Phạm Thị Hoài viết về Nguyễn Quang Lập: Một con thuyền

09 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 15181)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 DEC 2014

Nguyễn Quang Lập: Một con thuyền

Nhà văn Phạm Thị Hoài

BBC 9/12/14

image043

Năm ngoái, anh Lập đề nghị tôi đứng tên phụ trách Quê Choa. Đó là thời điểm Nghị định 72 chuẩn bị có hiệu lực. Quê Choa đã tự điều chỉnh, như nhiều lần trước đó. Lúc chỉ đăng bài của chính Bọ. Lúc tạm đóng phần bình luận của độc giả, rồi mở lại, rồi đóng hẳn. Lúc thêm chế độ đánh giá bài, rồi lại bỏ. Lúc tạm dừng đăng bài, chỉ điểm tin từ báo chí nhà nước và một số hãng tin lớn quốc tế. Lần này, chủ trang thận trọng kèm lời ghi xuất xứ: “Bài của tác giả gửi Quê Choa” và tin cậy vào sự ủng hộ của bạn bè.

Trang của anh, ngoài nội dung thông tin, còn có thể coi là một hàn thử biểu đo thời tiết chính trị ở Việt Nam. Thời tiết thoáng đãng hơn, không khí cởi mở hơn, Quê Choa xông pha hơn, đăng lại cả bài của những tác giả bị nhà nước Việt Nam khóa chặt trong danh sách đen. Mây mù bắt đầu kéo lên, Quê Choa nhẹ nhàng lui lại một bước, hai bước, có khi cả ba bước. Anh Lập là tất cả, chỉ trừ cực đoan.

Tôi thật sự thấy vinh dự, nhưng đã từ chối. Quê Choa sẽ không còn là nó, nếu do một người khác điều hành, nhất là điều hành từ hải ngoại, dù chỉ trên danh nghĩa. Thành công của trang tin này gắn với chủ nhân của nó, một nhà văn nổi tiếng, sống trong nước, có một sự nghiệp sáng tác thuộc hàng đầu trong văn chương đương đại nước nhà.

Tác phẩm của anh đứng trong dòng chính. Sách của anh bán chạy. Kịch của anh đắt hàng. Anh viết sinh động, hóm hỉnh, thiên về hướng dân dã mộc mạc, gần đây pha đậm chất khẩu văn tếu táo, vốn không phải sở thích lâu dài của tôi, song ở những trang xuất sắc nhất tôi có cảm giác rằng các mẩu kí ức vụn của anh về những mảnh đời đen trắng trong cái thời màu xám của chúng ta có thể diễn đạt nhiều hơn bao nhiêu nhận định, phân tích, nghiên cứu, tuyên ngôn hùng biện…

Vấn đề đầu tiên của một nền báo chí độc lập cho Việt Nam là tiền đâu

Nếu tôi không nhầm, anh cũng là đảng viên và giao du thân mật với một số nhân vật trong chính quyền. Một chức quan văn kha khá trong vô số các hiệp hội văn học nghệ thuật ở Việt Nam là chuyện trong tầm tay, ở đó anh hoàn toàn có thể trở thành mộtMạc Ngôn trừ đi phần huyễn giác huyền ảo thêm vào phần hài hước, một lúc nào đó cũng trúng cơ cấu Giải thưởng Nhà nước rồi bước vào sách giáo khoa, thêm vài giải thưởng trong khu vực nữa là mãn nguyện một sự nghiệp. Nhưng ngay từ đầu, trong những buổi trò chuyện đầy cảm hứng ở thời Đổi Mới hai mươi lăm năm trước, tôi đã nhận ra không lầm rằng anh sẽ chẳng bao giờ trở thành một quan chức văn nghệ, dù chỉ quan chức hờ chờ phát biểu lấy lệ và sổ hưu. Anh trở thành một blogger.

Chuyển Quê Choa sang Berlin thì vô nghĩa, dù hai phần ba người Việt ở đây nói giọng bọ, tôi đùa. Chuyển Ba Đình sang Boston hợp lí hơn, giới quý tộc đỏ – hoặc đã chuyển màu huyết dụ – nhập hộ khẩu ở duyên hải miền Đông Hoa Kỳ ngày càng đông đảo. Nhưng giọng người bạn cách nửa vòng trái đất thì đầy lo ngại. Chỉ cần nó phạt hành chính, hôm nay vài chục triệu, ngày mai vài chục triệu, mình viết văn chứ có buôn cổ phiếu đâu. Rồi nó gọi lên gọi xuống, mình chân tay người ngợm thế này, đứng lên ngồi xuống còn vất vả, rồi làm khổ cả gia đình… Tôi gợi ý, thuê máy chủ bên này, kĩ thuật viên bên này, lỡ có sự cố gì thì Quê Choa vẫn tồn tại.

Song lại nhận ra rằng đề nghị đó cũng vô nghĩa nốt. Quê Choa gắn với bọ Lập. Không có tác nhân hội tụ là anh, Quê Choa chỉ còn là cái xác trên một server an toàn. Tôi bảo, trăm triệu thì không có ngay, chứ chục triệu chẳng lẽ mấy trăm ngàn độc giả của anh không góp được để trả tiền phạt? Rồi cũng lại nhận ra, đó là chuyện không tưởng. Chúng ta có thể chờ đợi tất cả ở người Việt – và ở đây đang nói đến những người còn quan tâm đến thế sự thời cuộc -, chỉ trừ sự đóng góp cụ thể và bền bỉ về tài chính. Tất cả, dù chia rẽ trong mọi quan điểm, đều đồng thuận trong tinh thần hưởng thụ miễn phí. Tự do, dân chủ, nhà nước duy pháp quyền là những thứ rất tốn kém. Vấn đề đầu tiên của một nền báo chí độc lập cho Việt Nam là tiền đâu. Chừng nào còn né tránh nó, chúng ta còn giầm chân trong giới hạn cuối cùng mà những thành tựu thiện nguyện và tài tử có thể đạt tới. talawas trước kia đã đi hết giới hạn đó.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập (bên trái ngoài cùng) được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

Phương án này, phương án kia. Song chúng tôi biết rằng cuối cùng vẫn không có gì khác. Anh biết rằng tôi không thể nhận lời. Tôi biết rằng anh không thể không tiếp tục. Ừ, để mình tính, dám làm thì dám chịu, hi vọng tình hình khá lên, anh Lập kết thúc vụ âm mưu xuyên biên giới, giọng thì cười nhưng người thì không.

Tình hình có vẻ khá lên, với sự ra đời liên tiếp trong một thời gian ngắn của Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam và trang Văn Việt, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và trang Việt Nam Thời báo. Cũng liên tiếp trong một thời gian ngắn, các nhà báo và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và một số người khác được trả tự do trước thời hạn. Quê Choa dường như bình an. Anh Lập còn tuyên bố rút hẳn khỏi tất cả các hội văn nghệ mà anh là thành viên, để tập trung vào trang blog đã trở thành địa chỉ truy cập hàng đầu của báo chí tự do, làm một cá nhân độc lập, một “người lái đò nhỏ chở con thuyền sự thật”, vẫn ôn hòa và thận trọng như xưa.

Gần hai tháng nay, tôi để ý thấy Quê Choa chủ yếu đăng lại tin từ báo chí nhà nước và các hãng tin quốc tế, thỉnh thoảng có bài từ các blogger và Facebooker danh tiếng, song là những người không hề bị coi là persona non grata đối với chính quyền.

Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta

Từ khi blogger Hồng Lê Thọ bị bắt, Quê Choa càng kiềm chế hơn. Song điều duy nhất có thể đoán trước ở một chế độ chuyên chế là sự không thể đoán trước của nó, kể cả sự sụp đổ. Và điểm tích cực duy nhất, nếu có thể dùng từ này, trong sự kiện anh Lập bị bắt, là nhận thức – vâng, nhận thức miễn phí cho tất cả, chỉ rất đắt cho anh và gia đình – rằng mọi bí quyết để an toàn tương đối trong một nhà nước chuyên chế là tuyệt đối vô nghĩa.

Chúng ta lại đoán già đoán non vì sao người này bị bắt, người kia không. Chúng ta lại lần mò ranh giới an toàn giữa một bãi mìn. Chúng ta lại đi tìm tín hiệu từ những hộp đen. Chúng ta lại nghe ngóng thế cuộc trên thượng tầng quyền lực. Chúng ta lại đổ tất cả lên đầu Trung Quốc và đặt tất cả hi vọng vào Hoa Kỳ. Chúng ta lại cảm thán, bằng cả văn vần, về một con người đầy khí phách vừa lâm nạn. Và tất nhiên chúng ta cầu cho anh bình an.

Vâng, bình an, nghe mà phát điên, nhưng chúng ta vẫn không thôi nói như thế. Điều duy nhất chúng ta không làm là những hành động cụ thể, ở quy mô đủ rộng để có một tác động thực. Hàng trăm nghìn độc giả của anh sẽ quen rất nhanh khoảng trống anh để lại trên không gian ảo, như hàng trăm nghìn độc giả của Anh Ba Sàm.

Con thuyền của anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự tồi tệ của thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con thuyền đơn độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta.

Bài viết đã được đăng trên blog của nhà văn Phạm Thị Hoài và được tác giả đồng ý đăng lại trên BBC.

23 Tháng Hai 2014(Xem: 9769)
HÀ NỘI — Các nhà bảo tồn tại Việt Nam đã phát động một chiến dịch tuyên truyền trên đài truyền hình nhằm chặn đứng việc sử dụng cao hổ như là một món quà quí báu. Trong khi động thái này được hoan nghênh rộng rãi, một số người cho rằng đã quá trễ đối với những con cọp hoang dã cuối cùng của Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây.
06 Tháng Hai 2014(Xem: 8371)
heo di chúc của Nelson Mandela được mở hôm nay, số tài sản trị giá 4,1 triệu của người anh hùng dân tộc Nam Phi sẽ được chia cho gia đình, đảng ANC và 6 trường học mà ông có nhiều gắn bó.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8901)
Một câu hỏi cùng được nêu: Tại sao nhà nước VN không có động thái nào đáng kể trước sự kiện được cả thế giới long trọng tổ chức, đến cả cung điện Hoàng gia Anh (“phong kiến”) cũng treo cờ rủ, “đế quốc Mỹ (mà xấu)” thì ra lệnh treo cờ rủ tại Toà Bạch Ốc và các cơ quan công quyền vào ngày thứ hai 9/12/2013 (và hơn 100 nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, và giới chức cao cấp của các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có mặt trong lễ tưởng niệm ông Mandela hôm nay). Chẳng lẽ nhà nước “xã hội chủ nghĩa” ta bây giờ không còn coi trọng lý tưởng chống thực dân, bình đẳng và hòa giải dân tộc là thiêng liêng như thời trước?
24 Tháng Mười 2013(Xem: 8285)
Có khoảng 400.000 cây chi anh, chia làm 8 loại được trồng trên những sườn đồi ở Hitsujiyama, dưới chân ngọn núi huyền thoại Buko. Vô vàn bông hoa mãn khai tạo nên một thảm hoa tươi, kết hợp bởi sắc hồng, tím và trắng lãng mạn.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 9509)
Hôm nay, 21/06/2013, là ngày đầu tiên của mùa hạ. Theo truyền thống từ năm 1981, nước Pháp chọn ngày này làm Ngày hội Âm nhạc. Kể từ hôm nay và trong suốt mùa hè này, RFI phát thanh loạt bài với chủ đề Nhạc tình muôn thuở. Đây là dịp để cho chúng ta cùng khám phá lại những giai điệu rất quen thuộc, cho dù công chúng ít để ý tác giả là ai.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 9203)
May mắn cho những ai có cơ hội thưởng thức được cả hai nghệ sĩ tài ba này. Còn gì đẹp hơn là được cả hai tiếng hát này làm nát lồng ngực? Có đấy! Khi bạn được nát ngực cùng với ý trung nhân của mình, nắm tay nhau, cùng tan vào “passione.”
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8343)
Quốc Anh trân trọng thông báo cùng các thân bằng hữu xa gần, khán thính giả thân mến, Quốc Anh chờ mong và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của tất cả. Quốc Anh chân thành cảm ơn.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 7927)
Giáo sư Trần Quang Hải trong studio đài RFI ngày 31/05/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8439)
Công ty bán đấu giá nói đàn đã vượt quá giá trị ước tính cả trăm ngàn đô la Cây guitar mà John Lennon và George Harrison của ban nhạc Beatles từng sử dụng đã có giá 408.000 đô la Mỹ qua bán đấu giá. Cây đàn thửa này do công ty VOX sản xuất năm 1966 và nay đã thuộc về một người mua giấu tên ở New York.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 13625)
Long Beach Convention Center, một đại hí viện sang trọng vào bậc nhất tại miền Nam Cali với sức chứa hơn 6000 người, dường như không còn một chỗ trống trước số khán giả kỷ lục từ khắp nơi trên thế giới và Hoa Kỳ đã hội tụ về đây để tham dự Đêm Thơ Nhạc Những Vết Tiền Thân và Tình Ca Quê Hương do Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư, Trung Tâm Los Angeles tổ chức vào đêm Chủ Nhựt 29-12-96 vừa qua.