba 2016(Xem: 7045)