Phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988

23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8290)

Phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988

 image002

Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường

Sa. Ảnh Văn Hóa Magazine

image004

Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa.

image006

Cầu nguyện Mẹ Biển Đông trước khi ra khơi hải hành chuyến “Hải trình 3”. Ảnh Văn Hóa Magazine.

Lời Tòa Soạn:

Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu tàu 604 đang bị chiến hạm Trung cộng bắn giết ở khu vực đảo Gạcma. Tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm vào bãi đá Côlin và bám trụ tại đó.

image008

Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà, cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ. Ảnh Văn Hóa Magazine.

LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ VanhoaMagazine tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rất may mắn được gặp vị sĩ quan này. Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạcma. Xin kính chào đại tá.

- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.

- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?

- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.

- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.

- VHL: Vâng!

- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?

- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?

- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.

- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?

- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.

- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?

- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.

- LKT: Sau đó thì ra sao ?

- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.

- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?

- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi

- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?

- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.

- LKT: Hy sinh tại chỗ?

- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.

- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?

- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...

- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...

- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?

- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.

- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?

- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.

- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?

- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.

- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?

- VHL: Vâng Vâng ...

- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?

- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.

- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?

- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.

- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 88 hay không ?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm ưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.

- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?

- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.

- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một người anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền gặp nhau trong tối hôm qua?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.

- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?

- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.

- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho một cơ quan báo chí ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.

- VHL: Vâng, không có chi ạ.

21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4929)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5545)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6117)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5132)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6497)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6178)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 8958)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6580)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6712)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6268)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.