Ht Quảng Độ nói về: “PGVN, Giáo chỉ 9, Về nguồn, Viên Lý, Chánh Lạc, Võ Văn Ái, Văn phòng 2 và tiền bạc”

15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8080)

Ht Quảng Độ nói về: “PGVN, Giáo chỉ 9, Về nguồn, Viên Lý, Chánh Lạc, Võ Văn Ái, Văn phòng 2 và tiền bạc”

image003

Lời tòa soạn: Vì lý do kỹ thuật, nội dung (nguyên văn thâu băng) cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại lão Hòa Thượng Thích Q)uảng Độ sẽ lần lượt đăng vào các số báo tới. (VH)

++++++++++++++++++

Phỏng vấn Việt Kiều Ucraina trong chuyến đi Trường Sa

Nguyễn Sỹ Tuyên: “Ukraina, dân chúng nổi dậy từ khát vọng”

 image005

Ông Tuyên Nguyễn, cư dân Ukraina đang trả lời cuộc phỏng vấn chớp nhoáng trên đảo Song Tử Tây. Ảnh Văn Hóa Magazine

*

Hôm nay là ngày 20-04-2014, trong bữa cơm trưa tại đảo Song Tử Tây do Bộ Tư Lệnh Hải quân VN và Ban chỉ huy đảo Song Tử Tây đãi; bữa ăn quá sức “sang trọng” và không thể tưởng tượng được đối với một hòn đảo cách xa đất liền non ngàn cây số: bia 33, gà luộc, bò xào, canh bí đao, lại có cả cầy tơ! Ngồi quây quần bàn ăn, chúng tôi trò chuyện với người bạn bên cạnh; ông cho biết ông đang sống ở một vùng đất sôi bỏng nhất thế giới hiện nay: Ukraina. Anh Nguyễn Sỹ Tuyên, một thành viên trong cộng đồng người Việt ở Ukraina cùng đi chuyến “Hải Trình 3 Trường Sa”. Dưới đây là cuộc phỏng vấn chớp nhoáng:

- Lý Kiến Trúc: Chào anh, anh có thể cho biết quý danh và nơi mà anh đang sinh sống được không?

- Tuyên Nguyễn: Tôi tên là Nguyễn Sỹ Tuyên. Tôi đến từ Cộng Hòa U-crai-na, nơi mà mọi người đang chứng kiến qua Ti-vi những cảnh khói lửa, cảnh bắn nhau, rồi xe tăng chạy, phi đạn lôi, nhưng mà thực tế tôi có một điều mà mãi tôi mới được tận mắt chứng kiến là cái quãng trường bên ngoài Maidan, tức là cuộc biểu tình để đòi một thể chế về dân chủ đối với nước Ukraina và thoát ra khỏi cái bóng hậu Xô Viết. Thì đấy là nguyện ước vọng của phần đông dân chúng. Cuộc cách mạng Maidan này thật sự là thành quả của nhân dân Ukraina, và đây không phải do một nhóm người cực đoan hay một nhóm nổi loạn hay phát xít như chúng ta thường thấy trên hệ thống truyền hình của Nga chẳng hạn. Đây là khát vọng của rất nhiều triệu người dân U-crai-na, trong đó có tôi. Và tình hình xảy ra ở U-crai-na chỉ diễn ra trong vòng 3km vuông ở trung tâm mà thôi.Việc hàng triệu người được tổ chức biểu tình ở trong một quảng trường bé như vậy, tổ chức rất là tốt, không có một hiện tượng cửa hàng bị đập phá hay là người dân nói tiếng Nga bị thanh trừng hay bị đe dọa. Bản thân tôi cũng nói tiếng Nga, cả thành phố Kiev cũng đều nói bằng tiếng Nga, không có vấn đề gì cả. Vấn đề ngôn ngữ chỉ do các chính khách dựng nên và thổi phồng lên mà thôi. Không có một trường hợp nào bị phân biệt chủng tộc là anh nói tiếng Nga hay tiếng U-crai-na mà bị đè nén cả. Con cái tôi hiện nay vẫn đi học, vẫn học cả song ngữ tiếng Nga và tiếng U-crai-na, không có sự phân biệt nào ở đây cả.

- Lý Kiến Trúc: Thưa anh, anh đã ở Kiev bao nhiêu năm rồi?

- Tuyên Nguyễn: Tôi ở hơn hai chục năm rồi.

- Lý Kiến Trúc: Anh làm gì bên đó? Anh có thể cho biết được không?

- Tuyên Nguyễn: - Tôi kinh doanh, tôi nhập khẩu hàng từ Việt Nam, Thái Lan sang rồi tôi bán cho thị trường U-crai-na.

- Lý Kiến Trúc: Theo anh cuộc cách mạng vừa rồi là một hình thái cách mạng hay một cuộc lật đổ đảo chánh ông tổng thống?

- Tuyên Nguyễn: Theo tôi thì nó là một cuộc cách mạng thật sự, không phải là nổi loạn. Bởi vì nổi loạn chỉ do một nhóm người cực đoan mà thôi. Mà đây là sự ủng hộ của gần như hầu hết toàn bộ dân chúng, trong đó có cả dân chúng của vùng miền Đông, nơi ủng hộ ông tổng thống cũ. Vì sao? Không phải vì lý do người ta theo Nga hay theo Châu Âu ở đây, nó chỉ là một cái cớ và là một giọt nước làm tràn ly mà thôi. Cuộc biểu tình này là do người dân quá phẫn nộ với chính quyền quá tham nhũng và cướp bóc thật sự theo nghĩa đen. Đầu tiên người ta nổi dậy theo cách ôn hòa thôi, thế nhưng chính quyền đã dùng vũ lực để tấn công người biểu tình, nên lúc đấy nó mới bùng phát lên. Thế còn biểu tình ở Maidan diễn ra rất ôn hòa, không hề có sự đánh đấm hay cãi lộn, vệ sinh rất là sạch sẽ và tổ chức rất là tốt.

- Lý Kiến Trúc: Anh cho rằng việc lật đổ Tổng thống Yanukovych là do chính quyền của ông ta quá tham nhũng hay sao?

- Tuyên Nguyễn: Đấy là do sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền cũ của ông Yanukovych quá tàn bạo và độc đoán theo kiểu gia đình trị, thâu tóm tất cả tài sản, tiền bạc. Ngân khố hiện nay đang trống rỗng bởi vì đã bị ăn cắp gần hết.

- Lý Kiến Trúc: Ảnh hưởng của nước Nga đối với Ukraina như thế nào?

- Tuyên Nguyễn: Ảnh hưởng rất là lớn vì nước Nga là một nước rất lớn, ngay cạnh hàng xóm. Họ rất nuối tiếc cái thời Liên Xô hùng mạnh của họ ngày xưa và họ muốn giữ lại UKraina là một nước then chốt nhất trong khối sau Xô Viết. Mất UKraina là họ gần như mất tất cả bởi vì họ có lý do để lo lắng rằng một ngày đẹp trời NATO tiến sát vào gần biên giới của họ. Và việc họ phải cản trở tiến trình dân chủ hóa ở UKraina là điều dễ hiểu.

- Lý Kiến Trúc: Trong tình hình hiện nay có sự tranh chấp giữa khối Liên hiệp Âu Châu và Nga trong lúc Nga đã chiếm hẳn đảo Crimea, như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Ukraina?

- Tuyên Nguyễn: Về bán đảo Crưm thì trong lịch sử, trước đây, Nga có nói lý do thu hồi lại bởi vì nó đã thuộc về Nga và rất nhiều người ủng hộ điều đó. Thế nhưng theo cá nhân tôi và một phần văn minh còn lại của thế giới thì phản đối chuyện chiếm Crưm này. Bởi vì Crưm, trên thực tế đã được các hiệp định quốc tế quy định, đặc biệt là biên bản ghi nhớ của Budapest năm 1994, rồi các hiệp định giữa Nga và Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, thì Crưm thuộc về Ukraina. Lịch sử bán đảo Crưm có 171 năm thuộc về Nga, vấn đề thời gian ở đây ở quan trọng gì không nếu như Crưm đã thuộc về Ukraina 60 năm? Và trước kia Nga cũng đã thuộc về đế quốc Phổ, rồi đế quốc Hy Lạp mấy trăm năm, vậy thời gian đấy là gì? Chúng ta phải xét điều gì ở đây? Luật pháp, tình, hay lý? Người Nga nói rằng Crưm phải thuộc về Nga là không đúng, vì bản đồ Châu Âu đã được vẽ đi vẽ lại rất nhiều lần, có rất nhiều vùng đất thuộc về Liên Bang Nga hiện nay thì trước đây thuộc về Ba Lan, Hungary; ví dụ như vùng Karelia của Phần Lan do Liên Xô chiếm đóng trong Thế Chiến thứ 2, rồi đảo Kuril của Nhật Bản chẳng hạn, Liên Xô cũng chiếm lại. Vậy thì bây giờ, thế giới lại bị đảo lộn lại, hệ thống pháp lý mà người ta đã rất dày công xây dựng lại sau Thế Chiến thứ 2 bây giờ bị đảo lộn; cái giá trị của luật pháp hóa ra chỉ thuộc về những kẻ mạnh thôi sao? Đó là một câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời.

- Lý Kiến Trúc: Theo anh, là một người Việt Nam đã sống ở Kiev hơn 20 năm, nên trả lại Crimea cho Ukraina hay Crimea trả lại cho Nga?

- Tuyên Nguyễn: Theo tôi, với tư cách của một người dân ở Kiev, dĩ nhiên là tôi muốn đòi hỏi lại Crưm cho Ukraina, nhưng, cái vị trí đấy quá chiến lược đối với người Nga. Và người ta bằng mọi giá, kể cả cái giá cao nhất để chiếm lại, thì tôi nghĩ đấy cũng là một điều dễ hiểu. Vì đó là lối thông duy nhất của Nga qua cảng Sevastopol và vị trí rất chiến lược đối với họ. Còn xét về mặt pháp lý quốc tế, thì việc chiếm đóng Crưm là một điều không hợp pháp.

- Lý Kiến Trúc: Tương lai, nếu có vẽ lại bản đồ của Ukraina và Crimea như thế thì anh thấy dân chúng Ukraina có phản ứng hay băn khoăn như thế nào về việc Nga vừa chiếm đóng vừa rồi?

- Tuyên Nguyễn: Khi Crưm bị chiếm đóng trong lúc rối ren, cách mạng vừa thành công và chính phủ lâm thời vừa được thành lập, thì người Nga nhảy vào chiếm đóng bán đảo Crưm; phần đông người Ukraina, cũng giống như người dân của bất kỳ dân tộc nào khi mà lãnh thổ bị chiếm đóng, thì người ta rất đau lòng. Thế nhưng có lẽ cái nỗi đau đó cảm giác không lớn lắm, cũng bởi vì trước nay Crưm cũng đã đem lại rất nhiều phiền toái cho Ukraina, lúc thì đòi độc lập, lúc thì đòi tự trị, v.v... Thực tế thì bán đảo Crưm phụ thuộc rất nhiều vào Ukraina, vì 90% lượng nước ngọt, 70-80% lượng điện và khí đốt là do Ukraina cung cấp. Và đường bộ, đường sắt đi vào Nga hiện nay cũng chỉ phải đi qua Ukraina mà thôi. Nếu mà sát nhập vào Nga thì phía trước họ sẽ có rất nhiều khó khăn vì phải xây một cái cầu ở phía Nam sẽ rất khó khăn và tốn kém trong tương lai rất xa.
 image007

Quả bàng vuông, một loại cây đặc biệt chỉ có trên đảo Song Tử Tây. Ảnh Văn Hóa Magazine
 image009

Cây Phong ba Bão táp trên đảo Song Tử Tây. Ảnh Văn Hóa Magazine

image011

Ốc càng Trường Sa.

- Lý Kiến Trúc: Thưa anh, sau một thời gian dài anh sống ở Ukraina, anh nhận thấy dân chúng ở Ukraina có khuynh hướng ngả theo Âu Châu hay ngả theo Nga trở lại?

- Tuyên Nguyễn: Trước đây thì dân ở Ukraina tương đối bị chia rẽ, bởi vấn đề Đông-Tây lãnh thổ, lịch sử họ để lại, miền Đông có rất nhiều người gốc Nga cư trú, miền Tây lại theo xu hướng chống lại sự xâm lược của Nga hay Ba Lan. Vì họ từng thuộc về các đế quốc khác nhau như đế quốc Phổ, đế quốc Ba Lan, đế quốc Nga v.v... trong lịch sử rất đau thương. Người ta mới được độc lập cách đây hai chục năm thôi nên khát khao về hòa bình của họ rất lớn. Thứ hai là khát vọng về một thể chế dân chủ giống như Châu Âu là một điều chính đáng. Bởi theo Châu Âu không có nghĩa là Châu Âu sẽ cho tiền anh để anh sống, mà theo họ nghĩa là theo một thể chế văn minh hơn. Theo tiêu chuẩn văn minh của Châu Âu khác hẳn với cách quản lý nhà nước theo hậu Xô Viết như nước Nga hiện nay. Ví dụ như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do buôn bán...Ở Ukraina hiện nay, tôi khẳng định tự do phát triển hơn nước Nga, ví dụ như báo chí đối lập, các đảng đối lập ở Ukraina phát triển rất công bằng.

- Lý Kiến Trúc: Với cái nhìn thông thoáng của anh như vậy, thì anh nhìn về Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Tuyên Nguyễn: Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta nên duy trì sự hòa bình, ổn định để phát triển. Bởi với điều kiện của đất nước chúng ta hiện nay, rất cần sự hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế. Tuy nhiên tôi cũng có hi vọng mong muốn người dân Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn trong việc kiểm soát, điều hành đất nước, được đóng góp vai trò lớn hơn. Và tôi cũng rất ủng hộ một Việt Nam hòa bình, ổn định, để phát triển cùng với các nước khác trong khu vực

- Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn anh, chúc anh luôn mạnh khỏe./

+++++++++++++++++++

LKT Phỏng vấn Đại Úy Chính trị viên Hạo Tuấn trên đảo LenĐao

Hôm nay là ngày 22-04-2014, chúng tôi đang đứng trên cứ điểm đảo Len Đao. Gọi là cứ điểm vì toàn bộ hòn đảo và con người sống ở đây đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. LenĐao đi vào lịch sử cùng với trận Gạcma năm 1988. Cụm đảo LenĐao, Gạccma, LinCôn nổi lên như 3 cạnh của một hình tam giác. Về phương diện quân sự, cụm đảo này là một tập hợp tiền đồn canh giữ, quan sát thoáng rộng vùng biển phía nam quần đảo Trường Sa.

LenĐao cách đảo Sinh Tồn về phía Đông Nam khoảng 6,5 hải lý; cách CôLin về phía Đông 6,4 hải lý, cách GạcMa về phía Đông Bắc 5,5 hải lý. Trong tình hình hiện nay, LenĐao lại càng trở nên xung yếu. Khi thủy triều xuống, LenĐao nổi lên sừng sững giữa biển khơi. Những người lính trấn thủ 26 năm ở đây bồng bềnh như vận nước xuống lên.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Đại úy Chính trị viên, linh hồn của đảo LenĐao. (LKT)

image015

- Lý Kiến Trúc: Xin anh có thể cho biết quý danh của anh được không?

- Em tên là Hạo Tuấn, chính trị viên đảo Len Đao.

- Lý Kiến Trúc: Anh là chính trị viên của đảo Len Đao? Cấp bậc của anh là gì?

- Hạo Tuấn: Cháu là Đại úy ạ.

- Lý Kiến Trúc: À! Thưa Đại Úy, Đại Úy năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?

- Hạo Tuấn: Năm nay được 36 tuổi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy có gia đình chưa?

- Hạo Tuấn: Cháu có rồi ạ.

- Lý Kiến Trúc: Gia đình được mấy cháu?

- Hạo Tuấn: Cháu được 2 ạ.

- Lý Kiến Trúc: 2 cháu?

- Hạo Tuấn: Vâng!

image017

Hằng đêm vợ con trên đầu giường. Ảnh Văn Hóa

image019

Súng phòng không bên cạnh những chậu rau xanh, chất tươi của những người lính trẻ chiến đấu bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải” LenĐao. Ảnh Văn Hóa

 

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy đã đóng quân ở đảo Len Đao này bao nhiêu lâu rồi?

 

- Hạo Tuấn: Cũng được hơn 1 năm rồi ạ.

 

- Lý Kiến Trúc: Trong thời gian đó có bao giờ được về phép không?

 

- Hạo Tuấn: Nói chung là được gia đình động viên rất nhiều. Do là thứ nhất là về nhiệm vụ, cháu ra đây, đã hứa với gia đình là sẽ hoàn thành nhiệm vụ, gia đình cũng nhất trí, thời gian được về không quan trọng, trước mắt là tính làm sao phải hoàn thành được nhiệm vụ.

 

- Lý Kiến Trúc: Nhiệm vụ chính của Đại Úy là gì ?

 

- Hạo Tuấn: Dạ?

image021

Có bao nhiêu món quà tình nghĩa từ đất liền gởi đến LenĐao? Ảnh Văn Hóa

 

- Lý Kiến Trúc: Nhiệm vụ chính của Đại Úy là gì?

 

- Hạo Tuấn: Dạ xin lỗi cái này thì...

(Trong lúc Lý Kiến Trúc đang thực hiện cuộc phỏng vấn thì có mấy phóng viên nhà nước bu lại phía sau và ra hiệu cho Đại úy Chính trị viên đứng nói nữa!)

 

- Lý Kiến Trúc: Đại Úy cứ nói tự nhiên, miễn không lộ bí mật thôi... Là thế này, vì cứ điểm Len Đao này là một nhân chứng trong trận chiến GạcMa năm 1988, cho nên chúng tôi nghĩ nhiệm vụ chính của Đại Úy là một nhiệm vụ khá quan trọng trong vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.... À đồng chí có điều gì muốn gửi gắm đến các đồng bào đang ở đất liền không ?

 

- Hạo Tuấn: Tôi cũng xin gửi đến toàn thể đồng bào và nhân dân cả nước cũng như kiều bào của chúng ta là hãy cứ yên tâm, chúng tôi ngoài này luôn luôn chắc tay súng để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

 

Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn Đại úy./

21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4915)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5531)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6104)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5120)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6484)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6161)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 8940)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6565)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6695)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6256)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.