Biển Đông Nam Á: Chiến tranh hay Hòa bình?

20 Tháng Mười Một 20168:02 CH(Xem: 6615)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  21  NOV  2016


Nhân Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang


Biển Đông Nam Á: Chiến tranh hay Hòa bình?


VĂN HÓA


18/11/16


1.


Thay vì như tựa đề biển Đông Nam Á: Chiến tranh hay Hòa bình do báo Văn Hóa đặt, theo thông báo chính thức của ban tổ chức, cuộc hội thảo lần này mang danh xưng: Hội thảo Quốc tế về biển Nam Trung Hoa lần thứ 8 - với chủ đề: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực - diễn ra trong hai ngày 14, 15 tháng 11 năm 20016 tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa miền trung Việt Nam.


Liên tiếp vụ mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016,  Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển Đông Nam Á. Lần đầu do hai trường Đại học Nha Trang, Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức (VH đã đưa tin), lần này do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật Gia Việt Nam (VLA) đồng phối hợp tổ chức.


image019


InterContinental Hotel 5 sao thành phố biển Nha Trang, nơi tổ chức Hội thảo kỳ VIII từ 14-15/11/2016. Ảnh VH


Hội trường chật kín diễn giả và đại biểu các nước trên thế giới về tham dự. Diễn giả được mời gởi tham luận về từ tháng trước và có thể trình bầy bằng tiếng nước mình - có thông dịch tại chỗ. Học viện Ngoại giao gởi văn thư chính thức mời đại biểu.


Tập tài liệu dầy khoảng 500 trang cho thấy cuộc hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu thế giới về biển đã đưa ra những phân tích, khảo sát, tổng hợp, nhận định - tương đối có tính độc lập khách quan, đặc biệt tập chú trọng vào khu vực biển-quần đảo Trường Sa là nơi đang là điểm nóng trên thế giới.  


Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao chào mừng quí vị diễn giả và 130 đại biểu trong ngoài nước hiện diện. Ts Tùng phát biểu đây là lần thứ 8 Học viện Ngoại giao tổ chức hội thảo về Biển Đông với đại diện nhiều cường quốc tham dự với hơn 200 bài tham luận. Ông cho biết thời gian qua trên Biển Đông đã có hơn 24 vụ đụng độ nguy hiểm, nhưng trong bối cảnh hiện nay - đặc biệt vừa diễn ra cuộc bầu cử thay đổi tổng thống Hoa Kỳ và đảng cầm quyền, là quốc gia số 1 trên thế giới đang đối tác toàn diện với Việt Nam do đó cuộc hội thảo sẽ có nhiều yếu tố bất ngờ. Ông hy vọng cuộc hội thảo mang tính chất nghiên cứu, học thuật, khoa học, chủ nhà cầu thị và tôn trọng tất cả các ý kiến phát biểu.


Cùng dòng chảy với Ts Tùng, ông Lê Thanh Quang, bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, thay mặt thành phố biển đẹp Nha Trang phát biểu với 385 cây số duyên hải, Khánh Hòa được thế giới liệt vào một trong những thành phố duyên hải đẹp nhất ở Đông Nam Á; Khánh Hòa lại có vịnh Cam Ranh nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nay trở thành cảng biển quốc tế với chiều dài trên 2100 mét thừa sức chứa 9 lượt tầu quân sự các nước Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ đã lần lượt ghé thăm.


Tỉnh Khánh Hòa là địa giới văn hóa - chính trị - kinh tế - quân sự bao gồm hai khu vực cảng - biển - đảo quan trọng là vịnh Cam Ranh cách thành phố Nha Trang 38 km và quần đảo Trường Sa. Đảo Trường Sa Lớn được xem là "thủ đô của huyện đảo Trường Sa" cách Nha Trang khoảng 270 hải lý (khoảng 500km). Trường Sa Lớn là tiền đồn án ngữ - có sân bay duy nhất - hải cảng sâu - vị trí phòng thủ quan trọng từ duyên hải Nha Trang đến Sàigon, là cứ điểm quân sự tấn công trực diện đảo nhân tạo Châu Viên, Chữ Thập và các điểm đảo khác ở Trường Sa, do đó, việc gia cố quốc phòng cứ điểm này là chuyện tự nhiên. 


Trong phiên khai mạc, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc điều hành Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) được mời lên diễn đàn trình chiếu và diễn giải các WebSide phổ biến thông tin các kỳ Hội thảo Quốc tế về Biển Đông những năm qua do Học viện và FESS tổ chức. 


image021

Ts Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc hội nghị; ngồi trên bàn chủ trì phiên khai mạc là ông Lê Thanh Quang bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa và ông Nguyễn Văn Quyền Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. Ảnh VH


Nhận thấy có hai chính khách cộng sản nổi tiếng đến tham dự là ông Phạm Gia Khiêm nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng - nguyên Đại sứ nước CHXHCNVN tại Hoa Kỳ.


image022

(Phải): Nguyên Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và nguyên Thứ trưởng Ngoại giao - Đại sứ Lê Công Phụng. Ảnh VH


2.


Mặc dù chương trình nghị sự và các tham luận đã "chốt" từ tháng 10, nhưng Học viện Ngoại Giao (DAV), FESS và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đã cập nhật và ứng phó nội dung linh hoạt vừa kịp thời điểm Hoa Kỳ đã có vị tổng thống mới thuộc đảng Cộng Hòa thay thế cho Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân chủ. Điều đó phần nào chứng minh cho tính khách quan, khoa học của cuộc hội thảo quốc tế giàm nhẹ yếu tố đảng phái chính trị là rất cần thiết khi đưa ra chủ đề An ninh và Phát triển vùng biển Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các diễn giả Trung Quốc cũng có mặt.


So với quy mô tổ chức và nội dung nghị hội lần trước, hội thảo lần này có chiều dầy, sâu rộng qua 181 bài tham luận của các chuyên gia gởi về; nhưng do thời gian tổ chức có hai ngày, ban tổ chức lọc 30 diễn gỉa đọc tham luận và dành thì giờ cho đại biểu đặt câu hỏi thảo luận. 


Ngay trong phiên khai mạc và thảo luận đầu tiên, trên bàn chủ trì gồm có các ông: Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia VN; Ts Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao; ông Lê Thanh Quang, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa đã điều hợp một thành phần diễn giả "nặng ký" gồm Tiến sĩ Ulises Granados thuộc Viện Công nghệ tự trị Mexico tham luận đề tài "Tiến triển của tranh chấp Biển Đông"; Tiến sĩ Gerard Sasges thuộc Đại học Quốc gia Singapore  tham luận đề tài "Nhận thức về Biển trong lịch sử";  Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet thuộc VIện Nghiên cứu đương đại, Pháp tham luận đề tài "Lòng yêu nước, Chủ nghĩa Dân tộc và Địa chính trị trong lịch sử" ; Học giả Bill Hayton thuộc Viện Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế, Anh tham luận đề tài "Các chủ thể quốc gia và phi quốc gia ở Biển Đông trong lịch sử".


image024


Trên bàn chủ trì phiên khai mạc: từ trái: Tiến sĩ Ulises Granados, Ts Gerard Sasges, Ts Nguyễn Vũ Tùng, Ts Francois-Xavier Bonnet và Học giả Bill Hayton (*). Ảnh VH


image026


Ông Phạm Gia Khiêm và ông Lê Công Phụng trên bàn quan khách, diễn giả và đại biểu. Ảnh VH


image028


Một góc bàn diễn giả và đại biểu. Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason Hoa Kỳ (thứ tư từ phải). Ảnh VH


Sau khi các diễn giả trình bày tham luận, phần hỏi đáp tự do của các đại biểu được các diễn giả giải thích ngay.


Ví dụ như có nhiều câu hỏi khá hóc búa sâu sát thuộc phạm vi bí mật quân sự quốc phòng, khi diễn giả Ts Francois-Xavier Bonnet nói về tuyến đường hoạt động của tầu ngầm ở vùng biển Trường Sa; ông Bonnet cho biết các tuyến ngầm này xuất hiện từ những năm 1925 - 1940, thế chiến thứ nhất, thứ hai, kể các tầu ngầm hạt nhân hiện nay mang đầu đạn liên lục địa bắn xa 8000km cũng đang lẩn quẩn đâu đây. Những tầu ngầm của các cường quốc đã âm thầm lặn lội đi khám phá, khảo sát độ sâu đáy biển theo trục Đông Tây, Đông Nam, Tây Bắc, nói chung là dò tìm và vẽ các tuyến đường ngầm bởi nó vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tầu ngầm. Những hoạt động có tính chất quân sự đi đôi với việc khai phá những luồng nước ngõ ngách, hang hốc trú ẩn bí mật, tài nguyên chìm ẩn dưới lòng đất ở khu vực cực kỳ nguy hiểm có vô số bãi đá ngầm dưới lòng biển Trường Sa. Các hải vụ đặc biệt thăm dò, khảo sát bí mật của hải quân Pháp, Mỹ, Nhật diễn ra từ rất lâu và hiện nay, ít ai biết đến. Hải quân Mỹ đã có những hải đồ về độ sâu đáy biển, Hải quân Nhật đã có những tuyến hải đồ bí mật dùng cho tầu ngầm di chuyển - hành quân từ thời thế chiến, lịch sử các trận hải chiến giữa Mỹ và Nhật cho thấy tầu ngầm Nhật đã xây dựng những cứ điểm bí mật ngầm ở Trường Sa từ lâu; từ năm 1942, tầu khảo sát Mỹ tiến hành khảo sát cho rằng các bãi đá ở Trường Sa không có con người sinh hoạt trên những "hoang đảo"; tháng 4/1972, tầu ngầm hạt nhân đã đi khảo sát độ sâu và các tuyến ngầm ở Trường Sa thiết lập các hải đồ bí mật, dựa vào các hải đồ ngầm, từ năm 1982 tầu ngầm hạt nhân đã di chuyển quanh quẩn dưới lòng biển Trường Sa., đó là những hoạt động không thể ngờ được.


Ví dụ như sau phần tham luận của Học giả Bill Hayton có nhiều ý kiến đặt ra khi ông dựa vào thông tin của báo chí và tài liệu Trung Hoa phát hiện ra việc Trung Hoa từ năm 1909 Trung Hoa chưa bao giờ nhắc tới Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ 40 năm qua Trung Quốc mới đề cập và hô hào thâu tóm biển nam Trung Hoa là của Trung Quốc, một phần cũng do bản đồ thế giới đã ghi chú vùng biển phía nam Trung Quốc là "South China Sea"; năm 1930, Trung Hoa mới thành lập các cơ quan chuyên trách về bản đồ, năm 1933 ở Nam Kinh mới xuất hiện bản đồ thế giới ghi chú biển nam Trung Hoa, thời điểm đó năm 1933 Pháp đã chính thức sát nhập 6 đảo ở Trường Sa vào địa giới của Việt Nam thuộc Pháp, những đảo Pháp sát nhập nằm giữa Sàigon và Philippines, cho đến tháng 8 năm 1933 chính quyền Trung Hoa Dân Quốc mới phản đối Pháp. Ông Hayton cho biết những thông tin này đăng trên các tạp chí Trung Quốc.


(Xin nhắc lại 6 đảo Pháp sát nhập vào Việt Nma có diện tích tương đối lớn: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, và Trường Sa lớn. Trường Sa lớn dài 650 mét, rộng khoảng 350 mét). 


Các thắc mắc đặt ra việc Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ biển nam Trung Hoa cụ thể là việc họ tự vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn phi lý như vậy thế giới có chấp nhận được không? Việt Nam và Philippines là hai quốc gia chịu nhiều thiệt thòi nhất sẽ có phản ứng ra sao? Philippines đã phản ứng bằng việc kiện Trung Quốc ra tòa thường trực La Haye, nhưng phán quyết của PCA hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về quyền tự do lưu thông trên vùng biển quốc tế, về cái lợi và hại chủ quyền lãnh thổ lãnh hải trong cuộc tranh chấp giữa các quốc gia ven biển, nhất là quy chế về "đảo" và "đá" đang gây lên làn sóng chồng lấn chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, ví dụ như đảo Trường Sa lớn của Việt Nam, đảo Thị Tứ của Philippines, vụ bãi cạn Scarborough, đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát, đảo Vành Khăn thuộc vùng EEZ của Philippines hiện do Trung Quốc kiểm soát.


Rất nhiều vấn đề sẽ còn tiếp tục tranh cãi và các bên tìm đường đối thoại, mặc dù ai cũng biết lịch sử về cái gọi là chủ quyền lịch sử "South China Sea" của Trung Quốc đã bị tòa PCA vứt vào xọt rác hôm 12 tháng 7. 


Có một điều là danh xưng biển "South China Sea" mà báo Văn Hóa thường gọi là biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) ít thấy tham luận viên đề cập trên diễn đàn hội thảo - vì sao cứ lại gọi là "South China Sea" mà không thay bằng danh xưng nào khác trong lúc lằn ranh phân biệt giới biển và vùng EEZ của các nước tranh chấp hiện đang rõ dần? Chu vi và diện tích vùng EEZ của các nước ven biển có lẽ cần phải xác lập một cách chính xác trên bản đổ biển Đông Nam Á. Tất nhiên ở đây cũng cần phân biệt thế nào là vùng biển EEZ và thế nào là vùng biển Quốc tế. 


Ngoài hàng chục các bài nghiên cứu công phu của chuyên gia biển, đại biểu chú ý tới các ý kiến, phân tích về bang giao quốc tế Mỹ - Việt của giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng; phần tham luận về vấn đề Môi trường - Kinh tế Biển và hợp tác của Ts Nguyễn Chu Hồi; phần tham luận của Ts Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông; Ts Trần Trường Thủy tham luận về "Các cấu trúc an ninh và hợp tác khu vực để xử lý vấn đề Biển Đông: Xung đột, chồng chéo, và các khả năng thiết lập cơ chế mới" được đánh giá cao; đặc biệt lần đầu tiên có sự tham dự của đại diện Hải quân Việt Nam, phó Đô đốc Đỗ Minh Thái, Phó Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Hải quân đến nghe và tham luận với đề tài "Hợp tác trên thực địa trong việc giải quyết các vấn đề an ninh biển".  


3.


image030


Toàn cảnh hội trường các bàn đại biểu và chuyên gia. Ảnh VH


Với chủ đề phong phú "Hợp tác về An ninh và Phát triển ở khu vực" biển Đông Nam Á, ban tổ chức đã tạo ấn tượng, tư duy mạnh đối với hầu hết những diễn gỉa và đại biểu tham dự. Nói chung, những bài tham luận và câu hỏi thảo luận nêu bật lên tính khách quan khoa học cần thiết đối với những nhà quan tâm mưu tìm hòa bình cho biển cả, đặc biệt đối với khu vực biển - đảo Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa hiện đang rơi vào cuộc tranh chấp thế - lực, quyền lợi của các đại cường và ngay cả quyền lợi đối với các quốc gia ven biển Đông Nam Á. 


Trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng hiện nay với áp lực chính trị và quân sự cường độ cao đang diễn ra ở biển nam Trung Hoa/biển Đông/biển Tây Philippines/biển Brunei/biển Maylsia/biển Indonesia/đảo Ba Bình Đài Loan, (rất may có hai vùng biển "bị" lãng quên": vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan); những ai có tham vọng làm ông chủ các vùng biển kể trên? Đó là một câu hỏi rất khó trả lời trong thời điểm này, trong lúc chiến hạm, tầu ngầm của hai siêu cường Hoa Kỳ - Trung Quốc đang vùng vẫy, cân não, đọ sức lẫn nhau, vờn nhau qua 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở khu vực Trường Sa, nhưng trên thực tế, khu vực biển Hoàng Sa, biển Trường Sa - trung tâm của điểm nóng đã đạt mức nguy hiểm, khó lường được hậu quả của nó đối với an ninh toàn khu vực nếu chiến tranh xẩy ra.


Diễn giả Trung Quốc cho biết tham vọng và ý chí cuối cùng của Trung Quốc vẫn là ông chủ số 1 ở biển nam Trung Hoa bởi các nhà quan sát đều nhận ra biển nam Trung Hoa chính là cái bãi thực tập dã chiến và cũng là bệ phóng tối ưu cho chiến hạm, tầu ngầm Trung Quốc vươn ra biển lớn Thái bình dương.


Không thể phủ nhận Biển Đông là thao trường đắc lực cho các lực lượng hải quân Trung Quốc thao diễn - rèn luyện - vươn lên hàng cường quốc biển.


Không thể phủ nhận người Trung Nam Hải đã có tầm nhìn xa trông rộng về biển cả; nếu trên cuộc chiến đất liền diễn ra ở biên giới Việt Bắc năm 1979 tạo cho Trung Quốc kiện toàn binh lực địa chiến, thì trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là cú nhẩy vọt hiện đại hóa hải quân Trung Quốc. Những cuộc chạm lửa trực diện là bài học cay đắng cho các tư lệnh chiến trường. 


INTERCONTINENTAL HOTEL - NHA TRANG NOV 14 2016 - Ts trần trường Thủy


Ts Trần Trường Thủy, Giám đốc điều hành FESS trình bày các Website.


4.


Có ý kiến cho rằng hiện vẫn chưa đến nỗi chưa anh nào dám châm ngòi lò lửa chiến tranh. Dù có vài ông tướng Trung Quốc hung hăng tuyên bố thật sự chỉ là kẻ già mồm, bởi chiến tranh xẩy ra trong thời đại này sẽ không có kẻ thắng mà tất cả đều thua. Với hỏa lực tối tân khủng khiếp, không một mục tiêu nào tồn tại. Giả sử nếu chỉ có cuộc hải chiến cục bộ giữa hai siêu cường ở biển Đông Nam Á, chắc chắn ASEAN sẽ đứng bên bờ vực thẳm.


Hiện nay, chính sách an ninh, quốc phòng và kinh tế trong đó có nguồn lợi kinh tế biển của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á nói chung chưa thấy có sự thay đổi nào dưới sự cai quản của tân tổng thống đảng Cộng Hòa. Đặc biệt đối với hai quốc gia có bờ biển rộng và dài là Việt Nam và Philippines tọa lạc ở khu vực nhậy cảm nhất, là ngã ba ngã tư lưu thông của Trung Quốc và thế giới vẫn chưa có bảng chỉ đường.


Các diễn giả và đại biểu dường như  nhận ra rằng các tuyên bố rất ít mới đây của tân tổng thống Donald Trump về biển Đông Nam Á chưa ắt có và đủ để đưa ra các nhận định về chính sách chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Có lẽ cũng chính vì thế mà ban tổ chức khá đắn đo khi đề xuất chủ đề An ninh và Phát triển.


Có an ninh thì mới phát triển được, nhưng có ai dám bảo đảm biển Đông Nam Á đã an ninh?


 Ông Donald Trump tuy có đưa ra quan điểm về chuyện TPP "ngừng thở hay tiếp tục thở" đối với 12 nước tham gia, nhưng TPP không phải là chủ đề quan tâm của hội thảo mà tư tưởng cầu thị lịch sử biển - khoa học biển - quân sự biển - cơ giới biển - qua sự đóng góp học thuật của các học giả biển mới là trọng tâm.


Tuy nhiên, vì Mỹ là đối tượng đối tác toàn diện với Việt Nam cho nên phải xuyên qua cuộc bầu cử tổng thống, cho thấy rằng, lá phiếu của dân chúng Mỹ chính là quan điểm tối cao của dân Mỹ. Chính sách Mỹ, tân nội các Mỹ phải tuân thủ theo lá phiếu của đại cử tri Mỹ. Tân nội các Mỹ hiểu rằng đại cử tri Mỹ đang muốn gì. Bản chất của người Mỹ là sự đổi mới. Đổi mới đến tận cùng. Đảng Dân chủ Mỹ đã cầm quyền 8 năm, phải thay đổi, dù chưa biết sự thay đổi đó nó sẽ diễn ra như thế nào trong bất cứ tình huống nào.


Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đảng Cộng Hòa dưới trào Tổng Thống Richard Nixon đã điều động cuộc chiến tàn khốc đầy máu lửa trên mảnh đất Việt Nam, hậu quả: Việt Nam trên 3 triệu người chết. Mỹ: hơn 58 ngàn chiến binh tử trận và ngày cuối cùng là cuộc "cuốn cờ tháo chạy" kéo theo hàng trăm ngàn người Việt "di tản", sau đó lại tiếp tục kéo theo hàng triệu người liều mạng vượt biển. Vết hằn này dành cho đảng Cộng Hòa và chắc chắn đảng Cộng Hòa sẽ không quên.


Lịch sử xoay vần biết đâu sẽ mở cho ASEAN trong đó Việt Nam và Philippines - hai vương quốc biển ở biển Đông Nam Á sẽ gặp phải chuyện "nhức đầu vừa phải" ở phạm trù hòa bình hay chiến tranh chẳng bao lâu.


Có thể, sắp tới, tân tổng thống Trump sẽ duyệt xét lại mọi góc độ, mọi khía cạnh của luật pháp quốc tế sao cho phù hợp và thỏa đáng đối với các quốc gia ven biển và vùng biển Đông Nam Á trong hòa bình; quyền lợi quốc gia và an ninh của Mỹ ở khu vực Châu á Thái bình dương có hợp lý không, hay đã đến lúc xóa sổ mọi hiệp ước về biển liên quan tới Trung Quốc, trong đó UNCLOS 1982, kể cả Phán quyết Tòa trọng tài thường trực PCA hôm 12 tháng 7 năm 2016 có thể sẽ phải phá sản bằng biện pháp chiến tranh.


Hình như gần đây có một ông Đô Đốc Mỹ nói: "Xá gì mấy hòn đảo cỏn con ở biển nam Trung Hoa cách xa nước Mỹ hàng chục ngàn dặm!"/ (lkt)    


(*)Tiến sĩ Francois-Xavier Bonnet và Học giả Bill Hayton đã tham gia Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại thủ đô Manila Philippines tháng 5 năm 2015. (VH)

21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5386)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 6040)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5563)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 7009)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6768)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 9553)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 7118)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 7243)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6757)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 7816)
- Wikipedia: Hiệp định Geneve 7/1954 - Các bài phỏng vấn khác.