Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục

23 Tháng Tám 20162:06 SA(Xem: 6966)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  BA  23  AUGUST 2016


Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California"


Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục


LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental  thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:


image004- LKT: Kính chào Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, tôi đại diện cho báo Văn Hóa tại California, qua bài phát biểu khai mạc của ông trong buổi họp báo, ông có thể tóm tắt các nội dung chính về hội thảo được không?

- Ts PHẠM ĐĂNG PHƯỚC: Vâng, trong cuộc họp báo hôm nay, ban tổ chức thông cáo cho các phóng viên báo chí chương trình hoạt động của hội thảo trong hai ngày 17 và 18 tháng 8, 2016; trong đó chúng tôi nêu các mục đích hội thảo, số lượng hội thảo tham gia, cũng như các hội đồng chủ trì để các phóng viên báo chí nắm được.   


- LKT: Thưa ông, chủ đề chính của hội thảo năm nay là gì?


- PĐP: Chủ đề chính của hội thảo chúng tôi đặt ra là "Quy chế Pháp lý của Đảo, Đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông". 


- LKT: Đây là cuộc hội thảo do tường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức? 


- PĐP: Các hội thảo quốc tế về Biển Đông là các hội thảo thường niên do trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức, đây là lần hội thảo thứ ba; lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi năm 2013, năm 2014 chúng tôi phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo tại thành phố Đà Nẵng, và lần này tổ chức tại thành phố Nha Trang phối hợp với trường Đại học Nha Trang.


- LKT: Đại diện cho báo Văn Hóa tại California, xin chúc ông thành công.


- P ĐP: Vâng, rất mong ông tham dự hội thảo và đưa tin./


Trao đổi với Ts Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang:


image006- LKT: Kính chào Ts Trang Sĩ Trung, trong cuộc họp báo hôm nay, nội dung chính là gì?

- Ts TRANG SĨ TRUNG: Hôm nay chúng tôi tổ chức hội thảo liên quan tới ""Quy chế Pháp lý của các Đảo và Đá trong luật pháp quốc tế và thực tiễn Biển Đông" được phối hợp tổ chức với trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức tại Nha Trang từ ngày 17 đến 19 tháng 8, 2016.


- LKT: Nội dung chính hội thảo là gì?


- TST: Nội dung chính sẽ tập trung vào thứ nhứt: Quy chế pháp lý của các đảo và đá trong luật pháp quốc tế; thứ hai tập trung vào thảo luận về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thứ ba là thảo luận về phán quyết của tòa Trong tài Quốc tế và ảnh hưởng phán quyết của tòa đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. 


- LKT: Theo như lời tuyên bố của Ts Phạm Đăng Phước thì đây là cuộc hội thảo mang tính khoa học, theo Ts thì 3 chủ đề ông đưa ra, ông đặt trọng tâm và chủ đề nào?


- TST: Trong ba chủ đề chúng tôi đặt ra, 3 chủ đề đều có tính thời sự và đều là trọng tâm của hội thảo.


- LKT: Tương lai của 3 chủ đề này nó sẽ tiến tới được những điểm nào?


- TST: Chúng tôi mong rằng qua hội thảo sẽ mở rộng sự hợp tác của các học giả quốc tế, học giả trong nước để nghiên cứu về vấn đề Biển Đông và đề xuất các giải pháp hòa bình cũng như duy trì ổn định an ninh hòa bình ở khu vực Biển Đông.


- LKT: Điều mong muốn của Ts đối với các học giả trong nước và học giả ngoại quốc là điều gì?


- TST: Điều mong muốn của chúng tôi là các học giả quốc tế đến để thảo luận cũng như đưa ra các chi tiết về luật pháp quốc tế đối với các tranh chấp theo công ước Liên hiệp quốc và Luật biển năm 1982.


- LKT: Ts có biết nhiều về các học giả VN ở ngoại quốc không?


- TST: Thực tình thì chúng tôi chưa biết nhiều lắm các học giả VN ở ngoại quốc, nhưng chúng tôi mong rằng càng ngày sẽ có nhiều sự phối hợp với các học giả VN và các học giả VN ngoại quốc.


- LKT: Tiếng MC thông báo đã đến giờ làm việc. Xin tạm ngưng cuộc phỏng vấn và cám ơn Ts Trang Sĩ Trung, xin hẹn gặp lại./ 


Trao đổi với Ts Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN:


image008- LKT: Trong cuộc hội thảo Quốc tế về BIển Đông, qua bài tham luận của Tiến sĩ Trần Công Trục, ông có nêu lên những điểm pháp lý về phán quyết của phiên tòa PCA La Hayer, nhưng theo chủ đề của ban tổ chức đưa ra nói về "Quy chế pháp lý", trong khi Ts có đề cập đến từ ngữ "Cơ chế pháp lý", nó có sự khác biệt nào không?

- Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC: Tôi xin nhắc lại các bài tham luận và quan điểm của tôi; trước hết tôi đánh giá rất cao về chủ đề hội thảo này. Về "Quy chế pháp lý các thực thể, xác định phạm vi các vùng biển của chúng đối với các quốc gia trên biển, thế thì đó là một chủ đề hết sức thiết thực. Như các bạn đã biết, sau phán quyết của PCA, có rất nhiều ý kiến, bình luận, thậm chí có ý kiến phản đối rất nặng về biển, mà ta quan tâm nhất đến cái "Quy chế pháp lý" của các thực thể; Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau đánh giá về phán quyết của trọng tài, người ta không đồng ý về "tất cả các thực thể đó" không có quyền mở rộng vùng biển, trong đó có vùng EEZ 200 hải lý; tôi xin muốn nói rằng, từ ngữ pháp luật mà chúng ta cần phải nói chính xác là cái "Quy chế pháp lý của các cấu trúc" hay còn gọi là các 'thực thể địa lý" (lands feature) trong việc xác định phạm vi các vùng biển, chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đó là điều tôi muốn nói chứ không phải nói về cái "cơ chế", đây là cái "quy chế", cái hiệp ước pháp lý của các thực thể hay là các cấu trúc trong quần đảo Trường Sa, vì vậy đây là một đề tài hết sức đứng đắn và nó cũng là câu chuyện chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng để nhận thức được ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai.


- LKT: Có hai điểm xin ý kiến tiến sĩ: Thứ nhất, trong luồng dư luận của đồng bào ở trong nước và hải ngoại, qua phán quyết của tòa PCA gần như phủ nhận các "thực thể đảo" hiện tại tôi cho có lẽ quan trọng nhất là 5 hòn đảo lớn của Việt Nam là Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa lớn; thứ hai, phán quyết PCA có tính chất "biểu tượng" hơn là "cưỡng chế" về mặt pháp lý, theo ý của Ts ra sao?


image010

Đảo Song Tử Tây nhìn từ ngoài khơi nằm ở tọa độ 11 độ 25'54'' N và 114 độ 19'48" E, cách Cam Ranh khoảng 500km, cách đảo Song Tử Đông hiện do Philippines chiếm giữ 1,5 hải lý (chưa tới 3 km); Nhìn từ ngoài khơi, đảo Song Tử Tây như một khu rừng giữa đại dương, đảo có giếng nước lợ ngọt, cây trái gốc ở đất liền, có đông đảo cư dân Việt sinh sống, sinh đẻ. Theo phán quyết của tòa PCA thì đảo Song Tử Tây chi được hưởng 12 hải lý, như vậy đảo Song Tử Đông của Philippines cũng chỉ hưởng 12 hải lý. Hai phạm vi vùng biển của hai đảo chồng lấn lẫn nhau.   Ảnh tài liệu của Văn Hóa.   


image012

Bia chủ quyền bằng đá do Hải quân VNCH xây từ năm 1963; năm 1970 quân Philippines chiếm đảo Song Tử Đông nhưng quân chính phủ VNCH không giao chiến. Hình ảnh và tài liệu trên chưa kiểm chứng độ chính xác. (Văn Hóa)


- Ts TCT: Tôi xin khẳng định rằng, phán quyết không phủ nhận vai trò của các đảo trong quần đảo Trường Sa, rõ ràng các đảo đúng nghĩa theo điều 121 thì nó là đảo, chỉ có điều là nó, đảo đó nó có thích hợp với con người, với sự sống lâu dài không, một cộng đồng dân tộc lâu dài không, hay là nó có đời sống kinh tế không, thì nó mới tính đến việc mở rộng vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, chứ còn tất cả các đảo của VN hiện nay chúng ta đang làm chủ cũng như một số đảo khác các nước khác đang đóng quân tranh chấp với chúng ta thì vẫn là đảo, chỉ có điều theo "Quy chế pháp lý" của nó thì những đảo này quá nhỏ, chưa - không đủ, về bản chất nguyên gốc tự nhiên của nó là không đủ điều kiện để con người sinh sống cho nên nó không có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


- LKT: Quan điểm về "đảo" của tiến sĩ có sự khác biệt về các các quan điểm về "đảo" của PCA?   


- Ts TCT: Không khác tí nào cả, tôi cho rằng quan điểm của tôi hoàn toàn trên cơ sở phân tích của PCA, cho nên vì chúng ta có sự nhầm lẫn trong khái niệm "đảo" về mặt tự nhiên, mặt địa chất, diện mạo với khái niệm về mặt pháp lý. Trong điều 121, "đảo" là vùng đất luôn luôn nổi lên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất, "đất" ở đây nhiều khi người ta tưởng tượng là "đất", đất có thể bao gồm là đá, là san hô, là cát... nhưng miễn là luôn luôn nổi khi thủy triều lên thì được gọi là "đảo", chỉ có điều là đảo nhỏ, hay đảo to có thích hợp với đời sống kinh tế riêng hay không.


- LKT: Trong bài tham luận của Ts, hầu như Ts có khuynh hướng cổ vũ, ca ngợi phán quyết của PCA là công bằng, công minh và bình đẳng, điều đó nó có đi ngược lại với quan điểm của Trung Quốc hay không?


image014

Giếng và bể chứa nước lợ ngọt dùng để uống, tắm giặt. Ảnh tư liệu Văn Hóa


 

image016

Cây trái đủ đủ. Ảnh tư liệu Văn Hóa.


image018

Cây phong ba bão tố. Ảnh tư liệu Văn Hóa.


image020

Cây bàng vuông, một loài thảo mộc hiếm có chỉ sinh sôi này nở trên đảo Việt Nam - trái của nó hình vuông, tới mùa ra hoa đẹp và hương thơm tỏa ra vô ngần. Ảnh tư liệu của Văn Hóa.


image022

Bổn báo Lý Kiến Trúc trong dịp ra thăm quan sát quần đảo Trường Sa tháng Tư năm 2014 đã tìm đến bia chủ quyền bằng đá do Hải quân VNCH xây từ năm 1956 - hiện vẫn còn nguyên vẹn.


image024

Tháng Tư năm 1975, Hải quân quân đội VNDCCH tiếp thu đảo Song Tử Tây hiện do quân đồn trú chính phủ VNCH trấn giữ - không có tiếng súng hay viên đạn nào trong cuộc tiếp thu.


-  Ts TCT: Tôi nghĩ rằng, tôi hoàn toàn cổ vũ, ca ngợi, thậm chí đánh giá rất cao về phán quyết, bởi vì 5 thẩm phán được lựa chọn vào hội đồng trọng tài họ làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, họ chịu một sức ép rất lớn với rất nhiều ý kiến khác nhau, với các nước, như chúng ta đã biết với cái sự vận động của Trung Quốc, nhưng với bản lĩnh của các vị thẩm phán đó tôi nghĩ rằng họ đã đưa phán quyết đầy đủ trên 5 vấn đề mà Philippines kiện. Với tư cách là một chuyên gia về luật pháp, tôi phân tích các dữ kiện khoa học, tôi cho rằng phán quyết có giá trị pháp lý, nó là cơ sở cho các bên có thể dựa vào đó để tiếp tục các cuộc đấu tranh pháp lý này, tất nhiên nó sẽ trái với quan điểm của Trung Quốc.


- LKT: Có hai ý kiến phản hồi sau phán quyết PCA: ý kiến thứ nhất của ông Tập Cận Bình, ông Tập cho rằng, phán quyết PCA chẳng ảnh hưởng gì đến công việc của Trung Quốc đang theo đuổi (tại Trường Sa); ý kiến thứ hai là Thông cáo báo chí của tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội ngày 13 tháng 7, 2016, trong đó có lời khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế ; nó có phải là khuyên các nước nên tiếp tục lập hồ sơ để khẳng định vai trò chủ quyền của mình qua các thực thể địa lý ở Biển Đông? Theo nhận định của Ts như thế nào?


- Ts TCT: Tôi cho rằng, phát biểu của Trung Quốc đặc biệt của ông TBT Tập Cận Bình, rõ ràng lập trường của họ không thay đổi so với trước đây, đây rõ ràng nó nằm trong chủ trương chiến lược của Trung Quốc trong ý đồ khống chế độc chiếm Biển Đông, nó tìm cách tranh dành vị trí siêu cường quốc tế, chắc chắn trong sắp tới họ còn có những động thái khác để phá hoại phán quyết; phán quyết đưa ra cho các bên phải chấp hành, nhưng Trung Quốc không chấp hành, bởi cơ chế thi hành án là của Liên hiệp quốc chưa có, hiện nay có ý kiến cho rằng phán quyết không "cưỡng chế", đúng như vậy, bởi vì cái cơ chế thi hành án trong cơ quan tài phán chưa có cái cơ chế cưỡng chế, (không ai có thể bắt buộc được), nhưng có thể có các biện pháp khác như  thông qua đại hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua các tổ chức quốc tế khác để làm sao đó bắt các bên thi hành án; tuy nhiên không phải dễ với Trung Quốc vì họ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an họ có quyền phủ quyết; tuy nhiên tôi nghĩ rằng phán quyết này nó mang tính chất tối hậu, bắt buộc, thế giới đánh giá rất cao, nhân loại có cái cách để làm sao chứ không thể nào bó tay.


Thế còn đối với Mỹ, các bạn nên nhớ rằng từ khi Philippines bắt đầu khởi kiện, thì Mỹ hoàn toàn là ... tôi nghĩ rằng về mặt pháp lý là rất đứng đắn, họ từng tuyên bố bác bỏ yêu sách 9 đoạn lưỡi bò, họ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo để tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, Mỹ đã đưa các tàu chiến đi tuần tra vào các đảo nhân tạo để vô hiệu hóa các yêu sách của TQ, trong quá trình phán quyết, họ kêu gọi các bên nghiêm túc thi hành , tuy nhiên  tôi cũng nghĩ rằng khi sau khi có phán quyết, người ta có tuyên bố mà chúng ta cần lưu ý rằng Mỹ cũng muốn rằng các bên cần phải tiếp tục con đường pháp lý để đấu tranh nhưng phải kiềm chế đừng tạo ra xung đột mới tạo ra các hậu quả bất lợi cho thế giới.      


- LKT: Ts có nghĩ rằng đã có nhiều cuộc "tuần tra" (báo Văn Hóa gọi là "hành quân" ) của hải quân Mỹ tiến vào các vùng đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng họ không vượt qua phạm vị 12 hải lý mà chỉ "áp sát" 12 hải lý mà thôi , tức là không vượt sâu vào vùng biển 12 hải lý của đào nhân tạo, điều đó có nói lên sự công nhận "bán chính thức" 12 hải lý đối với các đảo nhân tạo của TQ hay không?


- Ts TCT: Vâng, khi Mỹ tuyên bố muốn "vô hiệu hóa" các yêu sách muốn mở rộng lãnh hải các đảo nhân tạo đó, nhưng khi tuần tra Mỹ tính toán không đi vào thì tôi cho rằng thực tế Mỹ làm điều đó cũng là cái cách rõ ràng đã thừa nhận trên thực tế cái lãnh hải 12 hải lý, và Trung Quốc họ lợi dụng cái điều đó họ nói rằng là ... tất nhiên chúng ta cũng đặt cái bối cảnh quan hệ phức tạp Trung - Mỹ của vụ này bởi vì rõ ràng rằng Mỹ tuyên bố không chấp nhận tất cả yêu sách của TQ và muốn mọi bên phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong thực tế xử lý họ phải tính toán trong quan hệ quốc tế lợi ích của họ nữa, cho nên cái việc mà họ làm như vậy chúng ta cũng nên có cái sòng phẳng trong việc nói rõ, nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên vì lý do đó mà chúng ta phê phán bởi vì mỗi quốc gia đều tính toán theo lợi ích của mìn, hoàn cảnh của mình.


- LKT: Phán quyết của tòa Trọng tài ra đời cách đây cũng hơn một tháng và tình hình Biển Đông diễn tiến càng ngày càng sôi động do áp lực của Trung Quốc, vậy theo ý kiến của Ts chúng ta dựa trên hoàn cảnh thực tiễn hiện nay ở Biển Đông và tình hình thời sự thì Ts có thể đưa ra cái giải đáp cụ thể nào, hoặc cái bước tiến nào của VN trong những ngày sắp tới?


- Ts TCT: Đúng là câu hỏi này rất là khó, không phải dễ dàng ngay lập tức trả lời được, nhưng, chúng ta đặt trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến khu vực Biển Đông, đặc biệt liên quan trực tiếp thì chúng ta cần làm gì, bởi vì sau phán quyết thì tòa Trọng tài Quốc tế đã tạo cho chúng ta cái cơ sở pháp lý đứng đắn, chính xác, thì chúng ta nên khai thác cái lợi thế đó để khai thác cuộc đấu tranh trên phương diện pháp lý, có cơ sở pháp lý thì chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với Trung Quốc, rồi tiến hành với Asean, với các nước trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử mà lâu này mọi người kỳ vọng... thì lần này chúng ta xác định được cái phạm vi điều chỉnh cái COC, thứ hai từ trước đến nay TQ họ nói rằng biển Nam Trung Hoa là của Trung Quốc và họ có tham vọng độc chiếm thì bây giờ với cái phán quyết này bất lợi cho họ, vậy thì chúng ta nên lưu ý rằng chúng ta tiếp tục gây ra các căng thẳng và tạo ra tâm lý cho các dân tộc cực đoan phát triển thì có thể tạo ra cái cớ cho họ làm lớn lên, cho nên trong bối cảnh hiện nay với cái hành xử của Trung Quốc thì .. thì chúng ta nên viết tiếp cái câu chuyện phán quyết bằng chính trị, lúc này chúng ta phải giải quyết bằng chính trị và ngoại giao đừng để cho xung đột lớn lên, xung đột lớn lên chắc chắn chiến tranh sẽ xẩy ra.


- LKT: Cụ thể là Việt Nam muốn khai thác các lợi điểm nào qua phán quyết? Ví dụ?   


- Ts TCT: Ví dụ, lợi thế chúng ta có thể khai thác trong việc xác định được phạm vi đâu là vùng chồng lấn, đâu là vùng thuộc chủ quyền trên biển ở hai quần đảo và đâu là vùng biển thuộc di sản chung của nhân loại mà mọi quốc gia có quyền được hưởng, và chúng ta có điều kiện bác đi cái đường lưỡi bò vô lý, điều đó nó sẽ thu hẹp các vùng tranh chấp và đồng thời nó tạo ra cái mẫu số chung cho các bên có thể ngồi lại với nhau.


- LKT: Trên thực tế phán quyết đã phủ nhận tất cả các đảo đá ở Trường Sa đều không có một cộng đồng sinh hoạt bình thường tức là các "đảo" đó không có vùng biển mở rộng nói rõ hơn là không có vùng biển EEZ?


- Ts TCT: Tôi nó rõ là các đảo đó không đủ lớn, không đủ điều kiện cho cộng đồng dân cư sinh sống lâu dài, anh ra đấy chỉ là có sự giúp sức thế thôi.


- LKT: Theo phán quyết phủ nhận các đời sống thực tế hiện nay ở đảo, nhưng sự phủ nhận đó theo thời gian lịch sử phát triển của con người - ví dụ như có cuộc di dân lớn đến đảo, ví dụ như con người ta lấn tới biển sinh sống ở các đảo ở đại dương dù đảo đó nhỏ, khi con người di dân đến nơi đó sống là một thực tế vậy thì có sự khác biệt, sự lầm lẫn, sự sai lầm của phán quyết về "quy chế đảo" hiện nay hay không?


-  Ts TCT: Theo tôi không có sự sai lẩm nào cả, chúng ta nên lưu ý rằng quay lại cái bản chất gốc của đảo với điều kiện tự nhiên mà con người không thể nào sống tự nhiên được trừ phi có sự cải tạo tiếp tế từ đất liền.


- LKT: Như vậy, các hòn đảo hiện đang có cư dân Việt Nam đang sinh sống có sự thiệt thòi?


- Ts TCT: Tôi nghĩ không có sự thiệt thòi nào cả, bởi vì chủ quyền vẫn của VN, chúng ta có chủ quyền đối với vùng lãnh hải của nó, ngoài ra theo luật quốc tế thì anh không đủ điều kiện để mở rộng. Những cư dân sinh sống trên đó nó diễn ra sau này, còn nguồn gốc nó thì các bạn cũng biết đây là một quần đảo gọi là quần đảo bão tố (ý Ts Trục nói về Hoàng Sa và Trường Sa) nằm trong vùng biển khắc nghiệt, trước đây ông cha mình ra đó từ tháng Tư đến tháng Tám về thôi và chỉ có một số viên chức ở đó làm việc và phài  có sự tiếp tế hết sức đặc biệt. Đây là sự thực khách quan chúng ta không phải vì cái cảm xúc của mình, vì cái ý muốn chủ quan của mình, nếu theo cái nghĩa đó thì chúng ta mở đường cho hươu chạy, Trung Quốc họ đang muốn điều đó và họ dư sức mạnh để làm.


image025image027

Bão giật cấp 13 cách đảo Song Tử Tây 250km về phía tây bắc.


- LKT: Trong cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, trực tiếp đã và đang diễn ra giữa hai anh lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc, ai cũng đều nói rằng họ có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không, điều đó nó làm cho chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia Đài Loan, Brunei sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?


- Ts TCT: Hiện nay thực ra giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đang có sự cạnh tranh về quyền lực, và chính sự tranh chấp đó nó dẫn tới hệ lụy đối với các nước nhỏ quanh khu vực; tại sao Trung Quốc chỉ muốn độc chiếm Biển Đông là vì họ dùng Biển Đông làm cái bàn đạp để vươn lên giành cái vị trí siêu cường của Hoa Kỳ, trước sức mạnh đó Hoa Kỳ rất lo cái vị trí của mình; rõ ràng đây là cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường; chúng ta là nước nhỏ chắc chắn bị ảnh hưởng, chúng ta phải tính toán đấu tranh bảo vệ các quyền hợp pháp của mình, tôi cũng xin lưu ý rằng nếu chúng ta có cái thái độ không công bằng, có cái quan hệ nó không đứng đắn thì có thể nó gây ra xung đột mà chính chúng ta sẽ là người chịu trận.


- LKT: Hiện nay, trên dư luận thế giới đang đề xuất một giải pháp về Biển Đông, đó là Biển Đông sẽ trở thành khu vực "Biển Quốc tế", ví dụ như một học giả ở hải ngoại như Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương đã viết trên báo Văn Hóa về việc bỏ cái tên "South China Sea" đổi thành biển "Đông Nam Á", ví dụ như trên báo Văn Hóa các biên tập thường dùng danh xưng "Biển Quốc tế Đông Nam Á", ví dụ như một số các sĩ quan hải quân cao cấp Mỹ thường nói về sự hiện diện của chiến hạm Mỹ đang "đóng đô" ở vùng "Biển Quốc Tế" ... Ý kiến của Ts như thế nào?


image028

Vị trí và khoảng cách đảo Song Từ Tây và đảo Song Tử Đông cách nhau chưa đến 3km.


image030

Đảo Song Tử Tây - Song Tử Đông là hai hòn đảo nằm về phía cực bắc của quần đảo Trường Sa. Song Tử Tây cách Cam Ranh khoảng 500km, Song Tử Đông cách Manila khoảng 550km.


Ngày 8 tháng 6, 2014, tại đảo Song Tử Tây đã diễn ra cuộc giao lưu bóng chuyền giữa hai quân đội Việt Nam và Philippines. phía Phi do Đại tá phó Tư lệnh Hải quân miền Tây Palawan Carlito M. Barizo dẫn đầu, phía Việt Nam do Hải quân Đại tá Lê Xuân Thủy phó Tư lệnh Hải quân vùng 4 dẫn đầu. "Trận" giao lưu bóng chuyền này mở đường cho mối quan hệ Việt -Phi nồng ấm hơn trong vụ việc tranh chấp biển đảo. 


- Ts TCT: Tôi cho rằng nếu đặt nó trong bối cảnh quốc tế này thì yếu tố quốc tế cũng rất có ý nghĩa, bởi vì ngoài vùng biển thuộc chủ quyền tài phán theo công ước thì còn có các vùng biển thuộc lợi ích chung của tất cả các nước có biển hay không có biển và đặc biệt là lợi ích của việc tự do hàng hải hàng không trên vùng biển Đông cho nên nói rằng nó là vùng biển quốc tế cũng không hẳn là sai.


- LKT: Vâng, cuộc phỏng vấn cũng khá đủ, xin lỗi đã làm mất nhiều thì giờ của Ts, xin hẹn gặp lại và cám ơn Ts đã dành thì giờ cho báo Văn Hóa- California.


- Ts TCT: Xin cám ơn./  


* Xin đọc tiếp phần phỏng vấn diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính, diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trong số báo tới (VH).    
21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5257)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5893)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6471)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5442)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6879)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6603)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 9390)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
21 Tháng Tám 2016(Xem: 7110)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6627)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 7657)
- Wikipedia: Hiệp định Geneve 7/1954 - Các bài phỏng vấn khác.