Mỹ-Tầu-Nga-Asean đều được đưa lên bàn mổ

15 Tháng Mười Một 20167:16 CH(Xem: 5178)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  16  NOV  2016


Nha Trang 14/11/16:  Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII


VN 'nghe ngóng' khả năng thay đổi chính sách Mỹ về Biển Đông


image068

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ tuần tra trên Biển Đông. (Ảnh tư liệu)


Việt Nam vừa tổ chức hội thảo quốc tế thứ 8 về Biển Đông trong hai ngày 14 và 15/11 tại thành phố Nha Trang.


Báo chí Việt Nam đưa tin Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.


Báo Thanh Niên cho hay điều đặc biệt trong hội thảo lần này là lần đầu tiên có một phiên thảo luận riêng để “đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển của các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển”.


Thông tin về các bài tham luận và các ý kiến tại hội thảo không xuất hiện trên báo chí trong nước. VOA đã cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, và một số cán bộ khác của học viện, song họ từ chối trả lời phỏng vấn.


Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông, cho VOA biết ông không tham gia hội thảo năm nay, song ông nhận định hội thảo có thể quan tâm nhiều đến khả năng thay đổi chính sách của Mỹ khi có tổng thống mới vì điều đó có tác động đến Biển Đông. Ông nói:


“Trong hội thảo nó có bàn luận liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ và đặc biệt là nội các mới dưới thời của Tổng thống Donald Trump thì chắc chắn tôi nghĩ là phải có. Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề Biển Đông. Và bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng cho nên chính sách của Hoa Kỳ luôn luôn có tác động rất lớn. Việc các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trông chờ và nhìn vào chính sách của Hoa Kỳ, từ đó vạch ra chính sách của Việt Nam là điều tôi nghĩ chắc chắn có”.


Vị luật sư là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo cũng cho biết ông quan sát thấy giới chức Việt Nam có sự lo lắng về những phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng ông dự định giảm can dự của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới. Ông Việt nói:


“Cho đến bây giờ, chúng ta chưa biết rõ ràng được chính sách của ông Donald Trump như thế nào về vấn đề Biển Đông. Nhưng mà rõ ràng những tuyên bố của ông trước đây, thứ nhất là ông tuyên bố mỗi quốc gia phải tự lo cho mình, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và ông Donald Trump nhắc tới vấn đề Biển Đông rất là ít, gần như không nhắc tới, và đặc biệt vấn đề nữa là hiệp định TPP. Hiệp định TPP là hiệp định trông chờ rất là nhiều. Nhưng mà như tuyên bố của ông Donald Trump là rút khỏi TPP thì rất nhiều người ở Việt Nam lo ngại rằng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Việt Nam và đặc biệt là liên quan đến vấn đề Biển Đông”.


Trong chiến dịch vận động bầu cử, ông Trump không xem vấn đề Biển Đông là trọng điểm. Mới đây, một số nhà phân tích quốc tế đưa ra nhận định rằng vị tổng thống đắc cử sẽ có một số động thái cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc./ (theo An Tôn - VOA 15/11/16)


Tình hình biển Đông khó lường vì nhiều nhân tố mới


TP - Tranh chấp biển Đông trong thời gian tới vẫn sẽ căng thẳng vì tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông không đổi. Tuy nhiên, đã xuất hiện thêm những yếu tố tác động đến tình hình khu vực như thay đổi chính trị ở Mỹ, Philippines và những chuyển động kinh tế, chiến lược khác trong khu vực.


image069

Hội thảo Quốc tế lần thứ 8 về biển Đông diễn ra trong 2 ngày. Ảnh: NĐQ


Đó là nhận định của PSG.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, khi trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo Quốc tế lần thứ 8 về biển Đông khai mạc ngày 14/11 tại TP Nha Trang.


TS Nguyễn Vũ Tùng cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mở ra những cơ hội cho các tiến trình ngoại giao và pháp lý để giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Ngay sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết, một số nước đã điều chỉnh lập luận pháp lý để thích ứng với tình hình mới và tiến hành một số hoạt động ngoại giao dựa trên cơ sở phán quyết. 


Rõ nhất là một số chuyển động trong quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc. Quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước, trong đó có Việt Nam, cũng đi theo hướng đó. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không suôn sẻ vì có nhiều yếu tố tác động. Tham vọng của Trung Quốc khó đổi, trong khi xuất hiện những nhân tố mới như thay đổi chính trị ở Mỹ, Philippines và những chuyển động kinh tế, chiến lược khác trong khu vực.


Nhận định về việc Philippines và Malaysia có xu hướng chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp trên biển Đông, ông Tùng cho rằng tất cả các nước đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Và việc Tòa trọng tài ra phán quyết là sự khẳng định rõ ràng tinh thần thượng tôn pháp luật, trở thành vũ khí để các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, Malaysia và Philippines, sử dụng trong quan hệ với các nước lớn. Khi tuân theo luật pháp quốc tế thì tất cả đều phải đi theo đường lối chung, nhưng cách làm có thể khác nhau, ông Tùng nói.


Về câu hỏi tình hình biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài sẽ đi về đâu sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và ông Donald Trump vừa đắc cử tổng thống Mỹ, TS Tùng cho rằng, nguồn gốc của căng thẳng trên biển Đông là tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông không thay đổi. Vì thế, không hy vọng tình hình sẽ dịu đi khi Trung Quốc chưa thay đổi. Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh là thấp vì khi đó Trung Quốc cũng không được lợi gì, TS nhận định.


“Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ không có những hành động cực đoan. Họ cũng đã mở ra một số tiến trình ngoại giao, có dấu hiệu hòa dịu với Philippines. Trung Quốc rất lo ngại tác động bất lợi khi Mỹ có tổng thống mới, nhưng Trung Quốc chính là một trong những nước đầu tiên chúc mừng ông Trump và đặt vấn đề hai bên tiếp tục củng cố quan hệ song phương. Nhưng yếu tố cốt lõi nhất là tham vọng của Trung Quốc thì chúng ta phải tiếp tục cảnh giác”, ông Tùng nói.


Mỹ khó bỏ quyền lợi ở khu vực


TS Nguyễn Vũ Tùng cho rằng, sự có mặt của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn gần đây là một yếu tố tạo nên sự ổn định. Có thời điểm một số người nghĩ rằng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực là điều tất nhiên, không phải bàn đến. Nhưng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua cho thấy điều đó chưa chắc chắn. Bây giờ còn quá sớm để phân tích nước Mỹ sẽ chọn chính sách nào đối với châu Á – Thái Bình Dương. “Tôi nghĩ rằng, lợi ích của nước Mỹ, quyền lợi kinh tế của nước Mỹ khiến họ vẫn phải duy trì hiện diện ở khu vực tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới này”, ông Tùng nói.


Nhận định về tình hình biển Đông năm 2017, TS Tùng cho biết ông và nhiều chuyên gia dự báo năm 2017 sẽ chứng kiến nhiều biểu hiện phức tạp, lúc căng và chùng. “Nhưng hy vọng thiện chí của các bên và xu thế hòa bình sẽ đưa đến những sự lựa chọn chính sách thông minh hơn. Tôi cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có tác động rất lâu dài, rất cơ bản trong giải quyết vấn đề biển Đông”, ông Tùng nói.


Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nói rằng, hơn lúc nào hết, tình hình biển Đông hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các cơ chế cần thiết để duy trì trật tự và pháp luật trên biển. “Ở biển Đông không chỉ có vấn đề hòa bình, ổn định, mà cả những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, sinh kế của các cộng đồng ven biển và tính bền vững của hệ sinh thái đại dương”, ông Quang nói.


Hội thảo với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức để tạo cơ hội cho gần 200 học giả trong và ngoài nước cùng các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ thông tin, đánh giá các diễn biến gần đây và những hệ lụy ở khu vực biển Đông, đồng thời thảo luận các khả năng thúc đẩy hợp tác trong khu vực.


Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội thảo, lần đầu tiên có một phiên riêng dành cho đại diện hải quân và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển.


Tại Hội thảo, TS Trần Trường Thủy thay mặt Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Học viện Ngoại giao chính thức giới thiệu trang web mới cung cấp các nghiên cứu mới nhất của học giả quốc tế về an ninh, chính trị, kinh tế và luật pháp liên quan đến biển tại địa chỉ: http://maritimeisssues.com.


Trong phiên thảo luận chiều 14/11, ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trình bày tham luận “Vấn đề môi trường ở biển Đông: Động lực Hợp tác và nghĩa vụ pháp lý”. Trong đó, ông có trích dẫn nội dung bài viết “Từ phán quyết Tòa Trọng tài tới vấn đề môi trường” đăng trên Tiền Phong số ra ngày 4/8/2016./


(Xem tiếp tin tức về Hội thảo số báo tới - VH)

01 Tháng Năm 2014(Xem: 11592)
Lời giới thiệu của Văn Hóa Magazine-California: Hôm nay là ngày 27-04-2014, chúng tôi đã được hân hạnh được tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Sơn Thứ trưởng Ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông hiện đang là đương kim Chủ nhiệm Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9055)
Gs Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh cứ mỗi lần xuống Nam Cali ông thường đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí. Trong những lần đó, nhà báo Lý Kiến Trúc có dịp trao đổi và phỏng vấn Gs Canh về chủ đề Hoàng Sa- Trường Sa. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa Linh Mục Phạm Sơn Hà với Gs Nguyễn Văn Canh trên Diễn Đàn ở San José.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 7783)
Bộ DVD do Dân Sinh Media phát hành Tết Giáp Ngọ 2014 chấm dứt bằng hình ảnh lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng hòa ngoài khơi Subic Bay thuộc hải phận Phi Luật Tân.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 8466)
Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và Tạp chí Văn Hóa, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 7616)
CALIFORNIA, SAN JOSÉ (LÝ KIẾN TRÚC) - Vào lúc 2 giờ chiều ngày 09 tháng 11 năm 2005, một cuộc họp báo công khai do Bs Nguyễn Xuân Ngãi tổ chức cho ông Hoàng Minh Chính gặp gỡ giới truyền thông báo chí ở miền nam và bắc California tại khách sạn Embassy Suite Hotel, thành phố Milpitas, sát San Jose, trước khi ông Chính lên đường trở về Việt Nam theo trù tính vào ngày 20 tháng 11.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9918)
“Bao nhiêu năm trước khi tôi rời khỏi quê hương … phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, năm nay tôi 75 tuổi rồi và đây là lần đầu tiên tôi về thăm lại quê hương. Mới đáp ngày hôm qua, tôi không có gì để nói cả, cũng không phải đọc diễn văn gì cả, nhưng tôi biết rằng sự trở về của tôi về quê hương này nó cũng gây nhiều tiếng tăm trong nước cũng như ngoài nước. Và cũng có rất nhiều nhất là giới báo chí thì cũng có nhiều điều thắc mắc muốn hỏi về cái quyết định chuyến đi trở về của tôi. Tôi xin để dành cho tất cả những quý vị, muốn hỏi gì, tôi có thể trả lời ngắn gọn.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 15012)
Trả lời 1 trong gần 30 câu hỏi của nhà báo Lý Kiến Trúc, Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ: “Nếu được mời sẽ đi du lịch Trường Sa với áo giáp, súng và hạm đội”
26 Tháng Chín 2009(Xem: 6759)
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo tại Long Beach Convention & Entertainment Center, ngày 25-9-2009. Hàng ngàn Tăng, Ni, cư sĩ, cư dân tới nghe pháp. (Photo Việt Báo)