Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Hòa giải Hòa hợp đại đoàn kết dân tộc là mục đích tối cao sau cuộc chiến tương tàn”

01 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 11543)

* Cái cao nhất, cái tối thượng nhất vẫn là tình yêu quê hương đất nước.

Phỏng vấn: Nhà Báo Lý Kiến Trúc

Lời giới thiệu của Văn Hóa Magazine-California:

Hôm nay là ngày 27-04-2014, chúng tôi đã được hân hạnh được tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Sơn Thứ trưởng Ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông hiện đang là đương kim Chủ nhiệm Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Ông là trưởng phái đoàn Công tác số 6 dẫn phái đoàn người Việt nước ngoài, kể cả những người Việt trong nước cũng như rất rất nhiều hệ thống truyền thông trong nước đi thăm quần đảo Trường Sa lần này, chúng tôi gọi là "Cuộc Hải Trình Lần Thứ 3".

Xin quý bạn đọc chú ý, cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với ông TT Nguyễn Thanh Sơn được thực hiện trên quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông của Việt Nam. Toàn bộ phỏng vấn ghi âm vào băng nhựa, dài 40 phút.

Trong đối thoại có những chữ thì, là.. lập lại, vài câu chữ không rõ nghĩa, tòa soạn Văn Hóa Magazine hiệu đính thành câu văn cho rõ ràng mà vẫn giữ nguyên ý tứ.

Văn Hóa chân thành mong quý bạn đọc phản hồi ý kiến xây dựng để học hỏi thêm sau cuộc phỏng vấn dưới đây.(VH)

Lý Kiến Trúc và TT Nguyễn Thanh Sơn trên dường đi thăm nhà giàn DK1

Lý Kiến Trúc và TT Nguyễn Thanh Sơn trên đường đi thăm nhà giàn DK1


- LKT: Xin kính chào ông Thứ trưởng, xin ông có thể cho biết từ cái nghị quyết 36 ra đời từ năm 2004 cho đến nay là nghị quyết 23, ông đã được cử đặc trách về cuộc hải trình đặc biệt này để đưa kiều bào về thăm quần đảo Trường Sa, trong 2 nghị quyết đó ông có rút ra được những cái nào có tính chất yếu kém hoặc mạnh mẽ hoặc là để phát triển trong những ngày sắp tới thưa ông?

- TT Nguyễn Thanh Sơn: Trước hết xin kính chào nhà báo Lý Kiến Trúc, tôi rất là vui là được gặp gỡ anh hôm nay. Về câu hỏi của anh thì tôi có thể nói là sắp tới đây chúng tôi sẽ tổ chức sau chuyến đi "Hải Trình Trường Sa Lần Thứ 3", chúng tôi sẽ tổ chức lễ tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện nghị quyết 36 của bộ chính trị, nghị quyết 36 ra đời năm 2004, nó có một cái bước ngoặc rất là mạnh đó là xác định cái hướng đi đối với lại công tác người Việt Nam ở nước ngoài, và đảng nhà nước chính phủ Việt Nam đã khẳng định trong nghị quyết 36 là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam như là các cái tổ chức, như là nhân dân trong nước, đồng thời xác định nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài là rất quan trọng, điều này chúng tôi cũng đã khẳng định thông qua cái hội nhập, phát triển với thế giới và khi trở về quê hương của rất đông đảo kiểu bào trong những năm vừa qua.

- Thế còn cái nghị quyết 23 mới đây?


- Nghị quyết 23 thì tôi cho rằng nó không có ảnh hưởng nhiều, nó không có tách riêng cái 23 với 36 nhiều về mục tiêu, cái chính là làm sao cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết gắn bó với nhau để trước hết là xây dựng cho cái quốc gia sở tại phồn thịnh, phải có trách nhiệm với quốc gia sở tại trước, thế rồi là nơi các anh đang sinh sống, nơi bà con chúng ta đang sinh sống, thế rồi là chúng tôi phải tham gia hợp tác và bảo hộ bà con ở bên ngoài, bởi vì khi đã là công dân còn gốc Việt Nam quốc tịch Việt Nam thì nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm bảo hộ, thì tôi cho rằng là ở Hoa Kỳ cũng có trường hợp nếu cần thiết thì vẫn có thể tiến hành bảo hộ thông qua cơ quan ngoại giao hoặc là các nước khác đều có rất nhiều. Tuy nhiên tôi cho rằng cái 23 nó cũng không ảnh hưởng nhiều với cái 36, và tôi cho là hiện nay cái định hướng chính của chúng tôi là nghị quyết 36.

- Thưa ông, được biết nghị quyết 23 đưa ra cụ thể nhất là đã công cử ông tiếp tục làm công việc Chủ nhiệm nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, và cái công việc trước mắt là ông là trưởng ban tổ chức những cái chuyến hải trình đi thăm quần đảo Trường Sa có phải không ông?

- Cái nghị quyết của bộ chính trị 36 mới là quan trọng cái định hưởng đó mới là quạn trọng, còn các cái văn bản của chính phủ hay là của các tổ chức, các cơ quan lãnh đạo hoặc là các cơ quan liên nghành phối hợp với chúng tôi thì nó mang tính chất phối hợp thôi, thì chúng tôi định hướng cái nghị quyết cái 36 là chính, còn cá nhân tôi được giao phụ trách cái công việc đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì tôi xác định như tôi đã trả lời rất nhiều lần báo chí trong nước cũng như là bên ngoài, là chúng ta phải có sự chân thành, chúng ta phải có sự dũng cảm, chúng ta phải có sự đột phá, thì chúng ta mới có hòa hợp, hòa giải, mới đạt được đoàn kết dân tộc trong và ngoài, và tôi cũng mong muốn kêu gọi bà con cô bác chúng ta ở bên ngoài cũng như ở trong nước chúng ta phải xóa bỏ đi những ngăn cách những hố sâu hận thù, chúng ta phải cư xử chân thành với nhau hướng về một cộng đồng Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đoàn kết nhất trí với nhau, như cố thủ tưởng Võ Văn Kiệt đã nói là 'Chúng ta mong muốn làm sao cái ngày chiến thắng cũng là ngày hòa hợp hòa giải đạt được đoàn kết dân tộc'.

- Vâng thưa ông, chúng tôi được có cơ hội theo dõi những bài diễn văn, những bài nói chuyện của ông trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở nhà giàn DK1, chúng tôi thấy nội dung phát biểu của ông thường tập trung vào một số vấn đề chẳng hạn như vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc, thường thường ông hay dẫn lời của ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cách đây gần 40 năm, trong đó ông Kiệt có nói câu "triệu người vui, triệu người buồn", thưa ông, vậy thì có phải đã gần sau 40 năm qua, ông là người khai phá ra, mở ra con đường không còn những con người "triệu người buồn" nữa, và mở ra một con đường cho "triệu người vui" qua những hành động cụ thể là mở ra những chuyến hải trình như thế này để đưa người Việt nước ngoài về nối vòng tay lớn với người Việt trong nước hay không?

- Tôi đang muốn thực hiện hiệu quả cái nghị quyết 36 của bộ chính trị là, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phải thật sự được đối xử như là công dân trong nước, bởi vì đó là bộ phận không tách rời, đó là cái tôi cho rằng là định hướng rất đúng đắn. Vấn đề nữa chúng tôi đang thực hiện cá nhân tôi đang rất mong muốn thực hiện ý tưởng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, bởi vì ông Võ Văn Kiệt đã nói rất đúng, chúng ta mỗi khi tổ chức những ngày vui, những ngày chiến thắng, thì đúng là có "triệu người vui" nhưng cũng có "triệu người buồn". "Triệu người buồn" ở đây là những người hiện nay còn sống tha hương, những người sống ở nước ngoài, họ đã ra đi từ những năm 75, những năm 80, đầu những năm 90, nơi đất khách quê người, bởi vì có rất nhiều lý do những nguyên nhân họ đã ra đi mà tôi cho chung quy lại là do chiến tranh mang lại.

Chúng ta đã bắt tay, chúng ta đã tha thứ cho đế quốc Mỹ, cho thực dân Pháp, nhưng chúng ta cũng rất biết ơn nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, nhân dân Hoa Kỳ. Chúng ta đánh giá rất cao cái tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, ủng hộ cái sự phồn thịnh của thế giới, trong đó có các thành viên là Việt Nam hay là chính các quốc gia của họ là Hoa Kỳ, cho nên chúng ta đánh giá rất cao cái tinh thần ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Pháp trong thời kỳ chúng ta chống thực dân Pháp, của nhân dân Hòa Kỳ, của nhân dân Mỹ trong thời kỳ chúng ta chống đế quốc Mỹ, và tôi cho rằng là người Mỹ đã đưa những cuộc chiến tranh rất là không đẹp đến tổ quốc chúng ta trong những năm cuối của thế kỷ vừa qua, có thể nói là trong những năm 60, 70, khi cuộc chiến tranh do người Mỹ đưa lại cho chúng ta ở miền nam miền bắc Việt Nam nó rất là không đẹp. Chúng ta đã có hàng triệu những người con Việt Nam, những gia đình Việt Nam chịu đau thương tang tóc, và người Mỹ đã để lại cái hậu quả rất là lâu dài cho các thế hệ người Việt Nam phải gánh chịu đó là chất độc Dioxin da cam đến bây giờ. Nhưng mặc dù người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh đến Việt Nam làm cho hai miền nam bắc đã có những cái anh em chúng ta cùng một mẹ, cùng một bào thai, nhưng đó những cuộc chiến tương tàn.

Thế rồi hậu quả của chiến tranh để lại do chất độc Dioxin, chất độc da cam, bom Napan, các cái loại vũ khí tối tân mà Mỹ đưa vào Việt Nam để vừa trấn áp vừa là thử nghiệm, tôi cho đấy là cái sự hết sức là dã man, nhưng mà chúng ta cũng sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai tốt đẹp với nhân dân Mỹ, với nhân dân các nước trên thế giới muốn làm bạn với Việt Nam... thì tại sao anh em chúng ta mà chúng ta vẫn gọi là cùng một bào thai, anh em chúng ta hai miền nam bắc chúng ta vẫn gọi là con Lạc cháu Hồng thì tại sao chúng ta cứ hận thù nhau mãi. Cho nên tôi rất mong muốn cái ý tưởng rất tốt đẹp rất đúng của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, là chúng ta phải làm sao hòa hợp, hòa giải đạt được đoàn kết dân tộc, muốn có cái đó chúng ta phải hóa giải rất nhiều vấn đề, đó là sự cố chấp, đó là sự bảo thủ của cả 2 phía.

Trong nước cũng còn có rất nhiều những cựu chiến binh Việt Nam, cũng còn có rất nhiều chỗ này chỗ kia, địa phương này địa phương nọ, có những quan điểm rất cứng rắng đối với lại những người ra đi, đặc biệt là những người bỏ tổ quốc ra đi vì họ có cái sự hận thù, nhưng tôi cho rằng chiến tranh đem lại những cái đau thương tang tóc, chiến tranh đem lại cho một gia đình có khi có những người đã ngã xuống ở phía Cộng Hòa, có những người đã ngã xuống ở phía Quân Giải Phóng, thì tôi cho rằng trong gia đình nó có cả cái mâu thuẫn như vậy chúng ta xử lý thế nào, thì bắt buộc chúng ta phải hòa hợp, hòa giải, chúng ta phải đoàn kết để chúng ta có một gia đình thống nhất,có một gia đình hạnh phúc chứ làm sao chúng ta chia rẽ mãi được, cho nên mong muốn của tôi là chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, trung thực, để chúng ta có một tổ quốc Việt Nam phồn thịnh, mà muốn có một tổ quốc Việt Nam phồn thịnh thì nhân dân trong nước, kiều bào nước ngoài phải đoàn kết với nhau.

- Thưa ông, như vậy là theo ý ông nói là mục tiêu lớn nhất của chuyến hải trình này do ông tổ chức là đi đến cái con đường hòa giải, hòa hợp dân tộc, điển hình là chúng tôi thấy trong cái chuyến đi này ông đã tổ chức những lễ cầu siêu, lễ tưởng niệm rất trang trọng, và đích danh ông đã đứng lên làm lễ cầu siêu cho 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận Hoàng Sa và 64 chiến sĩ Việt Nam tại trận Gạc Ma.. thì thưa ông những điều đó nó nói lên đó có phải là mục tiêu lớn nhất của cái công việc của ông đối với người Việt Nam ở nước ngoài hay không?

- Tôi cho rằng sự nghiệp này đối với dân tộc là của tất cả mỗi người dân trong nước và ngoài nước, chúng ta mong muốn có một đất nước Việt Nam phồn thịnh, giàu mạnh, chúng ta mong muốn có một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong nước đoàn kết gắn bó với nhau, thật sự coi nhau là cùng một dòng máu, thì chúng ta phải có những bước đi rất đột phá, chúng ta phải có những bước đi rất nhân đạo, chúng ta phải có những bước đi cả hai phía đều phải có những bước đi rất chủ động, thì vừa qua trong cái hải trình Trường Sa lần này, chúng tôi nghĩ là lần nào chúng tôi cũng đã làm.

Tổ chức các đại lễ cầu siêu ở ngoài Trường Sa, hay là ở các cái chiến trường khác ở khắp miền nam, miền bắc, tôi cho cũng cùng một mục đích là thực hiện cái truyền thống của ông cha ta để lại là "Uống nước nhớ nguồn". Chúng ta tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, chúng ta tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ từng mét đất thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ của chúng ta để mà có ngày độc lập giải phóng dân tộc, chúng ta mong muốn như vậy và chúng tôi đã thực hiện những bước đi rất cụ thể, trong đó đại lễ cầu siêu một mặt thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, một mặt thể hiện cái mong muốn của chúng ta là xóa đi những hận thù, mong cho những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống trên vùng biển đông dù đó là ở thời kỳ nào.

Đại lễ cầu siêu vừa rồi chúng tôi đã làm trên tinh thần là cho tất cả các anh hùng liệt sĩ đã trải qua các thời kỳ ở trên biển Đông, đã bảo vệ chủ quyền từ ông cha chúng ta cho đến bây giờ mặc dù đó là thời kỳ nào. Trong lễ cầu siêu theo nghi lễ tôn giáo của Phật giáo thì họ phải làm cho tất cả, không phân biệt ai, hai nữa là chúng tôi có nói rằng là trên vùng biển Đông của chúng ta còn có đồng bào, ngư dân qua lại thường là những người ra biển làm ăn, những người đi làm thuê cho các hãng nước ngoài, những chuyên gia bạn bè quốc tế đã sang làm ăn với chúng ta, rồi cả đồng bào chúng ta ra đi bằng con đường biển trong thời kỳ mà sau chiến tranh, họ không hiểu được cái chế độ mới, họ được tuyên truyền rất nhiều những cái vấn đề nó không xác thực với cái chế độ mới nên họ mới sợ họ ra đi, nhưng mà đến bây giờ họ đã xác định được, những người mà đã ăn nên làm ra ở các quốc gia thì họ đã xác định được một cái chân lý là phải trở về với cội nguồn, cho nên chúng tôi muốn làm đại lễ cầu siêu cho cả những con người đã vì những mục đích khác nhau mà đã ra đi trong thời kỳ chiến tranh sau chiến tranh, rồi bỏ mạng ở ngoài biển đông vì rất nhiều lý do khác nhau, bạn bè quốc tế, những chuyên gia, những thủy thủ viễn dương mà qua lại làm ăn trên vùng biển của chúng ta, thì chúng ta cũng mong muốn tồ chức cái tinh thần nhân đạo cái mong muốn hòa bình hữu nghị của chúng ta, nhưng cái đại lễ cầu siêu cũng thể hiện cho thế giới thấy và bạn bè quốc tế thấy rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng chứ không phải là không có.

- Vâng thưa ông, ông nhận xét thế nào trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, hàng triệu người bỏ nước ra đi bằng con thuyền vượt biển mong manh trên đại dương, thì cái nhìn của ông về những con người bỏ nước ra đi đó là như thế nào?

- Tôi nghĩ là trước hết đây là quyết định cá nhân của họ. Họ quyết định cho số phận của họ, bởi vì nó có mấy nguyên nhân. Sau cuộc chiến tranh thì cũng có rất nhiều người ở miền Nam được tuyên truyền là chế độ Cộng Sản là chế độ rất hà khắc ghê gớm, và cũng có rất nhiều vấn để không bình thường, và cái này tôi cho cả những người cả tin nó cũng không có cơ sở chính xác cho nên họ cũng vì những lý do đó họ ra đi, hai nữa là họ ra đi vì họ đã tham gia vào chính quyền cũ họ lo sợ là sẽ bị chính quyền mới có cái trả thù hoặc là có cái gì đó để làm cho họ có thể là lo ngại, rồi thì cũng có người ra đi vì điều kiện kinh tế do hết sức khó khăn, vì chúng ta sau cái giải phóng thống nhất đất nước, thì chúng ta còn phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, phía nam, phía bắc, rồi thì chúng ta vẫn chịu sự bao vây cấm vận của Mỹ cho đến 20 năm sau, tức là năm 75 cho đến năm 1995 thì chúng ta mới có quan hệ bình thường hóa với Mỹ, và như vậy sau 20 năm thì người Mỹ mới có bình thường hóa quan hệ với chúng ta và mới tháo bỏ cấm vận,

thì có thể nói là trong thời gian 20 năm đó chúng ta hết sức khó khăn, phải đương đầu với các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, thế rồi tiếp tục có sự phá hoại của một số tổ chức phản động ở bên ngoài từ phía tây nam, tức là chúng ta phải đương đầu với cả những vấn đề mà chúng ta phải xử lý sau chiến tranh để lại, thì cái điều người ta ra đi trong cái bối cảnh mà người ta không hiểu về chế độ mới, người ta hoảng loạn bởi vì người ta thấy cái cuộc chiến tranh nó tàn khốc quá, người ta không muốn tiếp tục có những cái sự mất mát, đau thương, người ta lo nghĩ, người ta lo sợ, người ta ra đi và là ra đi để tìm đường cứu cho gia đình họ, thật ra đó là quyết định cá nhân họ và cũng là do chiến tranh xô đẩy nên có những đợt ra đi như vậy.

- Thưa ông, trong những buổi lễ cầu siêu ở trên những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của bà phu nhân của cố trung tá Ngụy Văn Thà Hạm trưởng một chiếc hạm Viêt Nam Cộng Hòa đánh trận Hoàng Sa và ông đại tá Vũ Huy Lễ là một anh hùng quân đội nhân dân Hải quân Việt Nam đánh trận Gạc Ma, đồng thời lại có thêm thân nhân của Hạm phó Nguyễn Thành Trí nữa, vậy thưa ông lý do nào mà ông lại mời được những người như vậy của các bên để mà ngồi lại trong cái buổi lễ cầu siêu?

- Trở lại với vấn đề tôi nói lúc đầu, câu hỏi của nhà báo Lý Kiến Trúc, là tôi mong muốn có một sự chân thành, tôi mong muốn có một sự đột phá, tôi mong muốn có những bước đi hòa hợp, hòa giải, bởi vì những người như đại tá anh hùng Vũ Huy Lễ cũng đã có những thành tích rất đáng kể, và xứng đáng được vinh danh anh hùng trong cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thế rồi cả những người đã ra đi cũng vì chủ quyền biển đảo của đất nước chúng ta, đó là chủ quyền thiêng liêng, mà những người như là ông Ngụy Văn Thà Hải quân Trung tá Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ10, thế rồi là ông Thiếu tá Nguyễn Thành Trí là Hạm phó, tôi cho rằng đó là những người đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ biên giới, bảo vệ hải đảo, thì những người đó phải được vinh danh, và tôi cho rằng là lần này chúng tôi có mời phu nhân ông Ngụy Văn Thà, và đại diện gia đình ông Nguyễn Thành Trí, cũng như là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Vũ Huy Lễ ra đảo, để chúng ta mong muốn được nhìn thấy các cái thế hệ những người Việt Nam hoặc là trực tiếp hoặc là có người trong gia đình đã tham gia bảo vệ toàn vẹn lãnh hải của tổ quốc chúng ta, đó là những gia đình có công, đó là những cá nhân có công với đất nước chúng ta, chúng ta phải vinh danh họ và chúng ta phải ghi nhớ họ, và nếu chúng ta ghi nhận những vấn đề đó một cách công tâm, một cách khách quan, đúng với lịch sử đã tạo ra, thì chúng ta sẽ thu hút được sự quan tâm chú ý, cũng như ủng hộ của dư luận nhân dân, và tôi cho rằng việc làm của chúng tôi trong cái chuyến hải trình Trường Sa lần thứ 3 vừa qua đã đem lại một cái thành công rất lớn trong cái chính sách đại đoàn kết dân tộc, và chúng tôi đã đem lại sự an ủi cái niềm động viên rất lớn đến với gia đình những người đã ngã xuống để mà bảo vệ chủ quyền lãnh hải của tổ quốc, mặc dù những người đó đã ra đi hoặc là còn than nhân đang còn sống. Hiện tại thì tôi mong muốn sự thật nó sẽ là chân lý, sự thật nó sẽ đi vào lịch sử, chúng ta không thể loại bỏ bất cứ cái gì, và cái cao nhất cái tối thượng nhất vẫn là tình yêu quê hương đất nước, cái tối thượng nhất vẫn là tình cảm chúng ta dành cho đất nước.


PHẦN 2

Xay dung và bao ve Truong SaXay dung và bao ve Truong Sa

Hình ảnh xây dựng và bảo vệ Trường Sa hiện nay


- Thưa ông, chúng tôi được đọc một bản tin ở trên một đài việt ngữ quốc tế đã phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng vốn là lãnh sự đã xin tị nạn ở Genève, ông Đặng Xương Hùng có tuyên bố là những nhà tranh đấu trong nước sở dĩ bị bắt là do sự đề xuất của bộ ngoại giao chứ không phải dobộ công an, điếu đó có đúng không?

- Cái đó hoàn toàn là sai. Tôi nói Đặng Xương Hùng hay là ông Bùi Tín cũng giống nhau về cái bản chất, quý vị cứ thử nghĩ ông Bùi Tín ông ấy đang ở bên Pháp hay bên Mỹ hay là ổng đi các quốc gia để ổng nói về những thông tin ở Việt Nam, thì người ta đều nghĩ rằng do ổng bất mãn, do ổng không đạt được những mục đích cá nhân mà ông ấy đã có những cái chuyện như vậy, nếu ông ấy giỏi ông ấy ở trong nước đấu tranh cùng với những cái người mà ông cho là người ta nói đúng người ta làm đúng cùng quan điểm với ông thì ông không ở lại trong nước ông chạy ra nước ngoài làm cái gì. Ông Xương Hùng cũng vậy thôi, thế hệ trẻ cũng một con người, có những tham vọng cá nhân, thế rồi có những suy nghĩ không phù hợp rồi ông cũng có những cái bất mãn trong cái việc làm của ông ấy, trong cách cư xử của ông ấy, có thể khả năng của ông có hạn nhưng ông muốn tiến nhanh, khả năng có hạn nhưng ông ấy muốn ngồi vị trí cao để điều hành nhưng không đạt được, thì lại cho rằng chúng tôi đối xử không đúng, không bình đẳng, nhưng trên thực tế quý vị cũng thử xem cái gì cũng kiểm nghiệm, cũng như ông Bùi Tín, ông Xương Hùng cũng sẽ chứng minh được bản chất của ông ấy, còn nếu như ông ấy mong muốn, tôi cho rằng là những người mà có quan điểm chính kiến ở trong nước, mà dũng cảm bằng biện pháp hòa bình, bằng cái tấm lòng chân thật, mong muốn xây dựng đất nước thật sự muốn đóng góp cho chính phủ những cái quyết sách, những cái ý kiến, để đem lại lợi ích cho dân tộc thì đấy mới là những người đáng kính trọng, chứ còn chúng ta chạy ra bên ngoài để mưu cầu một cuộc sống ổn định, để rồi chúng ta ở bên ngoài lại nói xấu cha mẹ, chúng ta lại nói xấu gia đình, thì cái đạo đức cái tư cách đó không ai chấp nhận được. Cho nên tôi nghĩ quý vị đối xử với ông Bùi Tín thế nào quý vị hãy đối xử với ông Xương Hùng như thế, vì thậm chí ông Xương Hùng là cái lớp trẻ mà tôi cho rằng đã có cái mưu cầu cá nhân rất lớn mà không đạt được. Ông ấy đã từng nói với những người thân trong gia đình ổng là vì con ổng học vì vợ ổng ở bên đó, vì ổng muốn có cuộc sống ổn định ở bên ngoài, ổng không muốn sống ở trong nước khi không đáp ứng được nguyện vọng của ông ấy. Tôi cho là cái mong muốn của ông ấy nó quá sức.

- Vâng, nếu vậy thì thưa ông, ông đánh giá thế nào về những nhà tranh đấu phản biện về dân chủ đang đòi hỏi trực tiếp ở trong nước, và những người mà ông cho rằng là đã đi lệch cái đường lối của đảng và chính phủ?

- Tôi nghĩ rằng là ai ở đất nước Việt Nam, anh thấy đấy có rất nhiều người ở hải ngoại về, thậm chí ở bên Mỹ, bên Canada, ở Pháp, ở Úc, họ có những phát biểu không đồng tình với chúng tôi, họ có những phát biểu đả kích hoặc là công kích hoặc là có những cái thậm chí là vu khống với cái chính sách của nhà nước, thì họ vẫn về Việt Nam, tôi không liệt kê tên ra đây bởi vì nhiều lắm, họ vẫn về Việt Nam, nếu mà như thế thì chúng tối bắt hết à, phải không ạ, chúng tôi bắt người trong nước dễ, bắt người ở ngoài về còn dễ hơn nữa, là vì anh đã nhập cảnh vào Việt Nam, chúng tôi giữ chúng tôi không cho anh đi ra nữa, chúng tôi tịch thu hộ chiếu, nhưng mà những người đó tôi biết vẫn về Việt Nam, ở bên ngoài thì vẫn đả kích vẫn nói xấu đường lối chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam của chính phủ Việt Nam, nhưng mà chúng tôi vẫn để họ về Việt Nam thoải mái, bởi vì họ có mục đích trở về là để phá hoại, để tổ chức khủng bố, hay lật đổ chính quyền trong nước, như một số những cá nhân trong nước chúng tối bắt giữ là bởi vì chúng tôi đã có những thông tin những cơ sở chính xác, không phải họ chỉ có những bài viết tuyên truyền trên mạng, họ đã có những kế hoạch, âm mưu bạo loạn, lật đổ và được các các tổ chức ở bên ngoài đón tiếp họ, huấn luyện cho họ, ở Thái Lan, ở Philippines, những cái này quý vị không biết nhưng chúng tối biết, bây giờ thậm chí tôi nói ví dụ như là ông Cù Huy Hà Vũ ông ấy được sang Mỹ, rồi quý vị sẽ thấy ông ấy sang Mỹ sẽ hoạt động thế nào, bởi vì tôi nghĩ ông ấy chả đem lại lợi ích gì cho nước Mỹ, các quý vị chỉ gánh thêm một cái thành phần mà có cái hay có những cái tính khí nó ngang ngược không giống ai. Bởi vì đã có thời kỳ ông ấy tự đứng ra ứng cử bộ trưởng bộ văn hóa có ai bầu đâu. Thế thì tôi cho rằng là tất cả những thành phần đó nếu không có những cái kế hoạch bạo loạn, lật đổ, hoặc là âm mưu lật đổ nhà nước thì chúng tôi không bao giờ bắt giữ, và tôi nghĩ rằng các phiên tòa xét xử những thành phần này, đều đã có chứng cứ dựa trên cơ sở chứng cứ của công ước luật pháp quốc tế, cũng như là bộ luật của Việt Nam. Bởi vì bất cứ quốc gia nào cũng phải có điều luật để chúng ta bảo vệ chủ quyền an ninh toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ của chúng ta, chúng ta có quyền duy trì những điều luật của chúng ta trên cở sở phù hợp với luật pháp quốc tế, tôi nghĩ là khi chúng tôi đã xét xử, chúng tôi đã đưa ra những bản án thì họ phải tâm phục khẩu phục, ví dụ như tôi nói kể cả trường hợp anh không nêu, như anh Lê Công Định chúng tôi cũng đã xét xử, chúng tôi cũng đã có những công bố chính thức, họ cũng phải tâm phục khẩu phục, bởi vì ông ấy cũng đã tham gia viết bài nói xấu chế độ nhưng không chỉ có thế, rất nhiều người hiện nay đang nói chúng tôi có bắt đâu, thậm chí có những quan chức cựu quan chức trong cơ quan công quyền của Việt Nam, họ phát biểu những cái suy nghĩ nó mang tính chất là, tôi cho rằng là nó bất mãn không đúng với cái thực tế hiện nay, nhưng mà chúng tôi cũng không bắt giữ, bởi vì họ không có những âm mưu lật đổ hay là không có những âm mưu bạo loạn, những người chúng tôi bắt, chúng tôi xử đều có chứng cứ, và các phiên tòa đều có sự tham gia của các phóng viên các cơ quan truyền thông trong nước thậm chí nước ngoài, có những phiên tòa là họ ngồi dự ở phòng bên cạnh có truyền thông, có màn hình trực tiếp, bởi vì phiên tòa xét xử quá đông người, rồi phía thân nhân bị cáo, rồi phía nhân dân đến dự, chúng tôi cho rằng là như vậy rất công khai. Nếu như có những trường hợp nào không đúng thì thế giới họ hiểu chứ sao họ lại bầu chúng tôi vào hội đồng nhận quyền trong nhiệm kỳ vừa rồi.

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những cuộc tranh đấu của người Việt ở hải ngoại tranh đấu cho Việt Nam, sẽ có một nền tự do dân chủ thực sự tốt hơn nữa?

- Tôi nghĩ rằng, nếu muốn cho Việt Nam có một nền tự do dân chủ tốt hơn nữa theo như mong muốn của bà con thì tôi khuyên là bà con nên trở về quê hương đất nước, để mà tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, bởi vì như nhà báo Lý Kiến Trúc thấy đấy quả thực là đi từ bắc vào nam đều thấy một sự thay đổi rất lớn, không ai có thể nhận ra Sài Gòn bây giờ, không ai có thể nhận ra Vũng Tàu, chúng ta vừa đi qua Vũng Tàu hôm qua chúng ta thấy không khác gì một thành phố du lịch của Châu Âu hay bên Mỹ, thậm chí còn có những cảnh đẹp hơn nữa vì chúng ta có cảnh thiên nhiên rất đẹp, rồi tôi nghĩ rằng bà con biểu tình hay là chống đối bên ngoài thì bây giờ tôi biết cái số càng ngày càng giảm đi rất nhiều, một phần là các vị mà có các tư tưởng cực đoan cũng lớn tuổi rồi, tôi thấy cũng đa số là 70, 80 tuổi cả rồi, phần lớn đại đa số tôi vẫn nói, và bà con thừa nhận, là người ta lẳng lặng về Việt Nam người ta chả cần ai chi phối điều hành người ta cả, người ta cứ tự về, chúng tôi cũng không phải là ép buộc người ta về mà người ta thầy rằng người ta cần phải về, người ta cũng tự người ta về có tuân theo chỉ đạo của tổ chức nào đâu, cho nên là đi biểu tỉnh trong 39 năm qua sắp tới đây là 40 năm; chúng ta thống nhất giang sơn, thì chúng tôi nghĩ rằng các vị nên cùng chúng tôi chung tay nghĩ ra những cái hoạt động, những cái bước đi đột phá để chúng ta xích lại gần nhau, và tôi nhắc lại lần nữa chúng ta đã tha thứ cho đế quốc Mỹ, chúng ta đã tha thứ cho thực dân Pháp, thì tại sao chúng ta không thể tha thứ cho những người anh em với nhau, cùng một bào thai, cùng một dòng máu, con Lạc cháu Hồng, tại sao chúng ta cố chấp, cái sự cố chấp bên ngoài nó là rất lớn, bởi vì các quý vị tổ chức biểu tình, các quý vị tổ chức nối kết những cái hoạt động hoạt động kia, trước đây thôi, để mà nhằm cản trở quan hệ Mỹ-Việt cũng như là các đoàn công tác ở trong nước đi ra sang Mỹ, kể cả những diễn viên tôi thấy rất bình thường như là diễn viên hài, hay là Đàm Vĩnh Hưng, thì quý vị biểu tình làm gì phản đối làm gì, chúng ta thấy việc làm đó chỉ đem lại cái mâu thuẫn làm giảm uy tín của người đi biểu tình, tôi cho là cái việc đó không nên, sắp tới 40 năm rồi chúng ta phải nghĩ tới cái gì đó để các vị có cái thời cơ để trở về quê hương đất nước, để dù rằng có bảo thủ mấy, ngoan cố mấy, có sắt đá mấy, thì cũng phải thấy rằng là trước khi nhắm mắt lìa đời mà không được trở về quê cha đất tổ không nhìn thấy quê hương mình, thực tế nó thay đổi hay không thay đổi thì các vị trong gia đình cũng không yên lòng, cho nên chúng ta, chúng tôi đang có những bước đi rất là chủ động, chúng tôi đã có những bước đi gọi là hòa hợp, hòa giải thật sự, đặc biệt là cái hải trình Trường Sa lần thứ 3 này, các quý vị cũng phải thấy, quý vị cần phải suy nghĩ, còn đảng nhà nước chính phủ Việt Nam có thể quên đi một số rất ít, nhưng mà quý vị cố tình không muốn có hòa hợp, hòa giải, không muốn trở về đất nước, thì trước hết là không có cái thiệt không có cái hại gì cho chính phủ nhà nước Việt Nam, nhưng có cái hại có cái thiệt cho quý vị đó là cái sự nuối tiếc, cái sự hận thù ôm mãi trong lòng cho tới lúc ra đi chúng ta vẫn không thể giải tỏa được. Tôi nghĩ rằng quý vị nên suy nghĩ lại vấn đề này để chúng ta tiến tới ngày hòa hợp, hòa giải đạt được đoàn kết dân tộc thật sự như mong muốn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.

- Nhưng thưa ông trong các cuộc biểu tình của người Việt tị nạn tại hải ngoại, có những cuộc biểu tình kéo tới tận tòa đại sứ của Trung Quốc, để phản đối âm mưu Hán hóa của Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như âm mưu xâm thực dần dần biển Đông, thì ông nghĩ thế nào về các cuộc biểu tình đó?

- Tôi nghĩ rằng là đấy trở lại vấn đề là cần phải có thông tin, nhà báo Lý Kiến Trúc lần này về cũng thấy chúng ta đâu có dâng biển, bán đất cho ai. Vấn đề này đã được khẳng định từ lâu rồi, từ chuyến đi đầu tiên của kiều bào hải ngoại về Việt Nam, còn có những thông tin sai lệch, và đến bây giờ tôi cho rằng ai còn nói Việt Nam dâng biển, bán đất cho Trung Quốc thì tôi cho rằng đó là người không có cập nhật thông tin, và không có cái trí tuệ phát triển, bởi vì cái thứ nhất là trước đây chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của ông Thiệu chỉ có 5 đảo thôi (ở quần đảo Trường Sa), cái này ngay quân lực Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ cũng thừa nhận lúc bấy giờ chính quyền Sài Gòn chỉ quản lý có 5 đảo, bây giờ chúng tôi có 21 đảo, nguyên nhà báo Lý Kiền Trúc đi vừa rồi đã là 12 điểm rồi, 9 đảo nổi, 2 đảo chìm và nhà giàn, thế nhà báo Lý Kiến Trúc có chứng kiến nguyên cái hải trình này chúng ta đi 12 điểm, và trước đây chính quyền Sài Gòn chỉ quản lý có 5 đảo, thế thì lấy đâu ra, tôi chưa nói là chúng ta có 21 đảo và 16 nhà giàn trên thềm lục địa, chúng ta có 33 điểm đóng quân, ngoài cái Hoàng Sa bị chiếm giữ trái phép từ thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thì đến bây giờ Trường Sa chúng ra đang giữ phần lớn, có thể nói Việt Nam chiếm giữ nhiều nhất, và tuyên bố chủ quyền nhiều nhất với 21 đảo và 16 nhà giàn, nhà giàn thì nhà báo Lý Kiền Trúc cũng biết rồi, thật ra chúng ta xây dựng trên cái thềm lục địa của chúng ta dọc theo cái đường lãnh hải của chúng ta 200 hải lý, phải không ạ, thế thì cái này chúng ta rất đặc biệt, chúng ta làm mà không cần xin phép ai, thế thì tại sao nói chúng ta dâng biển, bán đất, cái thứ 2 nữa nhà báo Lý Kiền Trúc thấy ở một số đảo chúng ta đang mở rộng, đang lấn biển, anh thấy đảo Đá Tây gần quần đảo Trường Sa chúng ta lấn ra cả hecta, và đang đổ đất đang đổ cát và các phương tiện kỹ thuật chúng ta đưa ra, thế rồi thì rồi ở đảo Sinh Tồn, chúng ta cũng đang lấn biến chúng ta dựng thành nhưng ô tàu để mà tàu bè của ngư dân tránh bảo hoặc là có những vấn để khẩn cấp có thể bảo hộ tàu chúng ta để lực lượng hải quân chăm sóc giúp đỡ, thì tôi cho rằng đây chúng ta đang mở rộng lấn biển, chúng ta tiếp tục mở nữa, thế thì cái đó không có chuyện dâng biển bán đất cho Trung Quốc, phải không ạ, và rồi thì chúng ta đã hiện đại hóa lực lượng Hải quân Việt Nam, nếu chúng ta dâng biển, bán đất chúng ta đi theo Trung Quốc thì chúng ta để cho họ quản lý họ giúp chúng ta, chúng ta để tiền làm việc khác chứ cần gì phải mở rộng thêm đất, mở rộng thêm biển, chúng ta phải đấu tranh dành từng hòn đảo, dành từng mét nước để làm cái gì, thì tôi cho rằng cái nhìn nhận phải đúng, nếu các quý vị nào không tin tôi cho rằng các vị nên về, tôi sẵn sàng mời các vị về, nếu như ông A bà B nói rằng không tin tôi sẵn sàng mời các vị về, các vị có dám về không, các vị về các vị tận mắt chứng kiến, tôi chỉ sợ các vị về các vị thấy sự thật rồi các vị không biết nói thế nào trong thâm tâm trong bụng các vị không muốn thấy sự thật đó. Tôi khẳng định lại một lần nữa là từ 5 đảo của Việt Nam Cộng Hòa, thì chúng tôi sau thống nhất, chúng tôi sau năm 1975 chúng tôi đã có hiện nay 21 đảo trong đó có 9 đảo nổi và 12 đảo chìm, chúng tôi đã có 16 nhà giàn, có thể nói là đủ một cái lực lượng để bảo vệ, cũng như các phương tiện để anh em hải quân có thể bảo vệ chủ quyền chúng ta trên dọc thềm lục địa chúng ta 200 hải lý, trở ra tôi xin nói thế để quý vị có thể thấy rằng là chúng ta có lý do, có chứng cứ để nói Việt Nam dâng biển, bán đất cho Trung Quốc hay không.

- Vâng thưa ông, nếu như vậy thì ông phủ nhận trong cuộc chiến tranh Việt bắc với Trung Quốc năm 1979 chúng ta đã mất 600km vuông đất, và trong cái hiệp ước 2000ký kết vùng phân định đánh cá ở vùng biển Bắc Bộ chúng ta đã mất 10.000km vuông, thưa ông cái điều đó ông có xác nhận không?

- Trước hết tôi nói những con số này không có cơ sở, đấy là cái nói của những người muốn nói và những người muốn phủ nhận cái thực tế Việt Nam đã làm, tôi nói trên phương án định vị biên giới cấm mốc giữa Việt Nam và Trung Quốc, có thể nói là những đoàn công tác của chúng tôi vừa phân giới cấm mốc hết sức khó khăn gian khổ vất vả để mới có thể có từng mét đất, để mới có thể phân định từng cột mốc, chúng tôi cương quyết đấu tranh trên cơ sở là Hiệp định, Phân định kể cả vịnh Bắc Bộ từ thời nhà Thanh thời Pháp, để mà chúng ta có những cột mốc biên giới chính xác, có những lời nói cay đắng cay ngược, quý vị đâu có biết là có những nơi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc nhưng lại là mồ mã của những người dân vùng biên giới Việt Nam, bây giờ mồ mã họ, họ đã an táng ở đó rồi, bởi vì cuộc chiến biên giới là 2 bên giao thương rất là nhiều, thậm chí là thông gia với nhau, thậm chí có những vùng không thấy biên giới ranh giới, thế thì chúng ta phân định thế nào, và chúng tôi phải căn cứ vào rất nhiều những hồ sơ, những chứng cứ những tư liệu khoa học, cơ sở mà để chúng ta phân định hoạch định một cái biên giới trên đất liền, có thể nói chúng tôi có những cái đợt đàm phán đấu tranh với Trung Quốc họp đến 2, 3 giờ sang, có khi họp đêm tới ngày, chúng tôi kiên quyết không để 1 ly, không dời một tấc, và cái này quý vị đâu có biết, hay những nhà khoa học ở xa đâu có biết mà căn cứ vào đâu mà nói mất 6 trăm kilo mét vuông đất, căn cứ vào đâu nói mất 10 ngàn mét vuông biển, không có cơ sở, bởi vì là trong quá trình đàm phàn, trong quá trình thực hiện dự kiến cái sơ đồ phân giới cấm mốc là có những nơi là phải treo leo lên những đỉnh núi đá, treo leo xuống những cái vực thẳm rất là ghê gớm, mà anh em trong cái đội hoạch định biên giới của chúng ta đã phải hoạt động cùng với phía Trung Quốc.

Và tôi khẳng định rằng 1 mét đất chúng ta không đi, 1 ly chúng ta không rời, cho nên nhiều cuộc đàm phán căng thẳng tới mức làm cả ngày cả đêm, nhiều anh em chúng ta ốm phải cấp cứu, bởi vì tình hình sức khỏe không ổn định, bởi vì quá căng thẳng, nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng phải chiến đấu, chúng ta cũng phải đàm phán, chúng tôi cho rằng những cuộc đàm phán này đem lại lợi ích cho dân tộc, dù đó là vịnh Bắc Bộ, dù đó là ở trên đất liền, cái chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của chúng ta đã được đảm bảo một cách vững chắc, tôi hoàn toàn bác bỏ những cái điều nói rằng chúng ta đã mất hàng ngàn mét ở biển cũng như ở trên đất liền, bây giờ quý vị thử đi về đó lại đi, người nào nói mất như thế, nhà khoa học nào nói như vậy, bản thân quý vị đưa ra giải pháp thì quý vị tự về làm thử đi cùng với chúng tôi đi, ở ngoài nói thì rất dễ, vào cuộc mới thấy nó khó.

 

PHẦN 3

Bia chủ quyền từ năm 1975

Bia chủ quyền do VNCH xây dựng từ trước năm 1975

nhà giàn tại thềm lục địa

Hàng chục nhà giàn trên thềm lục địa vùng quần đảo Trường Sa


- Thưa ông, cho đến nay thì chúng tôi nhận thấy chưa có một lời mời chính thức nào (của chính phủ) đối với những nhà nghiên cứu Biên giới Việt Nam, cũng như đối với những nhà nghiên cứu biển đảo Việt Nam để về có thể chứng minh những điều như ông nói; ông có dự định trong tương lai ông có thể tổ chức những chuyến đi như vậy, đặc biệt mời những nhà nghiên cứu, những học giả về biển Bông, về Biên giới, để thăm trực tiếp thực địa?

- Nhà báo Lý Kiến Trúc nói vấn đề đó thì nó lại hoàn toàn là cái thông tin nằm ngoài cái sự hiểu biết, hoặc là cái thông tin nó ghi nhận những cái mong muốn của chúng tôi đối với những học giả như vậy, chúng tôi chưa bao giờ cấm các học giả như thế trở về Việt Nam để mà tự nghiên cứu hoặc là tham gia giúp chúng tôi. Chưa có ai về cả, cũng như tôi nói, này hãy vì Trường Sa chúng tôi mời bà con cô bác về, chúng tôi thông qua các đại diện ngoại giao ở các nơi thông tin đến bà con, nếu các vị về các vị có thể tự về như là anh Lý Kiến Trúc, như là một số các bà con cô bác trong hải trình lần này họ có thể về, họ tự thẩm định, họ có thể đăng ký về với tư cách là một công dân Việt Nam ở nước ngoài về vì Trường Sa, để mà ra Trường Sa để thẩm định xem có đúng chủ quyền bảo vệ không, xem biển Đông có bị dâng bán không, chúng tôi chưa bao giờ có chính sách cấm các nhà khoa học trở về, hay là những người nghiên cứu về biển Đông, có những người họ về, họ tự tham gia tự nghiên cứu, họ tự mày mò, thì nếu quý vị có tấm lòng như thế quý vị cứ về nghiên cứu tìm hiểu, thậm chí là tham gia hành trình Trường Sa, tại sao không về, chúng tôi mời công khai chứ.

- Vâng, nhưng mà thưa ông trên tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, dù sao đi nữa, các ông vẫn là những người bên thắng cuộc, chúng tôi tạm gọi như thế đi, thì ông nên có một lời mời nào đó thì chúng tôi nghĩ nó có thể đạt được hiệu quả trong tinh thần hòa hợp, hòa giải hay hơn.

- Tôi xin nhắc lại là cái chuyện mời chúng tôi luôn luôn mở rộng cửa, không phải tôi mời, mà là chính nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của chúng tôi trong đợt sang thăm Hoa Kỳ năm 2007, nếu quý vị còn nhớ, hoặc là không, quý vị mở lại các kho lưu trữ các cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ hoặc quốc tế, thì nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói là mẹ hiền tổ quốc Việt Nam sẵn sàng mở rộng cửa đón những người con Việt Nam xa tổ quốc trở về, không phân biệt là người đó ra đi trong bối cảnh hoàn cảnh nào, miễn là trở về với tấm lòng chân thành yêu nước và muốn xây dựng đất nước, đừng có mang bom mìn về Việt Nam là được rồi, cho nên tôi nói là một lời mời cao nhất của chủ tịch nước thôi, còn cần lời mời nào nữa, nếu quý vị có tấm lòng hãy về đi, quý vị có thể tự mình thẩm định nghiên cứu rồi đưa ra quyết định, chứ đứng ngồi bên ngoài mà nói mà phàn nàn thì nó không có chính xác.

- Vâng thưa ông, trở về với vấn để thời sự hiện nay thì vào ngày 30-03-2014, chính tổ chức Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Truyền Thông Báo Chí của chúng tôi ở tại quận Cam, đã có một buổi họp báo cho Thượng Nghị Sĩ Dick Black ở Quốc hội tiểu bang Virginia, đến phổ biến về Nghị quyết JR.455 của Lưỡng viện Quốc hội vinh danh những chiến sĩ và quân dân Việt Nam Cộng Hòa, để từ đó có thể tiến tới xa hơn về một giải pháp tương lai cho VNCH làm cơ sở pháp lý để đòi lại quần đảo Hoàng Sa; ông đánh giá về việc này như thế nào?

- Tôi nghĩ là việc làm của các nghị sĩ Mỹ, của các dân biểu Mỹ với lại tổ chức người Việt ở hải ngoại trên nước Mỹ là quyền của họ, còn mục đích đòi Hoàng Sa thì đó cũng là mong muốn của chúng tôi, và chúng tôi vẫn tuyên bố Hoàng Sa Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam, nhưng mà cái mong muốn của chúng tôi là các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông tự nhìn nhận thấy trách nhiệm của mình đối với các công ước quốc tế, luật pháp quốc tế, mà các bên đều có tham gia, chúng ta phải chủ động, và mong muốn của nhà nước Việt Nam là bằng biện pháp hòa bình, chúng ta kiên quyết chúng ta đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa và những phần của Trường Sa đã bị chiếm giữ trái phép, chúng ta không dùng bạo lực, thế còn nếu các vị có những cơ sở chứng cứ để khẳng định Hoàng Sa là của chúng ta, thì cung cấp cho chúng tôi, chúng ta phối hợp với nhau càng tốt, tôi cho rằng đấy là mục đích chung, nhưng mà chúng ta không dùng bạo lực, chúng ta không kích động, chúng ta không khiêu khích bất cứ quốc gia nào và chúng ta kiên trì vấn đề này trong thời gian lâu dài.

- Như vậy ông cho rằng cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng Hòa để đòi lại Hoàng Sa có thể đóng góp vào cái công cuộc mà đòi lại Hoàng Sa của cả nước phải không ạ?

- Tôi nghĩ rằng là không ai có thể phủ nhận Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền sở hữu và chiếm đóng của ông cha ta từ lâu, và không ai có thể bác bỏ những cái chứng cứ để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, bởi vì hiện nay, Hoàng Sa đang tạm bị nước ngoài chiếm đóng, thì chúng ta cũng mong muốn là chúng ta bằng những chứng cứ pháp lý, bằng các công ước quốc tế mà các bên tham gia để chúng ta lấy lại cái chủ quyền của chúng ta, chứ chúng ta không bao giờ nói là Hoàng Sa không phải của chủ quyền Việt Nam, đó là điều bất di bất dịch, cho nên cái việc mà bà con cô bác chúng ta, những nhà khoa học, những nhà luật gia, chúng ta sống ở cộng đồng người Việt hải ngoại ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới mà có tấm lòng yêu chuộng hòa bình, có tấm lòng bảo vệ quê hương đất nước, có tấm lòng hướng tới biển đảo mà cung cấp thêm những chứng cứ về Hoàng Sa là thuộc chiếm hữu sở hữu của Việt Nam từ lâu đời thì chúng tôi hoan nghênh, và chúng tôi sẵn sàng hợp tác để mà chúng ta có những bước đi thích hợp, để rồi bằng biện pháp hòa bình, tôi xin nhắc lại bằng biện pháp hòa bình bằng công ước quốc tế để chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta lâu dài.

- Vâng, xin cám ơn ông thứ trưởng Nguyên Thanh Sơn, và đây là câu hỏi cuối cùng để không mất thời gian của ông nhiều, thưa ông trong chuyến đi hải trình lần 3 này, có một chương trình đặc biệt đi thăm nghĩa trang Bình Dương tức là nghĩa trang quận đội Biên Hòa với lại nghĩa trang Liệt sĩ, điều đó nằm ngoài trương trình nó có nêu lên một điểm nào mà ổng muốn nói trong cái cuộc đi thăm đặc biệt 2 nghĩa trang này?

- Trên thực tế thì nghĩa trang Biên Hòa cũ nay gọi là nghĩa trang Bình An, chúng tôi đánh giá là một điểm sáng trong hòa hợp, hòa giải và đại đoàn kết dân tộc, bởi vì không phải như một số các quý vị ở hải ngoại nhất là nam California, như lời ông Nguyễn Tấn Lạc nói, hay là như một số người đã nói, như là chính phủ Việt Nam không có làm gì cho nghĩa trang Biên Hòa hoặc là chính phủ Việt Nam chỉ nói mà không làm, thì tôi nói thế này “trăm nghe không bằng một thấy” quý vị cứ ngồi một chỗ rồi nói, hoặc là không muốn nhìn thấy cái sự thật, bởi vì tôi thấy các clip của Phố Bolsa TV ông Vũ Hoàng Lân đã đưa hình ảnh cả tôi, cả ông cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ông Lê Thành Ân, rồi ông Nguyễn Đạt Thành, rồi rất nhiều các vị lãnh đạo của địa phương tỉnh Bình Dương đã đến viếng và thấp nhang tại nghĩa trang Bình An bây giờ tức là Biên Hòa cũ, với một cái khuôn viên rất là ngăn nắp, với một cái lễ đài rất là đẹp đẽ hoành tráng, thì tôi không hiểu các quý vị ở hải ngoại còn nói gì về cái chuyện này nữa, những người anh em đồng đội quý vị đang nằm đấy, mà những cái mồ mã đã 40 năm nay không ai chăm sóc nó lún, nó sụt vì điều kiện thiên nhiên, chứ không có ai phá phách, không có ai phá hoại cả, thì chúng ta phải về chúng ta tu sữa đi, bây giờ cứ ở bên Mỹ, ở bên Pháp, ở bên Úc mà kêu gọi là làm, rồi nói Cộng Sản không làm, Cộng Sản đang làm quá nhiều nhưng tiền thì cũng có hạn thôi, chúng tôi đâu phải giàu có như nước Mỹ, vì vậy quý vị nói quý vị có tấm lòng thì quý vị hãy đóng góp để mà về xây lại mồ mã cho những anh em đồng đội của mình mà không ai chăm sóc, phải không ạ, nếu quý vị không làm thì nhân dân trong nước cũng làm vì tinh thần nhân đạo, cho nên tôi nói rằng nghĩa trang Biên Hòa sẽ là điểm sáng để hòa hợp, hòa giải và đại đoàn kết dân tộc, còn quý vị không thể xuyên tạc được sự thật, không thể nói khác được, và “trăm nghe không bằng một thấy”, tôi đề nghị sẽ đưa những bức ảnh những hình ảnh rất là sinh động rất mới về nghĩa trang Biên Hòa cũ tức Bình An mới hiện nay lên trên Internet để cả thế giới nhìn thấy một sự thay đổi, một cái thực tế rõ ràng, chứ không phải như một số người ngồi ở bên ngoài rồi cứ hò hét cứ nói rằng là Cộng Sản nói làm nhưng Cộng Sản không làm, Cộng Sản đang làm quá nhiều, chính quý vị không làm gì cả, quý vị đang làm cho những người anh em đồng đội của quý vị nằm dưới đó, người ta bất bình người ta thấy rằng là quý vị không nghĩ tới người ta, chứ còn chúng tôi thì luôn luôn nghĩ tới người ta, bởi vì truyền thống của ông cha chúng ta “nghĩa tử là nghĩa tận”, những người đã chết dù rằng lúc sống là kẻ thù, nhưng lúc chết họ là bạn với nhau kể cả với những người trên trần gian, cho nên tôi nghĩ nghĩa trang Bình An hiện nay là Biên Hòa cũ sẽ chứng minh cho quý vị thấy ai đúng ai sai.

- Xin cám ơn ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã cộng tác với chúng tôi trong cuộc phỏng vấn đặc biệt này, thay mặt cho Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Truyền Thông Báo Chí từ quận Cam, chúng tôi hân hạnh được tiếp xúc với ông và xin cám ơn ông trong cuộc phỏng vấn này; xin chúc ông sức khỏe và có thể tiếp tục làm công việc sắp tới cho chuyến Hải trình lần thứ 4 sắp tới.

- Tôi xin cám ơn nhà báo Lý Kiến Trúc đã có những câu phỏng vấn rất là hay, và đồng thời qua cái hải trình lần này nhà báo trực tiếp tham gia với uy tín của ông, tôi cho ông sẽ là con người rất là trung thực, khách quan, bởi vì Câu Lạc Bộ Báo Chí của ông tôi cũng đã theo dõi rất nhiều, tôi thấy là cũng rất nhiều những nhân vật uy tín trong nước (Đại sứ David Shear) và ngoài nước đã đến để tham dự, và tôi cho lần này với những ý kiến đánh giá của ông về hải trình Trường Sa, về những sự thật, những vấn đề ông đã nhìn thấy tận mắt ông đã chứng kiến từ hải trình Trường Sa đến nghĩa trang Biên Hòa, đến tất cả mọi vấn để trong nước thì tôi cho rằng cũng không cần nhà báo Lý Kiến Trúc phải nói gì khác, mà tôi chỉ cần là sự trung thực khách quan có sao nói vậy như các cơ quan truyền thông khác tôi đã đề nghị, và đây cũng là lương tâm trách nhiệm của nhà báo, tôi hy vọng rằng là với trí tuệ với cái danh dự và với cái hiểu biết của ông, ông sẽ làm một cái việc mà giúp cho trong ngoài xích lại gần nhau hơn. Xin cám ơn ông!/

 

Lý Kiến Trúc thực hiện trên quần đảo Trường Sa (HQ571) ngày 26 tháng 4 năm 2014

05 Tháng Bảy 2016(Xem: 7279)
- Wikipedia: Hiệp định Geneve 7/1954 - Các bài phỏng vấn khác.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15327)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
28 Tháng Tám 2014(Xem: 22314)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 11279)
Ảnh trên: Trong chuyến đi Việt Nam vừa qua, nhờ “hồng ân” Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc may mắn diện kiến và được phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, Sàigon.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9354)
Lời tòa soạn: Nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGTNVN có nhiều vấn đề “nhạy cảm lẫn phản cảm”; tòa soạn sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. Mời quý bạn đọc đón xem. (VH)
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 8127)
Trong lúc đi dạo quanh chiếc HQ-571 nặng 2000 tấn của HQ VN; chúng tôi gặp bà quả phụ cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, nguyên Hạm trưởng HQ-10 đã anh dũng chiến đấu với HQ TC ở nhóm Nguyệt Thiềm quần đảo Hoàng Sa. Cái chết của ông đã đi vào lịch sử HQ VNCH. Bà Thà ngồi riêng rẽ một mình trên “boong”, mặt trầm ngâm, đôi mắt xa xăm nhìn ra trời cao biển rộng, mênh mông xa vắng.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8347)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 19-04-2014. Từ Cát Lái ra cửa biển Vũng Tàu, sau hai ngày hai đêm con tàu HQ 571 lướt sóng ngoài khơi biển Trường Sa; bây giờ là 7 giờ kém 15, áo phao buộc chặt, dập dềnh mặt sóng nhẹ, chúng tôi dời tàu mẹ xuống ca-nô chuẩn bị tiến vào đảo Đá Nam.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 9650)
Hôm nay là ngày 21-04-2014 chúng tôi đang đi thăm đảo Sơn Ca. Ngay trên đảo Sơn Ca chúng tôi tình cờ gặp bà Nguyễn Nguyệt Rạng, bà là một thành viên trong phái đoàn đi thăm quần đảo Trường Sa. Tuy là một phụ nữ khá lớn tuổi ở hải ngoại, bà Rạng vẫn thường tham gia sinh hoạt đấu tranh với nhiều tổ chức chính trị, hơn nữa, bà có cảm tình đặc biệt với đảng Việt Tân nhất là giới trẻ.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 8287)
Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 8087)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 8078)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 7093)
Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)
29 Tháng Năm 2014(Xem: 11084)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, đại diện cho tờ Văn hóa Magazine California, tôi hân hạnh được gặp và trò chuyện với hai nhà tranh đấu dân chủ ở Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. Ông Hà Sĩ Phu nổi tiếng với loạt bài: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Chia tay ý thức hệ" (1995). Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh để đời với luận chứng “Sự thật về Thác Bản Giốc” , gần đây tạo ra cuộc tranh biện gắt gao với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Việt Nam. (Lý Kiến Trúc
22 Tháng Năm 2014(Xem: 8557)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh. Ông bà Hà Sỹ Phu đang tạm trú ở một căn nhà lụp xụp, có thể nói rất “nghèo nàn”, khuất dưới một con dốc. Hai ông bà tỏ ra rất ngạc nhiên khi gặp tôi. Nhưng khi đọc danh thiếp của tôi, ông mừng rỡ và ân cần mở cửa hàng rào mời vào.
19 Tháng Năm 2014(Xem: 10559)
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
18 Tháng Năm 2014(Xem: 6403)
Hôm nay là ngày 5/5/2014, tôi Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Magazine California hiện đang ngồi tại thành phố Đà Lạt, tôi hân hạnh gặp được nhà tranh đấu dân chủ Hà Sỹ Phu và nhà dân chủ phản biện Mai Thái Lĩnh.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 6480)
Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội họp báo Quốc tế vào chiều 7 tháng 5. Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam tố cáo TC đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông…
08 Tháng Năm 2014(Xem: 6882)
Liệu Việt Nam có thể lùi bước thêm nữa hay không? Mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.